TS Nguyễn Quang A tay giơ một chiếc điện thoại Made in China và khẳng định giờ đây hàng TQ tràn lan khắp hàng cùng ngõ hẻm, "Đó không phải là hàng Made in China đúng nghĩa mà có thể là made in Thẩm Quyến hay Quảng Đông gì đó- ông nói.
TS Nguyễn Quang A không giải thích vì sao mua chiếc điện thoại Tàu phẩm cấp kém và nhái nhãn hiệu đó, có lẽ, ông muốn mang đến một ví dụ gần nhất với người Việt. Từ lâu, Việt Nam đã là một quốc gia phát triển về viễn thông với số đầu máy điện thoại tăng lên hàng tháng. Trong rổ hàng hóa tính CPI, viễn thông cũng là loại hàng hóa duy nhất có chỉ số tăng dưới 0.
TS A phát biểu trong một buổi tọa đàm về hàng Việt, nhân dịp 2 năm thực hiện chỉ thị của Bộ Chính trị kêu gọi người Việt Nam dùng hàng Việt Nam do báo Đại Đoàn Kết tổ chức sáng nay 28-7.
Ông A, người liên tục xuống đường trong các cuộc biểu tình chống Trung Quốc gần đây cẩn thận nói rõ những số liệu mà ông trình bày là số liệu "chính thức của Tổng cục Thống kê".
"Chẳng hạn một mặt hàng là điện thoại, từ samsung, Nokia, Ipad, Iphone. Tất cả đều Made in China.
40% điện thoại trên thế giới là hàng TQ, nhưng hàng TQ ở Việt Nam là hàng TQ Thẩm quyến, chứ không phải hàng sản xuất tại TQ đúng nghĩa. Và dù bất kể đó là hàng gì, nó đều được thể hiện trong các báo cáo thống kê là "Hàng Trung Quốc".
Theo các số liệu từ chính Tổng cục thống kê cơ cấu nhập "hàng Trung Quốc" gồm 3 loại chính: Máy móc thiết bị. Nguyên nhiên liệu. Và hàng tiêu dùng.
Theo các số liệu từ chính Tổng cục thống kê cơ cấu nhập "hàng Trung Quốc" gồm 3 loại chính: Máy móc thiết bị. Nguyên nhiên liệu. Và hàng tiêu dùng.
Trong giai đoạn từ 1996 đến nay, máy móc thiết bị, chiếm 60% tổng nhập khẩu và trong năm 2009 là gần 70%. Nguyên nhiên liệu chiếm khoảng 25%. Và Hàng tiêu dùng, giai đoạn đầu chỉ 10%, đang có khuynh hướng giảm dần xuống 7-8%. "Những con số thống kê cho thấy lượng hàng tiêu dùng nhập khẩu tương không nhiều và đang chứng tỏ sự nhất quán của Chính phủ trong việc theo đuổi chính sách hàng nhập khẩu: Nhập rất nhiều tư liệu sản xuất, nguyên vật liệu để sản xuất hàng hóa và tiêu dùng tại VN". Con số này chứng minh chính sách này vẫn liên tục được thực hiện và theo TS Nguyễn Quang A "Đây là một chính sách sai lầm". "Nhập siêu quá cao chính là minh chứng cho sự sai lầm của chính sách này"- ông nhấn mạnh.
Riêng đối với TQ, từ 2007 đến 4 tháng đầu năm 2011, Việt Nam đã phải bỏ ra từ 12,7 tỷ- 15,4 tỷ USD để nhập hàng tiêu dùng. Chỉ trong 4 tháng đầu năm 2011, khi Chính phủ siết chặt nhập khẩu, con số nhập siêu từ TQ cũng vẫn ở mức 7 tỷ USD. Trong số này, chủ yếu là Hóa chất, Linh kiện điện tử, tivi, máy tính; Máy móc phụ tùng; Phân bón; Sắt thép và Xăng dầu. (Nếu làm một phép chia, thì cơ cấu hàng nhập khẩu như sau: Hóa chất: 2,52%; Điện tử: 3,81% lên tới 8,41%; Máy móc từ 6,52% lên 23,4%; Phân bón 3-4%; Sắt thép 13-15%; Vải 10-11%; Xăng dầu 3-5%). 13-15%. "
Mang tiếng là nhập nguyên liệu để sản xuất, nhưng thực chất sắt thép, điện tử linh kiện hầu hết tiêu thụ trong nước. Nó như một thứ hàng tiêu dùng"- TS Nguyễn Quang A nói "Nếu nguyên vật liệu này chuyển thành hàng tiêu dùng thì tỷ lệ hàng tiêu dùng nhập sẽ rất lớn".
Chúng ta đang nhập những gì?", Ông đặt câu hỏi. "Sản phẩm từ sữa, trứng chim...4 tháng đầu năm 2010 chiếm tới 1,7 tỷ USD. 4 tháng đầu năm2011 đã tăng lên 1,95 tỷ. Bản thân mặt hàng rau, dầu mỡ động vật cũng 100 triệu USD. Chúng ta nhập gì nữa? Trăm thứ bà rằn. Từ ô tô cho đến cây tăm, miếng giẻ rửa bát.
Chỉ tính số liệu chính thức cũng đã cho thấy Tỷ lệ hàng tiêu dùng nhập từ TQ lên tới 27,4%, so với mức trung bình với các nước khác là 7-8%, tăng gấp 3-4 lần.
Chỉ tính số liệu chính thức cũng đã cho thấy Tỷ lệ hàng tiêu dùng nhập từ TQ lên tới 27,4%, so với mức trung bình với các nước khác là 7-8%, tăng gấp 3-4 lần.
Nhưng số liệu chính thức hoàn toàn không phải là con số chính thức, không đúng với thực tế, bởi nhập khẩu tiểu ngạch không ai tính toán được, và cũng không có ai tính toán.
Đang rõ rệt có một sự lệ thuộc, một sự lệ thuộc mang tính nhược tiểu.
Đang có một thứ mạng nhện răng mắc khắp nền kinh tế, một chiếc mạng nhện trói chặt sản xuất khiến nó mất khả năng cạnh tranh ngay trong bữa cơm, ngay trên giường ngủ.
Nguồn : ĐAOTUẤN
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét