Chào mừng bạn đến với blog ĐỌC & SUY NGẪM .

25 thg 4, 2010

“ VẢI THƯA CHE MẮT THÁNH”?

...Sự sụp gãy của thanh dầm ở cầu Pháp Vân Thanh Trì làm cho chúng ta liên tưởng tới sự sụp vỡ của một thể chế chính trị nào đó. Đáng lý ra phải tìm ra nguyên nhân: do sự ruỗng nát, bất cập của kết cấu chịu lực bên trong khiến cho nó tự sụp gãy như một thực tế khách quan lại đi tìm nguyên nhân từ những tác nhân bên ngoài, những kẻ gây rối, những nhà văn-nhà báo to mồm, viết khỏe mà về bản chất họ khác chi những con gà cảnh báo bình minh chứ chúng đâu có khả năng mang lại bình minh...


Sự lở loét, mục nát, han rỉ từ bên trong dầm...

Theo tin của báo Tuổi trẻ: “Tại cuộc họp diễn ra chiều tối 22-4 giữa các bên liên quan, các thành viên của Hội đồng nghiệm thu nhà nước, Ban quản lý dự án Thăng Long, đại diện Bộ GTVT, tư vấn giám sát và đại diện các nhà thầu đã thống nhất lý do xảy ra sự cố do việc gác dầm lên vị trí gối cao su ở trụ cầu không đảm bảo độ chính xác nên tạo sự biến dạng của gối cao su làm dầm nghiêng. Cùng với việc không có sự chống đỡ, liên kết tốt giữa các phiến dầm đã gây ra sự cố trên. Nguyên nhân sự cố do nhà thầu thi công không đúng quy trình dẫn đến không đảm bảo liên kết, gây mất ổn định vị trí các thanh dầm…”

Trao đổi với Tuổi Trẻ, GS Lê Văn Thưởng nói:” Hội đồng nghiệm thu nhà nước và các bên liên quan đã có cuộc họp với nhau và khẳng định nguyên nhân chủ yếu là do các gối cao su bản thép biến dạng không đồng đều. Quan sát thực tế cho thấy các phiến dầm có chỗ nghiêng ra và có chỗ hở ra nhìn thấy đường hở. Mặt khác, các gối cao su biến dạng không đều sẽ làm dầm nghiêng từ từ và đến lúc nghiêng quá thì bị đổ gây hiệu ứng domino ?”

Lý giải với báo Tuổi trẻ về câu hỏi” Gối cầu mới dùng được năm tháng tại sao lại biến dạng sớm? Có khả năng lớp cao su bị phong hóa do thời tiết?” Gs Lê Văn Thưởng nổ tiếp:” Do biến dạng chứ không phải phong hóa. Các gối dầm cao su bản thép dùng cho cầu cạn Pháp Vân nhập từ Hãng OVM của Trung Quốc (gối bao gồm các lớp thép và cao su xen kẽ). Nếu đặt dầm đúng tâm gối thì gối biến dạng đều. Nhưng đặt lệch thì một bên chịu lực quá tải sẽ biến dạng nhiều hơn, tạo độ nghiêng làm dầm nghiêng dần kết hợp với hệ thống giằng chống không đảm bảo gây ra đổ dầm”…

Lý giải cho rằng: “gác dầm lên vị trí gối cao su ở trụ cầu không đảm bảo độ chính xác nên tạo sự biến dạng của gối cao su làm dầm nghiêng. Cùng với việc không có sự chống đỡ, liên kết tốt giữa các phiến dầm đã gây ra sự cố “ gãy, sập đối với nhịp cầu 73-74 của cầu Pháp Vân, Thanh Trì là một hình thức ngụy biện đùn đẩy trách nhiệm của tướng cho quân.
Lý giải như vậy có nghĩa sập dầm là do lỗi của tốp thợ thi công ẩu, lắp đặt không chuẩn, không cân dẫn tới dầm nghiêng vênh, sập chứ không phải do chất lượng của những tấm dầm có vấn đề: mục vỡ từ bên trong kết cấu?!

Xin lưu ý, đây là một tấm dầm dài 33 m và có trọng lượng theo thiết kế được tính toán là 60 tấn. Một khối bêtông có tải trọng lớn như vậy thì không có một thứ gối cao su nào có khả năng tạo nên sự đàn hồi điều chính khổi bêtông trên để làm cho nó khi được đặt, định vị không bị xô, vênh lệch, cân bằng. Phải khẳng định rằng bất cứ gối cao su loại gì chất lượng siêu đến đầu, dưới áp lực 60 tấn thì đều bị bẹp dí.

Theo chúng tôi, tấm cao su để lót đây để khi đặt tấm dầm nhằm mục đích để được êm, tránh va chạm gây nứt vỡ cục bộ, chứ với khối lượng 60 tấn thì không gối cao su nào có khả năng làm tấm đệm tạo sự đàn hồi, co giãn để giữ cân bằng cho tấm dầm !

Với một thanh dầm có trong lượng 60 tấn thì chỉ có động đất cấp 5 cấp 6 trở lên mới nhúc nhích được nó, mới làm cho nó xô lệch bật ra khỏi mố trụ, chứ gió mưa, phong hóa hay miếng cao su có dày mỏng cong vênh do nóng lạnh thì chẳng có ý nghĩa gì ?

Lý giải của Gs Lê Văn Thưởng thật sự “ cong vênh” với vị “trọng tài thời gian”; công trình được lắp đặt từ 4/12/2009 đến khi sập gần 3 tháng? Phải 3 tháng độ nghiêng của dầm mới đạt tới mức xô phá dẫn tới gẫy gập xuống ư? Điều này khó tin? Nếu quả có cái sự nghiêng, tức là không cân bằng ngay khi cẩu đặt lên thì chỉ mấy tiếng đồng hồ, với khối trọng lượng 60 tấn và với độ dài 33 m sẽ vật cổ chiếc dầm xuống đất, nó không nấn ná tới 3 tháng trời mới sụp gãy xuống như vừa qua?

Nếu cái khối bêtông 60 tấn này khi đã nghiêng, đã mất cân bằng thì không một thứ cột chống giằng nào có thể đỡ nổi nó. Việc nó đã đứng vững được trên 3 tháng chứng tỏ khi nó được đưa lên và được đặt ở vị trí cân bằng từ đầu, nếu không cân bằng sẽ sập ngay lập tức. Còn sau này nó không cân bằng nữa dẫn tới nghiêng, sập gẫy là do gối cao su không đạt chuẩn chất lượng và do đặt không cân là một sự giải thích vô lý và vô lối đùng đùng.

Chúng tôi vẫn cho rằng: thanh dầm bị sập gẫy là do kết cấu chịu tải, chịu lực của nó đã được thi công không đạt chuẩn, do vậy khi dầm gác lên, kết cấu bên trong mỏi, rạn dần và sau 3 thánh thì không còn chịu đựng được nữa nên mới sụp gãy !

Thế tại sao các cơ quan chức năng lại tìm cách “dùng màn vải thưa” này ngụy trang không dám nói ra cái lỗi chính dẫn tới sự sập gẫy này ? Đó là do lỗi của kết cấu bên trong thanh dầm không đảm bảo tải trọng thiết kế dẫn nên mới sập gẫy?

Nếu thú nhận điều này: tức là xác nhận kết cấu của thanh dầm được thi công không đảm bảo các tiêu chuấn thiết kế thì ngay lập tức hàng loạt câu hỏi sẽ đặt ra: Với hàng trăm thanh dầm đã lắp xong, sẽ còn có những thanh nào có tật bệnh tương tự như 3 thanh dầm vừa đổ ụp xuống ra trong tương lai: trong 3 tháng tới, trong 3 năm tới hay trong 30 năm tới... Nếu thú nhận ra sự thật này thì rầy rà và nguy to?


Cách lý giải của Giáo sư Lê Văn Thưởng theo chúng tôi vẫn là nhằm giải cứu cho một lề lối làm ăn thiếu trách nhiệm và ẩu trong thâm căn cố đế của cả một nền công nghệ nước nhà: làm láo báo cáo hay và tài, chối tội như cuội ?

Sự sụp gãy của thanh dầm ở cầu Pháp Vân Thanh Trì làm cho chúng ta liên tưởng tới sự sụp vỡ của một thể chế chính trị nào đó. Đáng lý ra phải tìm ra nguyên nhân: do sự ruỗng nát, bất cập của kết cấu chịu lực bên trong khiến cho nó tự sụp gãy như một thực tế khách quan lại đi tìm nguyên nhân từ những tác nhân bên ngoài, những kẻ gây rối, những nhà văn-nhà báo to mồm, viết khỏe mà về bản chất họ khác chi những con gà cảnh báo bình minh chứ chúng đâu có khả năng mang lại bình minh...

Nếu đi tìm nguyên nhân kiểu đó không bao giờ có ích cho việc xây cất những chiếc cầu có sức sống và tuổi thọ theo đúng nghĩa trong tương lai



Nguồn : Phamvietdao's blog

Đọc thêm bài : Nguyên nhân của sự gẫy nhịp 73-74 cầu dẫn Thanh Trì

http://tinblog-entrychonloc.blogspot.com/

1 nhận xét: