Chúng ta quá quen với câu hỏi vô cảm, có phần móc máy này khi chúng ta đang vươn ngực đứng trước hàng rào cảnh sát và an ninh dày dặc. Khi mà muốn thể hiện được lòng yêu nước cái giá mà chúng ta phải đánh đổi là bị bắt bất cứ lúc nào.
Đi thế này đòi hay không chưa biết, nhưng chắc chắn một điều là kẻ thù xâm lược đã phải tạm ngừng hành động gây hấn để nghe ngóng thái độ và phản ứng của chúng ta. Dã tâm thôn tính lãnh thổ của chúng ta của quân xâm lược không bao giờ chấm dứt, khi chúng ta lơ là, thiếu cảnh giác, ngây thơ tin vào lòng hảo tâm của chúng. Thì đấy chính là cơ hội để dã tâm chúng biến thành hành động. Điều này thì sự thực diễn ra đã chứng minh rõ ràng. Không cần thiết nói nhiều.
Nếu chúng ta biểu tình thế này, Trung Quốc huy động người của nó đông gấp 5 lần ta cũng biểu tình thì sao.?
- Cho biểu tình đông gấp 50 lần đi, đố chúng nó dám. Trung Quốc có Thiên An Môn, có Nobel Văn Chương Cao Hành Kiện, Nobel Hòa Bình Lưu Hiểu Ba, có Ngải Vị Vị, có một giáo hội đang bị chính quyền o ép tách khỏi ảnh hưởng của Vatican, có Tân Cương, Tây Tạng...có hàng hà đa số mối nguy cơ bất ổn . Trung Quốc leo thang gì chứ leo thang biểu tình với Việt Nam thì chỉ có chính quyền chuyên chế Trung Quốc phải ôm hận trước.
Trung Quốc mạnh thế, sợ gì nhúm người Việt Nam biểu tình, Trung Quốc có vũ khí hiện đại, có tiềm năng quân sự hùng hậu. Trung Quốc sợ gì , biểu tình thế khiến họ ức, họ lại làm mạnh thêm chứ được gì ?
- Trung Quốc không những sợ nhúm người Việt Nam biểu tình, mà còn quá sợ nữa là đàng khác. Đừng nói chuyện tiềm lực quân sự ở đây. So với Mỹ có B52, bom nguyên tử vũ khí tối tân đứng đầu thế giới của những năm 60 thế kỷ trước thì Việt Nam còn chưa ngại, ba cái hàng Tàu ghẻ đã phải lo gì.
Muốn biết rõ thì nghe chuyện nhà Sản trong Đại Vệ Chí Dị
Nhà Sản từ khi nắm triều chính nước Vệ. chiến tranh liên miên với các cường quốc quân sự trên thế giới. Đánh nhau nhiều đến nỗi thành quen. Cứ mỗi lần đánh nước này, thì nước khác lại tiếp vũ khí, của cải cho người Vệ chiến đấu với nước kia. Mấy chục năm ròng người Vệ không cần lo làm ăn , buôn bán chỉ có mỗi việc nhận lương thực và vũ khí của bên ngoài mà đi chinh chiến. Do đó vào thời kỳ tạm gọi là thanh bình của nước Vệ, quan quân nhà Sản vốn quen chiến trường, giờ gặp thương trường thành ngớ ngẩn, không biết xoay sở. Rút cục là chỉ đi vay nợ và bán tài nguyên, ngân sách thâm thủng, tài nguyên cạn kiệt.
Nước Tề bấy lâu nay vẫn có bụng dòm ngó nước Vệ, thấy Vệ suy, bèn đóng hàng loạt chiến thuyền dong ra biển Vệ tung hoành thu thuế ngư dân, khai thác tài nguyên, khoáng sản ở vùng lãnh hải của Vệ. Một mặt Tề Bá Vương vẫn thắt chặt quan hệ với các quan lại nhà Sản, tạo cho họ những nguồn lợi và bảo đảm chức tước.
Tưởng thế là thâu tóm được nước Vệ, quân Tề ngày càng bạo ngược.
Mùa Hạ năm Tân Mão, triều nhà Sản thứ 66. Dân Vệ nổi lên biểu tình phản đối gay gắt hành vi bá đạo của Tề.
Nhà Tề mới họp lại bàn. Có quan nói
- Một dúm người Vệ con con đó được cái chi,người của ta bên đó giữ chức vụ cao trong triều còn đầy. Nước Vệ không dám kháng cự đâu.
Quan khác tâu
- Thưa đại vương, nước Vệ cạn kiện, vũ khí hoen rỉ, quân lính chểnh mạng, quan lại hoang đàng, dân tình bạc nhược. Dẫu đám phản đối đó có đông gấp mấy đi nữa cũng chả khiến Vệ khác đi được. Chúng ta cứ vậy mà tiến thôi.
Triều nhà Tề bàn đang bàn đến đó, bỗng có một vị quan già phụng sự mấy đời triều nhà Tề từ thời Tề Đặng Vương đến nay e hèm một cái. Mọi người ngoảnh lại, vị quan đó lên tiếng.
- Một nhúm người đó là mầm đại họa cho nhà Tề, không những có thể ngăn Tề ta chiếm được đất của Vệ, mà còn làm nước Tề suy sụp.
Vua quan nhà Tề ngạc nhiên nhìn lão tướng già, Tề Bá Vương hỏi.
- Khanh nói rõ xem nào.
Vị quan già bước ra giữa sân chầu, vái lạy Vương và các quần thần. Sau đó nói một hơi dài.
- Thưa đại vương, dưới triều nhà Sản, nước Vệ chỉ biết có nghề chinh chiến. Mỗi lần họ đánh trận như chúng ta biết thì họ được nước khác viện trợ đầy đủ từ cái kim sợi chỉ đến chiến xa, hạm thuyền. Ngay nước Tề ta cũng cung cấp cho họ để họ đánh Cờ Hoa. Phú Lãng Sa. Sau này họ lại được Bạch Mao tiếp viện để đánh nước Cam. Nói tóm lại một điều nước Vệ chính chiến với tất cả những cường quốc trên thiên hạ. Khi họ đánh trận thì yếu tố vũ khí, lương thực....họ không hoàn toàn phải lo, bởi cường quốc khác đứng đằng sau lo cho họ. Chuyện Tề và Vệ có chinh chiến so đo về tiềm lực không biết được ai hơn ai. Cho nên điều quan trọng nhất là phải ngăn người Vệ vốn là nước phên dậu che chắc cho ta đừng trở thành tiền đồn của kẻ khác.
Bấy lâu chúng ta vẫn dùng tiền bạc can thiệp để gây dựng những nhân tố của chúng ta trong triều Vệ. Những người này giúp chúng ta đưa Vệ đi đúng bổn phận là chư hầu, phên dậu cho nước Tề. Ngoài ra còn chăn dắt,định hướng cho dân Vệ thuần phục, mến yêu nước Tề qua những loại hình văn hóa Tề tràn ngập đời sống Vệ hàng ngày. Bộ phận chiến tranh tâm lý của Tề ta trong mấy chục năm qua cũng đạt nhiều thành công lớn, khiến cho bọn Vệ giờ trở nên ích kỷ, độc ác, trành giành, xâu xé nhau chỉ nghĩ đến sao cho hưởng thụ được cá nhân mình. Trong cuộc tấn công toàn diện núp dưới 16 chữ vàng, về kinh tế ta đã khống chế hoàn toàn nước Vệ, về nhân sự cũng có nhiều khả quan, về tinh thần văn hóa hầu như đã làm tê liệt ý chí người Vệ, thế nhưng dù quân sự ta mạnh hơn Vệ nhiều lần, chúng ta cũng cần phải đắn đo.
Như thần đã nói trên, người Vệ dưới sự chuyên chính của nhà Sản, nếu quyết chiến thì bất lợi cho Tề vô vùng. Nay nước Tề ta hùng mạnh, các nước trong thiên hạ ganh ghét. Nếu Tề, Vệ có giao tranh. Chắc hẳn các nước sẽ xúm vào viện trợ vũ khí tối tân cho Vệ, tiếp tế nguồn lương thảo. Nước Tề quen nghề xông pha tuyến đầu từ trước đến nay, giờ lúc tiền của ngân khố hết, nguy cơ mất lãnh thổ, như dồn đến đường cùng, lẽ nào họ không quay lại nghề cũ nhận của cải từ nước khác mà giao tranh với ta. Về địa lý Vệ gần với ta, đã giao tranh là phải kéo dài liên miên. Nước Tề tập trung đối phó với Vệ cũng thực ra là đối phó với nhiều nước thù ghét Tề hậu thuẫn đằng sau cho Vệ. Vô hình chung ta chiến đấu với Vệ, còn các nước khác rảnh rang phát triền. Sau chiến tranh thắng thua thế nào thì nước Tề cũng bị ảnh hưởng, không theo kịp các nước khác, chưa nói đến là sa lầy.
Nay nước Vệ đang bạc nhược về tinh thần, vua tôi mỗi người một ý, đó là công lớn của bộ tuyên huấn chúng ta trong suốt mấy chục năm hợp tác toàn diện với Vệ. Tiền của tiêu hao không biết bao nhiêu mới khiến người Vệ khiếp nhược chinh chiến như vậy. Bỗng dưng có đám Vệ nổi lên, dẫu chỉ vài trăm mống, nhưng cũng là cái họa, bởi nó là ngọn lửa khêu gợi tinh thần dân tộc, quyết chiến đến cùng. Nếu ảnh hưởng ngày càng to sẽ gây khó khăn cho những nhân sự mà chúng ta cấy trong triều Vệ khi can thiệp vào đường lối nước Vệ vào những quyết sách có lợi cho nước Tề ta. Nếu dẫn đến dân vua tôi nhà Vệ đồng lòng sát cánh chiến đấu với ta, thì bao nhiêu kế hoạch diễn biến trong lòng địch của chúng ta từ trước đến nay thành phá sản.
Mà nếu như xảy ra giao tranh Vệ và Tề, thì thần cũng đã nói rõ lúc trước. Mong đại vương và triều thần nghe cho vài lời.Triều đình Tề xôn xao, ai cũng nhận thấy lời lão tướng già nói có lý. Thống nhất bàn bạc xong, Tề Bá Vương quyết sách rằng.
- Phải khai thác tối đa những thuận lợi mà chúng ta đang có.Triệt để những tư tưởng , mầm mống gay gắt với Tề đang diễn ra tại nước Vệ.Nay chỉ dụ gấp cho tay chân ta trong triều Vệ ngăn chặn các cuộc biểu tình , điều tra cô lập và làm vô hiệu hóa những đối tượng chủ chốt có ảnh hưởng trong đám tuần hành, hạn chế đưa tin hoạt động của Tề ngoài khơi nước Vệ. Mặt khác đưa đoàn phái bộ sang để ve vãn triều thần Tề, khi đoàn phái bộ sang, các tay trong phải phối hợp chặt chẽ với phái bộ, tuyên truyền rằng Tề ta không có bụng dạ nào ngoài ý tốt muốn giao hảo với Vệ chư hầu. Mặt khác phải tập chung tập luyện hải quân,,nhân lúc Vệ chủ quan đánh một trận tiêu diệt nhanh gọn như hồi Mậu Thìn, chiếm gữ và xây dựng các căn cứ lâu dài kiên cố. Đưa chúng vào thế đã rồi, lúc đó ta phủ dụ vỗ về triều Tề rằng đằng nào cũng đã xong rồi, giờ chỉ còn hợp tác hữu hảo để cùng nhau phát triển. Vừa mua chuộc bọn quan lại, vừa ký kết vài hiệp định thương mại đầu tư tạo công ăn việc làm cho dân chúng. Đến lúc đó thì Vệ còn bụng đâu mà làm được điều gì nữa.
Tề Bá Vương bãi triều
Mùa Hạ năm đó, phái bộ nhà Tề sang Vệ bàn chuyện hữu nghị, hòa bình, không gây căng thẳng
Nước Vệ bớt đưa tin về biển khơi
Các tỉnh thành công sai ra sức gắt gao trấn áp những người Vệ biểu tình phản đối Tề.
Duy ở kinh đô còn le lói mấy mống kiên trì khơi dậy tinh thần cảnh giác âm mưu của Tề.
Dân Vệ vẫn hỏi móc máy nhau rằng, việc lớn có triều đình lo, mắc mớ gì đi biểu tình như thế, thừa cơm để nhiễu sự à ?
Than ôi, phải có nhiều kẻ hỏi dã tâm như vậy, mới sáng tỏ bản chất của người Vệ dưới triều nhà Sản là vậy.
Mỗ là phường lêu lổng, vô học, mạt hạng trong thiên hạ, sống bám vào gia đình, sinh ra nhàn rỗi chép lại những chuyện này cho đời Vệ sau nếu có, biết được đôi phần.
Nguon : NGUOIBUONGIO
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét