Năm Minh Chiết thứ 5, Đại Lừa dân quốc. Hoàng đế Nông Đức Nổ huấn dụ:
Vận nước đang thời nổi trong nguy cơ trôi. Nạn đói kém liên miên, lại thêm giặc dã hoành hành, dân nghèo lắm nơi nổi lên làm loạn. Thêm đó hoạ ngoại bang xâm lăng bờ cõi, biên đảo ngày một cận kề, khó bề gìn giữ. Quan lại, bề tôi không lo chăn dân, giữ nước mà chỉ lo sách nhiễu, nhũng tham, chọi gà và chọi nhau. Cơ sự như vậy thật là quan ngại. Hiền tài thì lang bạt khắp thế gian, nguyên khí ngày thêm suy kiệt. Sự thịnh trị, an nguy của xã tắc thật không phương tỏ?
Nuốt huấn dụ, tể tướng Nguỵ Tân Dung tâu:
Điều bệ hạ tỏ bày thần rất thấu. Là tể tướng đầu triều, thần lấy nhẽ đó làm tủi nhục cho mình. Như bệ hạ biết và cũng đã chuẩn tấu, mậu biên cho Thiên triều năm thua nuôn vạn ức, châu ngọc khoáng vật cống không sót một cân, cắt đất nhượng biên cũng bao phen tỷ thước nhưng nguy sự vẫn chưa lui. Lại thêm văn võ đại thần không lấy chính sự làm trọng, lấy sự khiếp nhược, thuận tuân để toàn thân. Thần cũng khó trăm bề.
Nghe tể tướng Nguỵ Tân Dung tâu thế, Đại thần ngự sử đầu triều Nguỵ Phu Trọng tâu thêm:
Thần làm đại quan ngự sử nhưng cũng không suy xét được nhiều bởi quyền bính nằm hết ở cơ mật viện. Ngự sử đài cũng chỉ là nơi lấy sự chí choé, cãi vã nhau làm vui, lấy sách Mặt trận bát đồ thư luận giở làm thú. Cũng rất phiền lòng.
Hoàng đế Nông Đức Nổ thở dài:
Phụ thân ta bôn tẩu gây dựng cơ đồ mất mấy mươi năm, khi băng hà có để lại di chiếu. Truyền gọi sử quan Dương Trung Quân luận giở xem có kế sách chi hay?
Sử quan Dương Trung Quân run rẩy: Bẩm, thần đã soi tỏ. Không có kế sách chi hay, chỉ có dặn dò việc kế ngôi và thế sự.
Mùa xuân, cuối năm Minh Chiết thứ 5 có thiết triều lớn. Hoàng đế Nông Đức Nổ ra chỉ dụ:“những biểu hiện tiêu cực như tham nhũng, quan liêu, cá nhân chủ nghĩa vẫn kéo dài, niềm tin trong Triều đình, trong dân đang bị ảnh hưởng, uy tín của một số quan lại bị giảm sút
Trẫm đã dẫn chứng những biểu hiện tiêu cực về đạo đức chăn dân đã xuống dốc cực kỳ nghiêm trọng trong suốt nhiều năm qua.
Nhiều quan đại thần suy thoái từ quá khứ như PMU Nhất bát là một vụ bê bối, có rất nhiều sự dàn xếp ngầm trong cơ chế quản lý tài sản côngcủa bộ Hộ và các quan lại đầu triều; hoặc quan lại địa phương đã suy thoái như Tế tửu Quốc tử giám, chánh quan đầu tỉnh ủy mua dâm… vẫn tiếp tục xảy ra trong những năm qua.
Chính vì thế, Trẫm đã mạnh dạn xác định “rất nhiều tệ nạn đã hoành hành từ thời Trẫm lên ngôi cho đến nay đã khiến lòng tin của dân đối với Triều đình bị giảm sút, thậm chí có người nói là khủng hoảng lòng tin. Vấn đề chính là phải trả lời điều này.
Muốn trả lời, Triều đình phải đánh giá lại mình. Khi Triều đình không đánh giá bản thân mình một cách đúng đắn và nghiêm túc thì sẽ không có biện pháp quyết liệt để giải quyết vấn đề đúng tầm và đúng bản chất của nó”.
Trẫm cũng quan tâm sâu sắt đến tính công khai, minh bạch và coi đó là nguyên tắc hàng đầu trong phòng chống tham nhũng: “công khai, minh bạch gắn liền với cơ chế đảm bảo cho người dân giám sát. Ở Ngự sử đài cũng vậy, Ngự sử đài giao tể tướng chừng này tiền, phải quản lý sử dụng thế nào, tất cả đều phải công khai, minh bạch. Không có công khai, minh bạch thì dân làm sao nắm được ai làm gì. Ví dụ làm lộ, làm cống, làm kiều, làm trường học 1 tỉ lạng, phải nói rõ 1 tỉ này sẽ làm hai việc Ngu - Ngơ. Cựu chiến binh, người dân tham gia giám sát sẽ bớt xảy ra chuyện này nọ và chất lượng được đảm bảo. Còn không là bị “xơi” ngay. Ngay ở nơi trẫm sinh, làm cái cống cũng bị xơi hơn một nửa. Trẫm kinh lý vi hành về thì bà con bảo: hai trăm triệu mà xơi tới trăm hai, còn có tám chục. Đấy mới chỉ là công trình nhỏ thôi đấy.
Trẫm cũng dẫn lời dạy bảo của phụ thân là “Một Triều đình mà giấu giếm khuyết điểm của mình là một Triều đình hỏng. Một Triều đình có gan thừa nhận khuyết điểm của mình, vạch rõ những cái đó, vì đâu mà có khuyết điểm đó, xét rõ hoàn cảnh sinh ra khuyết điểm đó rồi tìm kiếm mọi cách để sửa chữa khuyết điểm đó. Như thế là một Triều đình tiến bộ, mạnh dạn, chắc chắn, chân chính”.
Để chứng minh điều này Trẫm đã thấy rằng trong thời gian nắm quyền, Trẫm đã được người ta đưa cho những hộp, những khay bên trong chứa hàng ngàn vạn lạng hối lộ. Theo đó, Trẫm cho biết trước đây có nhiều người muốn đút lót Trẫm và họ không đưa trực tiếp mà thường là họ để trên bàn của Trẫm những bó hoa bên trong có kèm theo những hộp, những khay chứa 5.000, 10.000 lạng.
Trẫm phải nói thêm rằng, việc đó đã xảy ra từ khi Trẫm còn là Thái tử chứ chưa kế nghiệp, và cho đến khi lên ngôi thì những hành động đưa tiền hối lộ ngày càng xảy ra thường xuyên hơn. Trẫm phải nhấn mạnh rằng “Triều đình và ngay cá nhân của Trẫm cũng phải nhìn nhận khuyết điểm của mình, vì thế mà những hộp, nhưng khay đã không còn nằm trên bàn của Trẫm nữa từ lúc Trẫm kiên quyết chối từ.
Tuy nhiên, Trẫm cũng xác định rằng phải luôn luôn đề cao cảnh giác bè lũ phản động, đừng để chúng âm mưu chụp hình dinh thự, cơ ngơi của lớn bé quan viên nhằm mục đích tung lên mạng xuyên tạc, bôi nhọ uy tín của Triều đình. Đồng thời Trẫm cũng khẳng định rằng các cơ quan như mật viện, Hình bộ, ngự sử phải tiếp tục cảnh giác khi tiến hành những phiên tòa xét xử, đừng để truyền thông, huấn chỉ của các thế lực thù nghịch tiến hành âm mưu diễn tiến hòa bình bằng cách đăng tải những tin tức không có lợi cho triều đình và cá nhân Trẫm.
Về bản chất của Triều đình, Trẫm thấy “cũng có ý kiến cho rằng Triều đình ta cơ bản là tốt, còn tiêu cực lúc nào mà chả có! Nói như thế là ngụy biện, là giấu bệnh. Triều đình là Trẫm. Trẫm nắm quyền, cầm quyền, lại càng phải bàn cho ra lẽ. Nếu không thì Triều đình đang xa rời quần chúng. Và đó là biểu hiện của quan liêu đấy. Quan liêu thì mất dân chủ. Xa dân nên không tìm thấy cái mới, tư duy trở nên xơ cứng, dẫn tới chỗ làm theo cách của mình rồi bắt người ta phải làm theo. Như thế là đặc quyền.”
Giống như tiên đế, Trẫm cũng thẳng thắn phê bình tình trạng tự phê bình và sửa sai của Triều đình. Trẫm cho rằng một trong những thực tế vấn đề là dân thì thấy bệnh của Triều đình nhưng Triều đình thì lại không thấy hết “bệnh” của mình. Hiện nay có tình trạng là nể nang, sợ nói thẳng, nói thật. Nói thẳng là sợ đụng đến cái ghế của mình. Hoặc đụng đến hành vi của mình. Một số quan lại hủ hóa với bọn nữ sinh đã dùng tiền và quyền chi phối để cố tình bao che tội phạm. Trẫm nói rồi Triều đình đã biết cái bệnh đó rồi thì phải giải quyết đi chứ. Cũng có thực tế là chẳng dám đấu tranh với ai cả nhưng lại bè phái hại nhau: đơn thư tố cáo nhau, nói xấu nhau, dựng chuyện hại nhau… Tình trạng đó là tương đối phổ biến chứ không phải cá biệt. Và đôi lúc cũng có việc kiểm điểm lại thì thấy chặn chỗ này lại bục chỗ kia, có cái càng bục lớn hơn”.
Trẫm cũng đã nêu lên thực trạng mà triều đình đã và đang đối diện và nói rằng cho đến nay, sau khi Triều đình đã bỏ tù nhiều bè lũ phản động đã phanh phui và nói lên tình trạng của Triều đình thì nhờ đó mà Triều đình đã biết “bệnh”.
Nhưng Triều đình vẫn chưa tìm ra “thuốc đặc trị”. Vì thuốc chữa thì có mà người uống... thì không. Bởi vì bệnh thuộc về guồng máy, không phải mỗi cá nhân. Từ đại quan cho đến tiểu quan đều không thấy mình có trách nhiệm. Nhất là những đại quan ở trách nhiệm tối cao như Tể tướng, ngự sử, cơ mật. Chỉ có những quan lại khi không còn nắm giữ chức vụ nữa thì mới lên tiếng phê bình, chỉ tríchTriều đình..
Để kết luận chỉ dụ, Trẫm khẳng định: “Trong một thời kỳ lịch sử dài các chế độ chính trị khác nhau vẫn song song tồn tại. Chủ nghĩa tư bản tuy còn tiềm năng, nhưng chứa chất những mâu thuẫn gay gắt không thể tự nó giải quyết nổi, đã và đang từng bước suy yếu. Chủ nghĩa xã hội đang được từng bước củng cố và phát triển. Tương lai thuộc về chủ nghĩa xã hội. Chúng ta quyết xây dựng bằng được một Đại Lừa dân quốc công nghiệp hiện đại xã hội chủ nghĩa trong thế kỷ 21.“
Chỉ dụ dán khắp nơi, từ kinh thành cho đến biên ải. Dân đen nghe chỉ lấy làm mừng, đồng loạt tung hô: Đại Lừa dân quốc quang vinh... vạn tuế!
Nguồn : LYXUONGLONG'SBLOG
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét