Chào mừng bạn đến với blog ĐỌC & SUY NGẪM .

21 thg 4, 2010

Nguyên nhân gẫy nhịp 73 - 74 cầu Thanh Trì dưới con mắt của cưu thanh tra

Lúc 12h trưa 18/4, 4 thanh dầm trong 1 nhịp cầu cạn Pháp Vân (thuộc dự án đường Vành đai 3-Hà Nội) bất ngờ sụp đổ, gây ra tiếng động kinh hoàng, hậu quả: 3 trong 4 chiếc dầm rơi sập xuống đã bị gẫy và vỡ.

Dấu hiệu cho thấy thanh dầm bị dồn trong lực oằn sập xuống chứ không phải do bị tụt vì hụt...

Tại hiện trường, 3 trong 4 thanh dầm rơi bị gãy nối 2 trụ 73, 74, dầm có chiều dài 33m, cao 1,65m, rộng 65 cm thuộc làn bên trái. Mỗi thanh dầm theo thiết kế nặng 60 tấn. Các dầm này được lao xong vào tháng 12/2009 và trước khi lao đã được nghiệm thu. Giá trị 4 dầm này vào khoảng 600 triệu đồng.

Công ty cầu 7 Thăng Long ( nhà thầu phụ ) và đại diện nhà thầu thi công - liên danh Tổng công ty xây dựng cầu Thăng Long- Sumitomo-Nhật Bản ( là nhà thầu chính ) của dự án đầu tư này…

Xin mở ngoặc thêm về dự án đầu tư Thanh Trì-Pháp Vân: vì sao phía Việt Nam lại là nhà thầu phụ. Người viết bài này đã được đi dự một đợt tập huấn về Luật Đấu thầu do Bộ Kế hoạch Đầu tư mở, tại cuộc tập huấn này, đại diện của Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã đưa ra làm ví dụ về vụ đấu thầu quốc tế về dự án cầu Thanh Trì này; Các nhà thầu Việt Nam đã thua, đành phải chấp nhận làm thầu phụ do những dích dắc về xảo thuật đấu thấu.

Trong Nghị định thư Thủ tướng Việt Nam và Thủ tướng Nhật Bản ký cho vay theo hình thức ODA để xây dựng cây cầu này có lèo vào một câu: Cầu phải được tổ chức thi công theo hình thức đấu thầu quốc tế rộng rãi và chia thành 2 gói.

Thấy trong văn bản ghi điều đó, phía các chuyên gia đấu thầu Việt Nam không hiểu “ mô tê răng rứa” chi: tại sao Nhật Bản lại nhiêu khê ghi là 2 gói; do không hiểu ý nên đã tham mưu cho Thủ tướng cứ ký đại đi. Kết cục khi về tổ chức triển khai dự án, tổ chức đấu thầu mới té ngửa ra: Không một Tổng Công ty lớn nào của Việt Nam đủ số vồn để đối ứng với ½ gói thầu này nên đành phải nhường cho các nhà thầu Nhật Bản làm thầu chính, phía Việt Nam làm gia công em út…Nếu ghi thành 5-6 gói thấu hoặc đừng đưa vào Nghị định câu này thì Việt Nam thắng thầu vô tư…

Hiện rất nhiều dự án đầu tư, cho vay theo dạng ODA, do chúng ta ú ớ nên tưởng đi vay theo kiểu này là có lợi, lãi thấp, nhưng bên cấp cho vay bằng các xảo thuật ràng buộc nên Việt Nam chỉ là nhà thầu phụ, do vậy, lợi chính, những miếng nạc đã nằm trong túi nhà thầu của chính nước cho vay.
Phía Việt Nam chỉ còn xương xẩu tranh nhau gặm, thành ra tưởng là hời là rẻ cuối cùng lại hóa ra phải trả giá cao. Còn đằng thằng vay theo lãi suất thỏa thuận, mình làm chủ hoàn toàn có khi chất lượng công trình cao hơn và giá thành chưa chắc đã bằng với số tiền đầu tư bằng vốn ODA…

Trong buổi tập huấn này, vị đại diện Bộ Kế hoạch Đầu tư đã đúc kết một phương châm về những khoản vay nước ngoài: Chính phủ tưởng đi vay ODA được hời nào ngờ váng, nạc đã bị các quý quốc cho vay hớt, chặn tay trên. Kết cục là nước ngoài bán cho Chính phủ, Chính phủ bán cho Bộ coi như cầu thứ 2, Bộ bán cho ngành là cầu thứ 3, đến ngành lại bán cho các Tổng công ty, các Tổng công ty bán cho các xý nghiệp, các xý nghiệp lúc đó mới bán tận tay cho: thợ Thanh Hóa, thợ Nam Định, thợ Hà Tây, bán cho Trung Quốc là cầu cuối…

Như vậy, một dự án đầu tư vay vốn nước ngoài đến được chân công trình đã phải qua chừng ấy cầu, cửa… hỏi chất lượng còn đâu, tất yếu dẫn đến làm dối, làm ẩu là chuyện đương nhiên…Các sự cố sập cầu Cần Thơ, đường Văn Thánh, Cầu Thủ Thiêm và bây giờ là cầu Pháp Vân-Thanh Trì dường như đều theo một lôgich, quy luật cung cầu rưa rứa...

Vì sao cầu Thanh Trì-Pháp Vân sập mất một nhịp?
Mặc dù là một nhà văn, không phải là người được đào tạo về chuyên môn cầu đường,chuyên môn kết cấu các công trình xây dựng, nhưng do nhiều năm đảm nhận chức trách Trưởng Phòng Thanh tra Hành chính và Chống tham nhũng của Bộ Văn hóa-Thể thao và Du lịch nên tôi cũng có chút ít kinh nghiệm. Tôi đã nhiều lần làm Trưởng đoàn thanh tra các dự án đầu tư xây dựng nên tôi cũng có võ vẽ chút ít kiến thức do học lỏm được trong quá trình tác nghiệp về các mảng miếng lách luật, làm ăn của ngành này.Tôi đã nhiều lần trực tiếp phát hiện, ngăn chặn và xuất toán hàng chục tỷ đồng thu hồi về cho ngân sách.

Hiện nay cơ quan điều tra đang vào cuộc, tuy không trực tiếp chứng kiến mà chỉ quan sát qua ảnh của một số tờ báo điện tử đã đưa, nhưng tôi xin mạo muội đưa ra một số dự đoán về nguyên nhân của sự cố sập, gãy cầu Thanh Trì như là “đánh trống qua cửa nhà sấm” vậy.
Vậy những nguyên nhân nào gây nên sự cố này:

1/ Thứ nhất, khi có sự cố kỹ thuật thì thường do lỗi hoặc là: do thiết kế hoặc do thi công. Theo cảm nhận và kinh nghiệm bản thân thì nhiều khả năng lỗi do thi công gây ra. Nếu thiết kế sai thì chắc chắn bị sập đổ hàng loạt chứ không chỉ sập vỡ 3 trên 4 chiếc dầm bị rơi.

2/ Những chiếc dầm này không phải được đúc tại chỗ mà đúc dưới đất, sau đó cẩu gác lên; do thi công bằng giải pháp này nên khó có khả năng sập gãy do lắp đặt bị hụt, hay cột chống không chống đúng kỹ thuật. Dầm gác từ tháng 12/2009, nếu bị lún, hụt thì bị sập ngay.
Những thanh chống thế này không có ý nghĩa gì với thanh dầm nặng 60 tấn...

Khi đã đổ tĩnh dầm dưới đất để lắp lên nên thiết kế đã tính toán để dầm đủ độ mớm an toàn, để không bị hụt mà rơi xuống. Bởi nếu nó bị hụt hẫng rơi xuống thì không thể có một thứ dàn chống nào chống đỡ được.


Chúng ta thử hình dung một căn phòng có diện tích khoảng 20 m2, chịu lực khoảng 2-3 tấn thế mà thợ xây phải dựng lên bao cột chống mới chống đỡ được, đằng này những 60 tấn. Lý do thi công không đúng kỹ thuật lắp dựng khiến dầm hụt và tụt xuống dẫn tới gãy vỡ là không có cơ sở.
Một vài ý kiến nêu là do cột gỗ chống sơ sài gây nghiêng đổ cũng không chính xác bởi: 1 khối bê tông 60 tấn khi đã được cẩu lên yên vị rồi thì có hàng chục người đứng dưới cầm sào đẩy cũng không nhúc nhích.

3/ Do mố đỡ cầu bị lún dẫn đến nghiêng hất đổ nhịp cầu xuống giống như sự cố cầu Cần Thơ? Nguyên nhân này theo chúng tôi cũng ít xảy ra vì nếu có sự lún nghiêng của mố trụ cầu sẽ gây ra không chỉ có mấy nhịp. Quan sát bằng mắt thường chúng tôi cũng thấy không do mố trụ nghiêng và vẫn còn một dầm không rơi và còn liên kết với nhịp tiếp theo. Nếu nghiêng lún nó phải đổ cả dàn.

4/ Như vậy có thể chuyển sang nguyên nhân: kết cấu chịu lực của những chiếc dầm không đạt chuẩn thiết kế chịu tải tải trọng 60 tấn. Lỗi này do hoặc thép đặt không đúng chủng loại theo thiết kể, không đảm đảm bảo chất lượng, chịu ứng lực không đủ theo yêu cầu thiết kế. Khi thi công khâu kỹ thuật đặt thép, đan cài, buộc thép không đúng theo quy trình kỹ thuật nên lực bị phân tán gây nên oằn, xé, sập...

Vẫn còn thanh dầm không bị rơi mà vẫn bám lại, 3 thanh bị gãy vỡ giữa chứng tỏ lực dồn phá đẩy sập xuống...



trong 4 thanh rơi xuống nhưng không bị gãy vỡ, chứng tỏ kết cấu chịu lực của 2 thanh dầm này đạt chuẩn...

Bằng chứng là 1 thanh dầm vẫn còn trụ lại; chứng tỏ chấn động không đủ sức hất thanh dầm xuống mà do chịu ứng tải lực không đủ. Trọng lực thanh dầm thường dồn tải trong vào giữa, gặp phải kết cấu bên trong do hai khâu đặt kết cấu thép và bêtông có khả năng không đạt chuẩn dẫn tới khi gác lên, tải trọng dồn vào đẩy dầm oằn xuống. Cứ thế mà bẻ, xô vỡ.

Kết cấu thép bên trong lỏng lẻo, thép hơi nhỏ...

Nhìn những chỗ vỡ thấy đai buộc lỏng lẻo, không có giây thép buộc giữa đai và lõi thanh thép lõi để tạo thành một khối liên kết bện bên trong dầm.


Nhìn miếng vỡ này thấy bêtong bở không mịn đanh, miếng vỡ không sắc mà vụn và xanh chứng tỏ mark bêtông không cao...

Thử hình dung một cái dầm nhà mỗi chiều 35 cm x 22 cm có khẩu độ 400-600 cm mà thường phải đặt 4-6 thanh thép từ 22 cm-24 cm. Những thanh thép dọc này được liên kết lại bẳng những chiếc đai cách nhau 10-12 cm, lại được buộc bằng thép giây. Nhìn vào các chỗ vỡ thấy các mối liên kết thép bên trong dầm rất lỏng lẻo. Không nhìn thấy giây thép buộc giữa đai và thép dọc. Khẩu độ lại dài tới 33 m, dầm lại cao tới 1650 cmx 65 cm ( rộng ); những thanh thép dài nhìn bằng mắt thường thấy cỡ phi 24-22 cm; trong khi đó thép làm cầu đường thường phải dùng tới thép phi 32 cm? Không rõ việc thi công như thế này có đúng thiết kế không ?
Chỉ cần 1 điểm oằn xuống, lực 2 đầu đổ dồn vào lập tức dầm sẽ bị bẻ sập, vỡ; theo tôi có thể đây là nguyên nhân chính dẫn tới 3 trong 4 dầm cầu sập…

Quan sát một số bức ảnh thấy 4 dầm rơi vẫn còn 1 thanh trụ lại cho thấy không phải do hụt, tụt hay chấn động mà do 3 thanh chịu ứng lực không nổi do kết cấu chịu lực do 2 yếu tố cấu thành, theo tôi do kết cấu thép và bê tông có vấn đề...



Thép lõi dọc nhỏ và đặt thưa; Những miếng bêtông vỡ ra có vẻ bở như phấn, không mịn đanh chứng tỏ mark bêtông có vấn đề...

Quan sát 4 thanh dầm rơi thì thấy 1 thanh không gãy chứng tỏ: 3 thanh gãy kia là do kết cấu có vấn đề, khả năng lỗi do thi công ẩu trong việc đặt buộc kết cấu thép.

Cũng có thể thi công đúng quy trình khi đặt thép, bêtông đủ nhãn mark những do đặt nhầm thanh dầm đổ sau lên trước; ví dụ để có thể gác được dầm lên phải đảm bảo để khô sau 24 ngày, do lẫn lộn nên 15 ngày đã đem gác lên, bêtông chưa đủ độ tải chịu lực tất yếu oằn gãy.

Trên đây là một số ý kiến chuyển đến cơ quan điều tra để tìm nguyên nhân. Trước tiên theo tôi các cơ quan điều tra cho khoan phá những đoạn dầm gãy để tìm nguyên nhân xem do đặt thép sai, không đúng chủng loại hay do mark bêtông không đạt chuẩn. Những nguyên nhân cơ bản dẫn tới dầm chịu tải lực yếu nên đã oằn xuống.

Một câu hỏi khác, nếu quả thật có chuyện rút lõi, đặt thép không đúng chỉ định thiết kế không chỉ riêng nhịp cầu 73-74 thì tất yếu sẽ ảnh hưởng tới chất lượng và tuổi thọ của công trình?
Nếu xảy ra điều này thì quả là một đại họa?


Tìm nguyên nhân xảy ra các sự cố cầu vượt Kim Liên ?


Nhân chuyện sự cố cầu Pháp Vân chúng tôi muốn trở lại sự cố lở loét cầu vượt Kim Liên. Tôi đã nhiều lần qua đây nghiên cứu về thiết kế của chiếc cầu này và tìm nguyên nhân vì sao cầu có hiện tượng chảy nước bẩn theo dạng lở loét? Liệu có ảnh hưởng tới tuổi thọ công trình không. Theo tôi công trình này có 2 vấn đề thiết kế đã không tìm ra giải pháp tối ưu:

1/ Để điểm trũng nhất của hầm thấp hơn kênh thoát nước dẫn tới khi mưa to phải dùng hệ thống bơm thoát nước là một giải pháp thiết kế không hợp lý. Đáng lẽ phải nâng cầu lên, tốn một lần, sau này khi mưa nước mưa tự nó thoát có phải lợi và tiện hơn không?
Tác nhân gây rạn loét hầm cầu vượt Kim Liên...

2/ Theo tôi, sở dĩ có những vết lở loét, nứt dọc không khắc phục được là do thiết kế đã quên yếu tố địa chấn của cung đoạn đường này hàng ngày có đường sắt chạy qua. Về nguyên tắc, để một khối bêtông đảm bảo đúng công suất và tải trọng theo thiết kế, phải được tĩnh tối thiểu 72 tiếng và đưa vào sử dụng sau 24 ngày, lúc đó bêtông mới đạt độ chuẩn rắn. Bêtông chưa khô mà tàu cứ xình xịch chạy qua thì làm sao mà đông kết, không có vết rạn được…

Đáng tiếc, hai công trình của thủ đô sử dụng một nguồn vốn vay lớn nhưng lại đặt ra những dấu hỏi về chất lượng công trình?
Bài cũ hơn của trang Tinblog : Chuốc rượu Vua Hùng

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét