Chào mừng bạn đến với blog ĐỌC & SUY NGẪM .

30 thg 9, 2010

Mời Đại Tướng đi dự lễ ngàn năm Thăng Long.


Đến thăm Đại tướng Võ Nguyên Giáp, Bí thư Hà Nội Phạm Quang Nghị đã chuyển thư của Trung ương Đảng, Chủ tịch nước, Quốc hội, Chính phủ, Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam và TP Hà Nội mời Đại tướng dự khai mạc Đại lễ kỷ niệm 1000 năm Thăng Long - Hà Nội.nguồn ; http://vietnamnet.vn/chinhtri/201009/Moi-dai-tuong-Vo-Nguyen-Giap-du-khai-mac-dai-le-938389/.

Khổ thân đại tướng đang nằm trên giường bệnh mà phải bị dựng dậy đóng bộ quân phục vào. Nhìn Cụ Giáp trong bộ quân phục cứng quèo nằm trên giường bệnh, mắt nhìn lên trời trông thiểu não quá.

Hình như ngắt máy thở o xi chốc lát để được kiểu ảnh. Khiến cụ thiếu ô xi phải tóp mồm miệng vào mà giữ dưỡng khí. Còn sức đâu mà nghe ông Nghị mời mọc.

Trong bài này có nói Đại Tướng đánh giá cao công tác chuẩn bị đại lễ 1000 năm TL- HN.Không biết đại tướng quan sát cuộc chuẩn bị đó bằng gì, đến tấm giấy ông Nghị đưa trước mặt dại tướng còn chả có sức cầm, chả có sức để mở mắt nhìn vào đó thì đại tướng biết gì về cuộc chuẩn bị ngoài kia.

Nhìn phong độ của đại tướng thì khó mà nói Cụ theo dõi được qua truyền hình.Chắc Cụ Giáp không đi dự đại lễ, đang thế này mà đi ra được đến đó có khi lăn quay . Các bác chơi dại quá, lỡ Cụ nhận lời đi thật thì Cụ cũng ''đi'' thật luôn, ứng đúng vào sấm '' dân gian'' truyền

Vài tin trong ngày

TIN THỨ NHẤT
Tin từ Vietnamnet cho hay
Bắt thành viên tổ chức khủng bố Việt Tân
Theo hồ sơ của cơ quan ANĐT, Phạm Minh Hoàng là con của một quan chức cấp cao thuộc Bộ Tổng tham mưu quân đội Sài Gòn cũ.
Đến năm 1973, Phạm Minh Hoàng du học tại Pháp về nghành khoa học ứng dụng và vài năm sau tốt nghiệp với bằng thạc sĩ.
Tuy nhiên vì từ nhỏ được “gieo” vào đầu những kiến thức… chống cộng nên trong thời gian ở Pháp, Phạm Minh Hoàng đã có nhiều bài, viết đăng trên một số tờ báo, tạp chí với nội dung xuyên tác cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc của nhân dân Việt Nam...

----------------------------------------------------------------------------------
Ngồi vắt óc, nghĩ mãi tại sao báo chí lại đưa tin đoạn tiểu sử của anh Hoàng vào và nhấn mạnh anh là con sĩ quan Ngụy.

Sau đi tìm bài anh Hoàng mới biết bài cuối cùng của anh có tên là Xóa Bỏ Hận Thù trong đó anh Hoàng nhắc tới chuyện hàn gắn vết thương chiến tranh hồi năm 1975. Bài này anh đặt nặng trách nhiệm cho Đảng CSVN trong vấn đề giải quyết vết thương. Chắc thế cho nên giờ báo Đảng CSVN mới cho lòi ra cái đoạn lý lịch Ngụy quyền của anh và thêm cái tội lật đổ chế độ nữa.

Rõ ràng chuyện hòa giải mà như thế này thì còn xa vời lắm. Thế mới biết vì sao ở Việt Nam ta khi xét lý lịch phải tính đến 3 đời.
TIN THỨ HAI
Thần kim quy” làm bằng 120kg chả mực
Hết nói với mấy ông Hải Phòng, đã gọi là Thần rồi thì nên kính trọng. Cụ Rùa Hồ Gươm được coi như là báu vật, linh khí, huyền thoại của đất nước.
Báo Dân Trí có đưa tin
Tối 27/9, tại Cung văn hóa - thể thao thanh niên thành phố Hải Phòng đã diễn ra lễ khai mạc “Tuần lễ Văn hóa - thể thao và du lịch Hải Phòng lần I năm 2010” với “Đại tiệc 1.000 hương vị dâng Đại lễ 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội”.

Tại buổi khai mạc, đại diện Trung tâm sách kỷ lục Việt Nam đã trao giấy chứng nhận 3 kỷ lục: buổi tiệc có nhiều món ăn nhất, hình tượng rùa làm bằng chả mực lớn nhất và điếu cày làm bằng tre nguyên khối lớn nhất Việt nam.
Đúng là bọn phàm ăn, thiếu gì cách để bày biện lại đi chọn Thần làm món ăn đại tiệc mừng 1000 năm Thăng Long. Hay Sở Văn Hóa Hải Phòng định trù ẻo gì cụ Rùa đang thương tích đầy mình vì lưỡi câu, ô nhiễm môi trường.
Chả biết mấy ông ở Ban Văn Hóa trung ương có để ý không, chứ bọn lấy cụ Rùa ra làm món ăn phàm tục thế này, dẫu là làm giả bằng chả mực cũng không tha được.
Đã thế đại diện Trung Tâm Kỷ Lục Việt Nam còn trao giấy chứng nhận nữa.Không biết là văn hóa kiểu gì nữa.

TIN THỨ BA
Máy đo phóng xạ cũng ăn cắp
Cả công trường với hàng nghìn người lao động và dân chúng quanh vùng huyện miền núi Sơn Tây náo loạn sau khi phát hiện máy trên bị mất. Hậu quả sẽ vô cùng nghiêm trọng nếu như kẻ trộm không biết, phá máy để bán phế liệu, chất phóng xạ sẽ rò rỉ, ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe cộng đồng.
Tin này minh họa cho 2 tin trên, tức là ở Việt Nam thì không cái gì là không thể.


29 thg 9, 2010

Trái tim Thánh Gióng & Idea của Thủ tướng


...Từ những thông tin được bạn Người Cà Mau cung cấp, hôm nay xin viết bài ca ngợi IQ và Idea của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng qua vụ việc đúc trái tim bằng đồng cho tượng Thánh Gióng
Chỉ còn mấy chục giờ đồng hồ nữa là Đại lễ 1.000 năm Thăng long sẽ được mở màn hoành tráng với nhiều công trình xây dựng mới có ý nghĩa về mặt lịch sử, văn hóa, tâm linh… liên quan đến vùng đất và con người Thăng long – Hà nội.
Với phương châm vì một Hà nội đẹp và hiện đại nhưng vẫn giữ nguyên được bản văn hóa đậm nét ngàn xưa văn hiến, Đảng và nhà nước đã đầu tư cho Lễ hội quan trọng những khoản chi phí khổng lồ khó mà ước đoán.
Người Việt nam là như vậy, nghèo khổ đã lâu nay (1.000 năm), bây giờ nhà có việc thì việc sửa sang, trang điểm cái nhà cửa, cái bộ mặt là điều tối quan trọng, bởi cái quan niệm “cái tốt thì phải khoe ra, cái xấu xa phải đậy lại” thì ai cũng biết.
Tôi là một trong những người ủng hộ cho Lễ hội này, không chỉ vì tôi là người Hà nội mà bởi nghĩ rằng Hà nội cũng như một gia đình lớn, sau một thời gian làm lụng vất vả có chút ít kiếm được thì cũng chi tiêu cho lễ lạt vừa đẹp mặt gia đình và con cháu ít nhiều cũng được hưởng lộc rơi lộc vãi. Không thì của nả cứ cất trong rương, trong hộc thì chỉ béo mấy thằng chuột (đồng) chí hay mấy anh, mấy chị Oshin giúp việc cho dân cho nước.

Điều tự hào nhất trong tôi không thể không nói đến là công trìnhTượng đài Thánh Gióng – điểm nhấn sáng ngời của Đại lễ 1.000 năm Thăng Long – Hà Nội, tượng được ngự trên đỉnh núi Đá Chồng, thuộc Khu di tích Đền Sóc – Chùa Non (Sóc Sơn, Hà Nội). Được biết ngay từ đầu những năm 90 của thế kỷ trước, ý tưởng đúc tượng đài Thánh Gióng đặt tại nơi ngài về trời đã được lãnh đạo thành phố Hà Nội đã trăn trở. Tuy nhiên, phải đến năm 2003, thì công trình tượng đài Thánh Gióng mới chính thức được lãnh đạo đảng và nhà nước chấp nhận thông qua và được hoàn thành trong dịp này. Với tôi đây là một công ơn trời bẻ của đảng và Bác Hồ mang lại cho cá nhân mình
Nhưng niềm tự hào đó trong tôi không chỉ như vậy, mà nó được nhân lên gấp đôi, khi tôi biết được rằng có người đã có sáng kiến đúc tim bằng đồng cho tượng Đức Thánh Dóng và con ngựa của ngài. Và đồng thời niễm tự hào ấy nhân gấp bội phần khi tôi biết sáng kiến mang tầm trí tuệ và idea “cực” cao đó lại là phát kiến của đồng chí Nguyễn Tấn Dũng – Thủ tướng nước Cộng hòa XHCN Việt nam.

Không sung sướng, không tự hào bội phần sao được, khi đồng chí Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tuy bận trăm công ngàn việc, nhưng vẫn quan tâm và cho các ý kiến chỉ đạo sát sao, tài tình mang ý nghĩa chiến lược lâu dài của đồng chí cho các đồng chí Phật tử chịu trách nhiệm về việc đúc tượng Thánh Gióng, vì sự nghiệp tâm linh của đảng và nhà nước, vì quốc thái dân an trong hoàn cảnh bất ổn này.
Như khi nói về việc hi hữu đúc tim tượng như thật này,
“đồng chí” đại đức Thích Thanh Quyết đã cho biết: “Thông thường với tượng Phật bằng đất hoặc gỗ, trước khi hoàn tất những người nghệ nhân đục một lỗ nhỏ phía sau lưng tượng để nhét vàng ngọc vào trong rồi lấp lại gọi là yểm tâm tượng. Sở dĩ chúng ta thực hiện nghi lễ yểm tâm tượng đức Thánh Gióng vì đức Thánh Gióng là một trong tứ bất tử của người Việt, là linh hồn dân tộc Việt, ngựa của đức Thánh cũng đã trở thành ngựa Thánh.
Tuy nhiên, vì tượng Ngài là tượng rỗng cho nên không thể yểm tâm tượng theo cách truyền thống. Vì thế, chính Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã gợi ý cho chúng tôi về việc đúc trái tim của đức Thánh với hình dáng như thật, thậm chí còn có hai dây nối tượng trưng cho động mạch và tĩnh mạch của trái tim với mong muốn trái tim đức Thánh sẽ mãi đập nhịp cùng với truyền thống tinh thần tốt đẹp của dân tộc Việt”.

Điều đáng tự hào hơn cả là với IQ and Idea của đồng chí Thủ tướng đã đập tan luận điệu xuyên tạc của bọn “phản động” trong nước cấu kết với các thế lực thù địch quốc tế, đã tung lên mạng các bài viết xuyên tạc, bịa đặt nhằm hạ uy tín của đồng chí Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng.
Chúng cho rằng đồng chí Thủ tướng tốt nghiệp cử nhân Luật dỏm, bằng là hoàn toàn do người trong Ban Tổ chức Trung ương Đảng học thay và thi hộ. Điều đó dẫn tới các phát ngôn, các quyết định và các ý kiến chỉ đạo của đồng chí Thủ tướng luôn thiếu kiến thức sơ đẳng về luật pháp tối thiểu, nên hậu quả dẫn tới việc vi phạm pháp luật và vi phạm Hiến pháp của đất nước một cách phổ biến, thường xuyên và trầm trọng.

Đó chính là nguyên nhân thời gian gần đây đồng chí Thủ tướng đã bị một số kẻ xấu đâm đơn kiện ra tòa án, nhưng rất may do đảng và nhà nước ta có tầm nhìn xa, trông rộng đã không tiếp nhận đơn thưa kiện của kẻ xấu mà ngược lại cho quần chúng tự phát ra tay răn đe, đập phát tường rào kiểu cắt tiết gà dọa kh
ỉ.
Hơn thế nữa, bọn chúng không dừng ở việc chê bai kiến thức luật pháp của một đồng chí lãnh đạo tốt nghiệp bằng Cử nhân Luật đại học tại chức. Gần đây, bọn chúng tiến xa hơn, trong bài viết
“Một căn bệnh xã hội cần được gọi đúng tên” của GS Tương Lai đã còn cấu kết với báo Thanh niên cho đăng bài ám chỉ trình độ quản lý kinh tế của đồng chí Thủ tướng, đã từng giữ chức Thống đốc ngân hàng Nhà nước Việt nam (1998-1999) rằng “… Bởi thế mới có những con số đau lòng: có đến 65% giám đốc và tổng giám đốc các doanh nghiệp nhà nước của xứ ta không có “khả năng đọc và hiểu được quyết toán tài chính hàng năm” cho nên mới có chủ trương “phải đào tạo lại đội ngũ giám đốc, tổng giám đốc này, nghĩa là phải giúp họ tiếp tục tồn tại và phát triển trong khi hàng vạn sinh viên được đào tạo chính quy và tốt nghiệp các trường đại học kinh tế có thừa khá năng đọc và hiệu quyết toán tài chính thì chẳng thể nào tìm kiếm việc làm được” – (Báo Thanh Niên ngày 2-6).

Thâm độc hơn chúng đã quy kết và nâng quan điểm cho rằng đó là căn bệnh đạo đức giả của cán bộ lãnh đạo, mà theo chúng là “Ban ngày quan lớn như thẩn, Ban đêm quan lớn tần mần như ma. Ban ngày quan lớn như cha. Ban đêm quan lớn rầy rà như con”, thì cũng là một thứ đạo đức giả được thành thật phơi bày đấy chứ gì. Điều đó dẫn tới hậu quả gây cho của con tàu Titanic Vinashin đã chìm và kéo theo 4, 3 tỷ đô la Mỹ xuống biển sâu.

Trở lại với việc đúc tượng Thánh Gióng với hai trái tim người và ngựa bằng đồng, phải được treo trong bụng con ngựa và ông Thánh Gióng rỗng đúc bằng đồng rỗng. Bài toán đặt ra hết sức hóc búa và khó, bởi theo lời “đồng chí” đại đức Thích Thanh Quyết cho biết là thông thường với tượng Phật bằng đất hoặc gỗ, trước khi hoàn tất những người nghệ nhân đục một lỗ nhỏ phía sau lưng tượng để nhét vàng ngọc vào trong rồi lấp lại gọi là yểm tâm tượng. Sở dĩ thực hiện nghi lễ yểm tâm tượng đức Thánh Gióng vì đức Thánh Gióng là một trong tứ bất tử của người Việt, là linh hồn dân tộc Việt, ngựa của đức Thánh cũng đã trở thành ngựa Thánh.Tuy nhiên, vì tượng Ngài là tượng rỗng cho nên không thể yểm tâm tượng theo cách truyền thống.

Điều đáng mừng và đáng tự hào nhất của chúng ta hôm nay là, chỉ với cái bằng tốt nghiệp lớp 4 (thật) trong R, nhưng đồng chí Thủ tướng tỏ ra có một suy nghi phi thường xứng tầm siêu nhân khi nhắc “đồng chí” đại đức Thích Thanh Quyết và gợi ý cho họ về việc đúc trái tim của đức Thánh với hình dáng như thật, thậm chí còn có hai dây nối tượng trưng cho động mạch và tĩnh mạch của trái tim với mong muốn trái tim đức Thánh sẽ mãi đập nhịp cùng với truyền thống tinh thần tốt đẹp của dân tộc Việt.

Chúng ta vui mừng, tự hào vì trí tuệ, sáng kiến kiệt xuất của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng bao nhiêu, bởi vì đó được ví như cái tát đích đáng thẳng vào mặt bọn phản động và các thế lực thù địch thường xuyên bôi nhọ hình ảnh đạo đức và trình độ của đồng chí Thủ tướng.

Ý kiến của đồng chí đã chứng minh hùng hồn rằng việc đồng chí Nguyễn Tấn Dũng tốt nghiệp lớp 4 là bằng thật 100%, đó là điều không thể phủ nhận được.
Điều quan trọng nhất cũng xin được phép tiết lộ vì theo đồng chí P. cán bộ trong Ban Thư ký của Thủ tướng Chính phủ, phụ trách vấn đề bài trừ tệ nạn xã hội cho biết ý tưởng này là do “đồng chí” thày B. đặc trách vấn đề tâm linh, mê tín dị đoan của gia đình Thủ tướng đã đề xuất và gợi ý.

Việc làm này có mục đích theo đồng chí P. cho biết là Đức ông Thánh Gióng và con Ngựa thần đã đi vào truyền thuyết của dân tộc Việt nam ngàn đời nay. Năm 2010 cả dân tộc đã dựng tượng đồng vĩ đại cho Thánh Gióng và con ngựa thánh ấy, cùng với hai quả tim bằng đồng với ý tưởng của Thủ tướng đã được nhấn thêm với 2 dây động mạch và tĩnh mạch.
Có một câu hỏi rằng với con người hay con ngựa thì cái gì quan trọng nhất, để từ đó sẽ có lời giải đáp thỏa đáng để từ đó mà suy ra. Do đó, kể từ nay về sau và đến muôn đời, mỗi khi nhắc đến hai chữ Thánh Gióng – Tượng Thánh Gióng thì người ta phải nhắc đến cái chuyện tuy vô lý hết sức nhưng lại có khả năng tạo dấu ấn mãi mãi. Đó là đôi trái tim “Người Ngựa – Ngựa Người” có được là do cái cao siêu của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, một con người thường bị coi là ít học . Xin hỏi mấy ông Giáo sư, Tiến sĩ kể cả bằng chính hiệu Hoa kỳ có đủ tài để nghĩ ra cái mưu để danh cho ngàn đời như thế này không?

Đời người ăn nhau ở cái sự nghiệp và tên tuổi, đặc biệt là dấu ấn để lại trong lịch sử dân tộc. Kể cả Hồ Chủ tịch vài mươi ba năm nữa khi nào đổi đồng bạc mới rồi thì họ (nhân dân) cũng quên đi nhanh chóng giống như số phận Lênin hôm nay ở Nga. Nhưng một điều chắc chắn truyền thuyết và hình ảnh Thánh Gióng và những gì gắn với tượng của Thánh Gióng là mãi mãi, là muôn đời, là muôn kiếp gắn liền với tên tuổi của cả một dân tộc, mà ai trong số những kẻ háo danh cũng muốn có.
Làm tim cho tượng Thánh Gióng là một giải pháp khéo léo vì cái tài ở chỗ là người ta không cần phải bắt dân hô câu muôn năm nhưng tên tuổi họ sẽ được gắn với tên tuổi của Đức ông Thánh gióng muôn muôn kiếp.
Để kết thúc cho bài viết cũng nhắc nhở mọi người, đặc biệt là các em học sinh trình độ lớp 4 ngang với Thủ tướng nên ghi và nhớ:
1. Phải nhớ lời dạy của Bác Hồ ” Làm việc gì cũng quý – Trình độ nhỏ làm việc nhỏ – Tùy theo sức của mình”. Giá đồng chí Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng không làm Thủ tướng mà làm chuyên môn quân sư về ngành Y tế hay Tôn giáo thì biết đâu lại tạo điều kiện nhiều hơn cho sự phát triển của đất nước.
Bỏ qua suy nghĩ cho rằng ý tưởng và mưu đồ trục lợi cho cá nhân thì việc có ý kiến để lắp tim cho Ông Gióng và Ngựa Thánh bằng đồng nói trên, đâu phải ai nghĩ ra cũng được? Đó là ý tưởng và phát kiến xuất chúng của một người lính y tá cũ, có chuyên môn về giải phẫu hiện đang đảm trách chức Thủ tướng nó sẽ mãi mãi đi vào lịch sử dân tộc.
Đây không chỉ là một ý tưởng lớn, tạo đà và điều kiện chấn hưng và phát triển nghề đúc đồng ở Việt nam lên một tầm cao mới của thời đại Hồ Chí Minh. Hay quan trọng hơn là từ đây sẽ bắt đầu là một chiến dịch “lắp tim” cho các đồng chí đã được đúc tượng để khơi dạy ý thức tâm linh của toàn đảng, toàn quan và toan dân thay cho việc mê tín dị đoan đồng bóng v.v…

2. Một vấn đề nhỏ nhưng có ý nghĩa lớn không thể bỏ qua cần phải nhắc, đó là trái tim của ngựa đâu giống trái tim con người, vì trái tim con người ngoài việc co bóp để tạo áp lức thì nó còn biết yêu thương, biết được cái đau và nỗi khổ của người khác. Do vậy về ngoại hình thì kích cỡ tim Ngựa khác với tim Người, vì sao họ lại làm giống nhau để rồi phải dán giấy đánh dấu “Tim Người – Tim Ngựa” như vậy?
Không biết việc kích cỡ trái tim đồng chí Thủ tướng có chỉ đạo hay không, hay đồng chí cũng chỉ hiểu tâm (tim) của Ông Gióng cũng như tâm (tim) của Ngựa mà thôi?!
Có lẽ vì thời buổi bây giờ người người, ngợm ngợm, hay người và thú vật nhiều khi cũng nhảy ngồi nhầm ghế của nhau, điều mà ít người để ý đến./.
Nhiệt liệt chào mừng ngày 01-10-2010 ngày Quốc khánh Trung quốc và ngày khai mạc Đại lễ 1.000 năm Thăng long


Nguồn :http://nguoiduatinkami.wordpress.com/2010/09/28/trai-tim-thanh-giong-idea-c%e1%bb%a7a-th%e1%bb%a7-t%c6%b0%e1%bb%9bng/

Cần hoan hô tham nhũng

Trung thu, còn mấy ngày nữa là lập đông mà trời nực quá. Vừa ở nhà tắm ra đã lại thấy nhơm nhớp mồ hôi.Ra quán cà phê đầu ngõ. Có thoáng hơn ở nhà, nhưng vẫn ngột
Quán không đông lắm vì là cà phê truồng, tênh hênh bên vỉa hè.
Hai thanh niên ngồi chụm đầu rỉ rả nhấp cà phê:

Này, chuyện Vinashin biết rồi chứ /
Biết rồi, nổi tiếng thế, ma cũng phải biết nữa là người/

Thế chuyện cho người nước ngoài thuê đất rừng/
Cũng biết, để dân mình đỡ phải làm, đỡ khổ còn thắc mắc gì/

Thế chuyên khoét mỏ Bô xít thì sao/
Chuyện đó lớn nhưng xưa như Diễm, đến đám giun đất cũng biết, còn phải hỏi/

Đấy ông thấy chưa, đất nước sẽ đi vào tàn lụi, hết tài nguyên khoáng sản lấy gì ăn, mất đất thì con cháu lấy gì mà sống?

Thế có gì mà đã lo/
Thế không lo thì mừng chắc/

Đúng , không đáng lo, chỉ đáng mừng/
Sao?

Còn sao giăng gì nữa, Với tốc độ đục khoét hiện nay, càng ngoạm nhanh hết tài nguyên chính là đang đưa đất nước đi lên đấy/
Lạ nhỉ, giải thích cái xem nào/

Có gì mà phải giải thích, nhìn nuớc Nhật đấy, vì chẳng có tài nguyên gì nên họ mới phát triển được trí tuệ/
Thật à/
Còn không thật sao, lắm của ăn sinh ra đần độn. Cứ hết sạch của cải thì cái đầu khắc phải nghĩ rồi sẽ thông minh ra. Thế kỉ 21 là thế kỉ của kinh tế tri thức, chúng ta đang ở thế kỉ ấy đây/

Nói thế hóa ra tham nhũng đưa đất nước tiến lên à/

Đương nhiên/

Thế tham nhũng là thành tích à/
Tất nhiên/

Thế mà lâu nay mình cứ oán chính phủ để cho tham nhũng tràn lan, hóa ra đó là chiến lược đưa đất nước đi lên/
Đúng vậy/.

Nhưng sao cả nước đèu ghét tham nhũng/
Dân nhầm cả đấy, cứ trông thấy ai giàu có là ghen ăn tức ở nói xấu, có gì lạ/

Thế còn chính phủ/
Chính phủ không nhầm, nhưng vẫn hô hào chống tham nhũng để yên dân/

Ôi thế thì chúng ta cần hoan hô tham nhũng/
Đúng, nên như thế thì đất nước mới tiến nhanh được, ka ka.

Lại lặng lẽ. Chỉ còn nghe tiếng lách cách của thìa cà phê và khói thuốc
bay lên hòa cùng bụi đường mờ mịt.


Nguồn :http://dongngandoduc.multiply.com/journal/item/563


Nguồn :http://dongngandoduc.multiply.com/journal/item/563

Giỗ


1- Giỗ mẹ vợ tôi, ông ngoại các cháu hay làm vào chủ nhật, thường là bị sớm lên vài ngày. Tôi hỏi sao không làm đúng ngày, ông nói làm vào ngày nghỉ để con cháu có mặt đầy đủ. Chúng đang công tác cả mà.Tôi bảo ông, từ nay ông đừng làm thế, làm đúng ngày đi. Con cháu đứa nào về được thì về, không thì thôi. Giỗ là để tưởng nhớ người đã khuất chứ có phải bày cỗ cho nguời sống ăn đâu. Cỗ bàn thời nay nào có thiếu. Còn không ai về thì ông chỉ cần con gà nải quả đĩa xôi và chút hương hoa là xong chứ đừng làm thế.

Quê tôi ở Ninh Hiệp bên gia Lâm, đất Bắc Ninh cũ. Cạnh nhà chú tôi có đám giỗ. Ông bố trong nhà mất đã trên chục năm.
Một lần vào ngày giỗ, một đứa cháu gái trong nhà tự nhiên lảo đảo giật giọng gọi anh con giai ra rồi chỉ mặt: chục năm nay tôi đói rách , anh biết không? Thì ra hồn ông bố nhập vào đứa cháu gái.
Anh luống cuống bảo bố ơi, giỗ năm nào con cũng làm to, cũng vàng mã áo xớ có thiếu gì đâu/ Anh bày cỗ nhưng không khấn xin phép thổ thần, chỉ mời có tôi, thành thử về tôi chỉ thập thò ngoài cổng, thổ thần không cho vào nhà làm sao mà ăn, còn nói gì chuện nhân vàng mã áo mũ, …Rồi con bé lăn ra. Lúc sau tỉnh dậy hỏi vừa nói gì ban nãy, nó lắc đầu bảo không biết chuyện gì.
Chẳng biết chuyện có đáng tin không. Nhưng nghe bảo giỗ không đúng ngày thì thổ thần cũng không vào nhà.Tôi nói chuyện đó với ông ngoại thì ông thở dài bảo tôi không biết chuyện đó. Ông nguyên là trưởng khoa triết của trường Đảng bộ giáo dục.

2- "Mùa thu năm Canh Tuất (tháng 7 năm 1010 âm lịch), vua Lý Thái Tổ (Lý Công Uẩn) tuyên chiếu dời đô chọn Thăng Long làm kinh đô nước Việt cho muôn đời"Sử sách để lại là như vậy.
Nhà sử học Lê Văn Lan trong một bài phỏng vấn trên báo Đại đoàn kết, ông có phàn nàn sao lại chọn ngày10/10 giải phóng thủ đô làm ngày kỉ niêm mà không chọn ngày đúng như sủ sách đã chép? .

Năm nay kỉ niệm nghìn năm Thăng Long có UNESCO sang dự, và chắc họ sẽ ghi nhớ 10/10 là ngày rời đô của Lí Công Uẩn. Mà như thế là ta đã làm lệch đi lịch sử. Cách làm này giống chuyện tùy tiện của ông bố vợ tôi khi chỉ vì mong con cái về ăn cỗ đông đủ chọn ngày chủ nhật, lệch ngày giỗ cũng mặc. Như vậy có thể bà tôi chưa chắc đã vào được nhà.

Chỉ có thể giải thích việc rời ngày kỉ niệm vua Lí về Thăng Long chậm đi hằng tháng trời là cái lỗi rất đáng trách của nền hành chính tùy tiện. Nền hành chính này ép cả vua Lí chệch ngày rời Đô, chỉ cốt sao hợp với tính toán tiện cho mình mà bất chấp cả vua Lí và những ghi chú lịch sử.
Thử hỏi, nếu không có chuyện ông rời đô thì lấy cớ đâu mà bày cỗ nghìn năm.Không chừng 10/10 kỉ niệm nghìn năm năm nay, Vua Lí phải đứng đứng thập thò ở ngoài thành xem cháu con ăn cỗ mà bụng đói meo cho mà xem.


Nguồn :http://dongngandoduc.multiply.com/journal/item/562

28 thg 9, 2010

35 NĂM & CÒN BAO LÂU NỮA ?


Tối qua, VTV đưa tin I- Rắc tổ chức một cuộc gặp gỡ giữa những bà mẹ có con hi sinh trên chiến trường I- Rắc. Không ít bà mẹ Mỹ cũng đã bay hơn nửa vòng trái đất đến mảnh đất vẫn còn đầy thuốc súng mà con họ đã nằm xuống. Những bà mẹ không cùng màu da chủng tộc, nhưng cùng một nỗi đau mất con.
Những bà mẹ ấy cùng khóc và cùng ôm lấy nhau. Nước mắt, nỗi đau như không còn phân biệt, cách ngăn bởi những bất đồng ngôn ngữ, cũng như sự hận thù của những đứa con từng chĩa súng vào nhau trên hai đầu chiến tuyến.

Năm ngoái, những bà mẹ như thế cũng đã gặp nhau một lần trên đất Mỹ.
Họ gặp được nhau chỉ sau 7 năm kết thúc cuộc chiến.

Xem xong, không ngủ được, thức viết những dòng này.

Cuộc chiến trên đất Việt, cũng với người Mỹ, kết thúc hơn 35 năm rồi, vẫn chưa thể có được một cơ hội nào cho những bà mẹ hai phía ngồi lại với nhau. Thi thoảng, cũng đã có vài cuộc tìm đến, nhưng đó chỉ là những sự trở về đơn lẻ không có chút sơn phết nào của màu sắc quốc gia.

Ừ, có thể cái quãng cách giữa hai màu da, chủng tộc còn quá xa. Nhưng còn với những bà mẹ cùng giống nòi, cũng những mẹ Việt của những đứa con Việt cùng màu da tiếng nói?

Mà không chỉ câu chuyện… nước mắt, vòng tay của những bà mẹ Việt. Nhiều lần rồi tôi cứ thầm nghĩ: Tại sao chính phủ không dám và không gọi mời được tất tật những tổ chức chống đối của người Việt ở hải ngoại về nước, tổ chức đối thoại đàng hoàng, sòng phẳng với nhau để nghe xem vì sao người ta chống đối, họ chống đối, họ đòi hỏi cái gì? Biết đâu qua đó mà người ta vỡ lẽ ra, bắt tay ôm nhau được ?

Làm được điều này, nó vĩ đại hơn cả những... chiến thắng vĩ đại!
35 năm- Một quãng thời quá dài.
Dịp 30- 4 rồi, tôi có viết mấy dòng này: Tại sao cứ đến dịp là lại đào xới thêm, sao không đóng lại để chìa bàn tay ra với nhau? Không thiếu đất nước, dân tộc trên thế gian này cùng cảnh ngộ như ta, cũng chiến tranh, cũng cắt chia, cũng hi sinh mất mát, cũng… hận thù! Nhưng họ bỏ qua, xóa nhòa để dang tay kéo ôm nhau được. Còn chúng ta?

Hình như đây là điểm yếu nhất của người Việt, của dân tộc Việt?
Và thêm một lần nữa, lại muốn trích lại mấy câu thơ đọc nhói lòng của chị Thanh Chung, một phụ nữ Việt hiện đang làm việc cho Quĩ nhi đồng Liên hiệp quốc (UNICEF) tại New York:
Sẽ cần thêm bao nhiêu thời gian
Để Ba mươi tháng tư thôi là ngày “Quốc hận”?
Sẽ cần thêm bao nhiêu tháng năm
Để “Quốc giỗ” cho những người tử trận
Không phân biệt thắng - thua, được - mất.


Nguồn :http://truongduynhat.vnweblogs.com/post/1545/258719

BÕNG DƯNG MUỐN KHÓC" VỚI THÀNH NHÀ MẠC TUYÊN QUANG


Lần đầu tôi đến Tuyên Quang là năm 1987.
Quyên chở tôi bằng xe đạp đi qua tường thành rêu phong khuất lấp sau những rễ si tua tủa đầy vẻ cổ kính, kiêu hãnh giới thiệu:
Thành nhà Mạc đấy!
Quyên sinh ra và lớn lên ở Tuyên nên tự hào về cái thị xã xinh đẹp này lắm. Mà hình như tất cả những người Tuyên tôi gặp đều giống Quyên. Thành nhà Mạc là một phần niềm tự hào của họ.


Thành nhà Mạc ở Tuyên Quang được xây dựng từ thời nhà Mạc vào khoảng năm 1552, còn gọi là thành Tuyên Quang. Thành được xem là một biểu tượng lịch sử của vùng đất Tuyên Quang, được công nhận là di tích lịch sử cấp quốc gia.

Những năm sau đó, tôi còn nhiều dịp trở lại thị xã Tuyên Quang, và nhìn thành nhà Mạc với cái nhìn của bạn tôi, thành kính ngưỡng mộ một thời lịch sử mà nhờ nó một phần của cái thị xã bé nhỏ này có một cái tên rất ấn tượng : Thành Tuyên.



Hôm qua trở lại, tôi và những người cùng đi bất ngờ đến sửng sốt trước cái vật thể này:
Được biết chúng là một phần của công trình tôn tạo trị giá 9,8 tỉ đồng từ nguồn vốn của Chương trình mục tiêu Quốc gia về văn hóa do Bộ Văn hóa-Thể thao và Du lịch cấp. Sau nhiều tháng thi công, đã kịp chào mừng thị xã Tuyên Quang được nâng cấp lên thành phố, tháng 7 vừa qua.


Mấy văn nghệ sĩ Tuyên Quang đi cùng gọi là cái lò gạch.
Dấu ấn cổ kính nhất của thành Tuyên hơn 450 năm tuổi bây giờ là cái "lò gạch" 1 tuổi.
Bao giờ được 450 năm nữa để nó bằng tuổi nó của... năm ngoái?
Quyên bây giờ theo chồng, không còn ở Tuyên nữa.

Lướt blog của mình, nhìn thấy mấy cái ảnh này, Quyên có "bỗng dưng muốn khóc" không nhỉ? (xin lỗi nhé, lười nghĩ nên mượn cụm từ này!)
Chả lẽ tại mình dân trí thấp nên nhìn gà hóa cuốc thế, vì người ta bỏ gần chục tỉ chắc phải dự án dự iếc ngon lành lắm, chứ di tích quốc gia, ngân sách nhà nước, niềm tự hào của địa phương... có phải chuyện "oẳn tù tì ra cái gì ra... cái lò" đâu. Chẳng biết hay dở, đúng sai thế nào...Chỉ thấy mình "bỗng dưng" muốn... post cho Quyên xem!

Nguồn : http://nguyenthuyquynh.vnweblogs.com/post/1580/254584

Nguyễn X Diện nói thẳng :
Trời ơi!
Đây là một tội ác!
Sao trời đất không chu diệt hết lũ giặc ác này đi!
Nhờ bà con tra giúp xem thời điểm ngày 2 tháng 1 năm 2009, những tên nào đang làm:
- Chủ tịch UBND tỉnh Tuyên Quang. Có phải là ả Lê Thị Quang?-
Bộ trưởng Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch. Có phải là tên Hoàng Tuấn Anh?
- Cục trưởng Cục Di sản văn hóa (thuộc cái bộ trên). Có phải là tên
Đặng Văn Bài

Thưa các anh chị :
Cách đây một tháng sau, khi rời khu di tích " Ba Đình " Lịch sử nghe cô hướng dẫn viên kể là ở đấy đất thiêng không ai hy sinh trong suốt các cuộc kháng chiến (Nơi ấy không có nghĩa trang liệt sĩ ). Một anh cùng đoàn nói vui : Có ai đi bộ đội đâu mà hy sinh ...
Chúng tôi có dịp đi qua cái Lò Gạch ấy rồi . Ngồi trên xe, chửi bới bọn quan chức " Miền rừng " ngu một hồi, .. cuối cùng lại vỡ là ở Thủ Đô họ cũng tô son lại Bốt Hàng Đậu ( 4 tỉ ) và Phố cổ đấy sao ? HN đâu có xa xôi gì ? Bộ Văn Hóa .. cả Bộ chính trị đóng ở đó nữa .

Chợt nhớ xưa dòng họ Tôn Thất là dòng họ cao quý. Ngay từ cuối những năm 1970 chúng tôi đã mang dòng họ ấy gắn với tên các vị bộ trưởng cao quý của nước Việt - Ví dụ như :

Bộ trưởng bộ Công an là Tôn Thất Đức
Bộ trưởng bộ Giáo dục là Tôn Thất Học
Bộ trưởng bộ Nông nghiệp là Tôn Thất Bát
Bộ trưởng bộ Tài chính là Tôn Thất Thu
Bộ trưởng bộ Ngoại giao là Tôn Thất sách
-----------------------------------------------------
-----------------------------------------------------
Bộ trưởng bộ Văn hóa là Tôn Thất Lễ

Cái dòng họ Tôn thất này sao trị vì đất nước này lâu vậy. ?

Đâu chỉ là ăn quả đắng nhà thầu Trung Quốc


Báo Tiền Phong số ra ngày thứ sáu 24-9-2010 đăng trên tr. 5 bài: “Chủ đầu tư nhiều dự án nhiệt điện: Ăn quả đắng nhà thầu Trung Quốc”. Sau khi đọc xong bài viết, tôi nghĩ không phải chỉ là ăn quả đắng nhà đấu thầu, mà những hành vi, hành động của những người phụ trách chủ yếu của TKV – đương chức hoặc đã “an toàn hạ cánh” – phải khép vào tội “làm tay sai bán nước cho ngoại bang”.
Tin cho biết “trong những năm vừa qua Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam (TKV) đã triển khai đầu tư 6 dự án điện cho nhà thầu Trung Quốc (có ghi rõ tên và công suất của từng dự án, nhưng không biết vì sao tác giả lại không nói tổng công suất của các nhà máy đó, cho nên xin làm một phép cộng: có tổng công suất là 1380MW và làm một phép tính nhân với 5000 (số giờ tính trung bình cho một nhà máy điện chạy trong một năm) để ra sản lượng điện là 6,9 tỷ kwh trong một năm, một lượng điện không nhỏ.

Bài báo cho biết: việc thi công các dự án của TKV do các nhà thầu Trung Quốc làm tổng thầu EPC đều bị chậm tiến độ từ 1 đến 2 năm, thậm chí chậm hơn; dự án chậm đã làm tăng chi phí; nhiều dự án bị đội mức đầu tư khá nhiều (sao không dám nói tới việc chậm đưa nhà máy vào sản xuất đã ảnh hưởng tới nền kinh tế quốc dân và đời sống của nhân dân ta như thế nào khi chúng ta đang căng thẳng về điện?); qua một số nhà máy còn thấy “chất lượng thiết bị xuất xứ Trung Quốc cũng như các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật thấp hơn thiết bị của các nước châu Âu, G7”.

Tại sao trước những sự kiện động trời này những người có trách nhiện của TKV và cấp trên của TKV vẫn nhắm mắt làm ngơ?
Đáng chú ý bài báo đã trích ý kiến của giáo sư Bùi Huy Phùng, Viện Khoa học Năng lượng: “Việc hiện 90% dự án nhiệt điện hiện nay đều do Trung Quốc thắng thầu sẽ dẫn tới sự phụ thuộc có nguy cơ mất an ninh năng lượng khi có sự cố xảy ra vì khi đó chúng ta có cái gì làm đối trọng.”
Đó là một ý kiến rất chính xác, nó cho thấy không chỉ “ăn quả đắng” như trên đâu, xin mỗi người dân yêu nước Việt Nam suy nghĩ để biết rõ những cái gì sẽ xảy ra khi chúng ta gặp nguy cơ mất an ninh năng lượng và không có cái gì làm đối trọng.

Trong bài viết
“Đấu thầu” với Trung Quốc: Thua ngay trên sân nhà, nguyên nhân và hậu quả” đăng trên boxitvn gần đây, tôi đã buộc phải đặt câu hỏi: Sao họ có thể “khống chế dây dưa với chủ? Muốn làm gì thì làm? Phải chăng tay “nhiều ai đó” phía chúng ta đã nhúng chàm? Và nhúng chàm rất sâu rồi?

Sau khi đọc xong vài viết rất cụ thể trên báo Tiền Phong, tôi thấy kết tội những người có trách nhiệm trong việc gây ra những chuyện nói trên là tham ô là hủ bại là không phù hợp với tội ác của bọn chúng.
Phải nói rõ: đó là những hành vi, hành động phạm tội “làm tay sai bán nước cho ngoại bang”.


27 thg 9, 2010

Giang Kim Đạt cao chạy – Vinashin bay!


Cho đến nay 5 quan chức cấp cao của Vinashin đã bị cơ quan an ninh điều tra bắt tạm giam theo luật định. Mặc dù các quan chức này khi bị bắt chỉ mới bị khởi tố về hành vi cố ý làm trái các quy định nhà nước về quản lý kinh tế, gây hậu quả nghiêm trọng.

Đây là tội danh khá “nhẹ nhàng”, so với thảm họa mà họ đã gây ra đối với Vinashin (thực chất là đối với đất nước) bởi theo điều 165 Bộ Luật Hình sự sửa đổi bổ sung năm 2009, mức hình phạt (theo khoản 3) mức hình phạt cao nhất đối với hành vi này, trong trường hợp gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng chỉ mới bị phạt tù đến… hai mươi năm.

Trong số các quan chức đã và đang bị “chiếu” có một kẻ không thuộc hàng “quan chức” đang bị truy nã nhưng gây hồi hộp không kém đối với những ai quan tâm đến “cuộn phim đen” Vinashin đó là Giang Kim Đạt. Vậy anh ta là ai?

Theo tác giả Lê Trung Thành trong bài “Vinashin - Chuyện bây giờ mới kể” (bài 2) đăng bởi BauxiteVietnam, người ta nhận diện ra Giang Kim Đạt trong đoạn sau: “
Dự án tổ chức vận tải hành khách, hàng hóa trên biển tuyến Bắc – Nam bằng tàu biển “cao tốc” của Công ty TNHH MTV Vận tải viễn dương Vinashin (VNS) được Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng phê duyệt ngày 12.4.2007 với nội dung cho VNS mua và đóng mới một số tàu, có tổng mức đầu tư từ 1.5 đến 2 tỷ USD. Chắc chắn là, các tác giả của dự án này phải “hót” hay lắm nên được ông Hồ Nghĩa Dũng – “tân” Bộ trưởng GTVT – chấp thuận ngay trước khi gửi lên thủ tướng. Ông Trần Văn Liêm, Tổng Giám đốc VNS vội vã bay sang Ý cùng một nhà “môi giới” thân quen, đã sát cánh bên ông qua nhiều phi vụ mua tàu cũ. Anh ta còn trẻ, tuy chẳng được học hành bài bản như ông nhưng nhanh nhẹn, chịu chơi, chịu chi, sống ở Sài Gòn trong một gia đình có nghề đi biển, anh ta có nhiều mối quan hệ, vì vậy chuyện chắp nối trở thành “đệ tử ruột” của Tổng Giám đốc VNS là điều dễ hiểu. Chuyến đi mua tàu chở khách được sắp đặt trước nên khá mau mắn, ông Liêm và nhà môi giới trẻ tuổi – Giang Kim Đạt – quyết định chọn mua tàu Cartour cao 7 tầng”.

Không chỉ có tàu Hoa Sen trị giá 1.300 tỷ đồng đầy tai tiếng, biểu tượng cay đắng của “thương hiệu” Vinashin, nhà môi giới trẻ “tài cao, chí lớn” Giang Kim Đạt còn xuất hiện trong 9 thương vụ mua tàu cũ nát khác của Vinashin mà trực tiếp là Công ty TNHH MTV Vận tải viễn dương Vinashin. 9 con tàu cũ nát đó được Công ty này mua với tổng trị giá 3.136 tỷ đồng với tuổi trên 15 năm (2 tàu tuổi 26 năm, 4 tàu tuổi 22 đến 24 năm). Đội tàu đó cũ nát “tới mức nó không thể đáp ứng được các yêu cầu đăng kiểm tại Việt Nam. Vì vậy, các tàu trên dù đã được Vinashin mua nhưng không thể treo cờ Việt Nam mà vẫn cắm cờ nước ngoài như Panama, Tuvalu, Liberia để hoạt động vận tải” (theo laodong.com.vn).

Giang Kim Đạt xuất hiện tại VNS tại thời điểm tháng 5/2006, sau vài tháng làm chuyên viên, đến tháng 8/2006, Giang Kim Đạt được Tổng giám đốc Trần Văn Liêm bổ nhiệm làm Trưởng phòng Kinh doanh. Mặc dù Công ty này, là một trong những công ty Nhà nước ngoại lệ (gần như rất ít cán bộ lãnh đạo và công nhân viên có hồ sơ cá nhân gốc nộp và được quản lý tại Phòng Tổ chức, chủ yếu là các giấy tờ photo, thậm chí không công chứng); Giang Kim Đạt cũng không phải là ngoại lệ.
Tuy nhiên, theo những thứ ít ỏi nhất của Giang Kim Đạt còn sót lại tại Công ty này thì anh ta còn khá trẻ, sinh năm 1977, tại Thái Bình; đăng ký thường trú tại 401 Xô viết Nghệ Tĩnh, phường 24, quận Bình Thạnh, TP. Hồ Chí Minh; trình độ theo tờ khai là chuyên viên cao đẳng (!).

Sau khi hoàn thành các thương vụ mua tàu cho VNS trong thời gian 2006- 2007, năm 2007 Giang Kim Đạt “biến” khỏi VNS để lại Công ty này nhiều huyền thoại, kể cả những đứa trẻ thú vị mà trong giấy khai sinh chưa hề có tên cha?
Trước khi đến VNS, Giang Kim Đạt còn thiếu đủ thứ, thậm chí vay mượn tiền của anh em; nhưng sau khi hoàn thành sứ mệnh mua tàu, anh ta có đủ thứ, thậm chí còn biếu cả xe ô tô cho Tổng giám đốc khả kính của mình.

Giang Kim Đạt “biến”, nhưng cũng chưa biến mất. Anh ta lập công ty ở Singapore và còn xuất hiện tại VNS một lần nữa. Đầu năm 2008, khi suy thoái kinh tế thế giới tác động đến Việt Nam, Tổng Giám đốc Trần Văn Liêm vò đầu bứt tai với nhiều thứ cho đội tàu cũ nát như: chạy đôn, chạy đáo để lo tiền dầu, tiền thuyền viên, tiền phạt do tàu bị chính quyền cảng nước ngoài bắt giữ, tiền thuyền viên… thì Giang Kim Đạt lại xuất hiện như “thần tài”.

Ngày 10/5/2008, Giang Kim Đạt đặt bút ký hợp đồng lao động thứ hai, số 45/CB/2008 với Tổng Giám đốc Trần Văn Liêm với chức danh Quyền Trưởng phòng Kinh doanh. Khác với các trưởng phòng khác, VNS đón Giang Kim Đạt về như đón một “thần tài” thực sự: những bộ bàn ghế mới, máy vi tính mới được mua về gấp gáp; bàn làm việc có bánh kẹo ngon, hoa quả xịn; buổi ra mắt có champagne nổ đôm đốp và những tràng pháo tay. Vậy nhưng, ngày 20/6/2008, Giang Kim Đạt đã chấm dứt hợp đồng và chính thức “cao chạy xa bay” khỏi Việt Nam.

Lần trở lại vỏn vẹn 1 tháng này, Giang Kim Đạt không vực dậy được VNS, ngoài việc giúp Tổng Giám đốc Trần Văn Liêm bán vội được một số tàu (không ai được bàn bạc), trong đội tàu đã có lúc lên đến 19 chiếc của VNS?
Thực ra, lần trở lại này Giang Kim Đạt đã làm được một việc rất lớn: đó là chính thức đóng chiếc đinh cuối cùng lên nắp quan tài của ý tưởng vĩ cuồng: VNS sẽ có một đội tàu vận tải khách Bắc - Nam gồm 7 chiếc, thực hiện trong vòng 5 năm (2007 - 2012), trị giá hơn 2 tỷ USD và ý tưởng của Tổng Giám đốc Trần Văn Liêm về việc thành lập Tổng công ty Hàng hải Vinashin để cạnh tranh ngang ngửa với Tổng công ty Hàng hải Việt Nam (Vinalines)!


Từ Tâm
Nguồn :http://boxitvn.blogspot.com/2010/09/giang-kim-at-cao-chay-vinashin-bay.html

25 thg 9, 2010

THƯ GIÃN








Nguồn : Yutobe

24 thg 9, 2010

Ngẫm về an ninh


Đọc sách đông tây kim cổ, chưa thấy thời nào mà lộng ngôn, sàm chữ về hai từ an ninh nhiều và tối nghĩa, vô duyên, khôi hài, đáng chán như ở nước ta bây giờ!

Vì an ninh Tổ quốc phải hiểu theo nghĩa nào, khi kẻ cướp hành hung, giết người, bắt dân ta nộp phạt như ở chốn không người? An ninh cái nỗi gì nếu nhà của ta, biển của ta, đảo và trời của ta, người lạ coi như là của họ?

An ninh tư tưởng có nghĩa là chỉ cần hơi phản biện dữ dằn một chút là an ninh về hỏi thăm ngay, bất kể cái tâm người nói sáng le lói cái hơi thở tàn bất lực trước những trái ngang, đau đớn của cuộc đời.
Đường đến thành Khai Phong hay Đường về nô lệ có đủ chăng khi quay bộ phim ấy ở nước người, người của người, cảnh của người, trang thiết bị của người, cái nền văn hóa cũng của người nốt mà chẳng thấy an ninh nào quan tâm một tý gọi là?
Nếu an ninh văn hóa, tư tưởng biết nhúc nhảy cái tâm, biết duỗi co cái mắt, biết run rẩy cái tai, thì hàng trăm tỷ đồng Đường đến... đâu phải chịu cái cám cảnh khóc hổ ngươi, cười ra nước mắt?

Ốc chưa lo nổi thân ốc, giống như con ngao ngắm cái vỏ của nó rồi lại tin vỏ ngao mềm mượt như bầu trời, đích thị là bầu trời; nên mới nghênh ngang phán cứng ngắc như bún trong nồi rằng khi Việt Nam thức thì Cuba ngủ và khi Cuba thức thì Việt Nam ngủ để bảo vệ hòa bình, an ninh thế giới!
Chẳng biết anh em em nhà Fidel thông thái cỡ nào đến nỗi, mới đây, ngày 8.9.2010, Fidel đã huỵch toẹt ra rằng Mô hình kinh tế cộng sản chủ nghĩa của Cuba là không thể làm được – nói trắng ra là thất bại hoàn toàn (The Cuba’s communist economic model doesn’t work).
Nếu đúng như thế thì cái nửa đêm (hoặc nửa ngày) về an ninh ai lo cho đây?

Một trong những cơ quan gáy to nhất về an ninh theo nghĩa “an ninh năng lượng” là Tổng Công ty Điện lực Việt Nam (EVN). Suốt ngày, quanh năm, ông điện lực cứ ra rả giảng giải cho dân tình nghe, doanh nghiệp ‘biết’ về cái nhà máy điện này, nguồn than đá kia, nhưng mất điện mùa khô kéo sang cả mùa mưa mà vẫn cứ nhởn nhơ như lũ trẻ con lo phá cỗ Trung thu, chỉ nhìn thấy mấy cái bánh resort, di động mà không cần biết trăng đã và đang chui vào mây chơi trò trốn tìm từ lúc nào, do can cớ gì? Chẳng lẽ đến cả hai chữ an ninh cũng đổ tại ông trời thì phải gọi là an ninh ư thiên, phá hại ư nhân sao?


Đọc những bài viết về chuyện gà ấp trứng đà điểu, vì sao nông dân Việt Nam phải lo an ninh lương thực cho thế giới..., mới tá hỏa tam tinh ra rằng một nước có GDP chưa đến 100 tỷ USD lại cứ nhảy xổ vào người giàu, “lo” cho kẻ có mười mấy ngàn tỷ (như Mỹ, EU), người có dăm ngàn tỷ USD (như Nhật) không có gạo mà ăn (!).

Kỳ quái và ngu xuẩn hết chỗ nói cho cái nhà ông Phong – Tổng Giám đốc Tổng công ty Lương thực miền Nam – khi coi cái phận nghèo, phận tủi của 70 triệu nông dân Việt Nam không bằng mấy cái móng tay tô đỏ loe đỏ loét của các nhà giàu.

Đọc dự thảo các báo cáo thời nay mới thấy rằng an ninh như trên vẫn còn là chưa đủ. Cần phải có thêm an ninh đóng góp ý kiến, ai muốn góp, muốn đóng mặc sức nhưng phải cạch đến già những điều không được đóng, không được góp cái gì hết trơn hết trọi! Lơ mơ phạm húy, phạm thượng là a-lê xộ bót.

Cũng cần phải có khái niệm về an ninh khiếu nại vì nhà nước quy định nếu đơn kiện có từ hai người ký trở lên, tức là tập thể, thì nhất thiết không được (?).

Nực cười cho một nhà nước cái gì cũng tập thể, cái gì cũng chung nhưng chung chữ ký vì phẫn uất, bất công, vì đói nghèo thì lại không thể được?! Có lẽ nào đó là kiểu an ninh học theo Tàu chăm phần chăm? Anh Khựa nói rằng cứ bàn về Biển Đông thoải mái, vô tư với điều kiện chỉ bàn với một, chỉ một mà thôi; còn bàn với hai là tập thể, là đa phương, là quốc tế hóa. Không được! Ai chẳng biết ông Tàu thâm mực nho thích bẻ đũa từng chiếc. Cả bó đũa làm sao mà bẻ, làm sao mà tống nổi cả đám chữ ký vô tù?

Bây giờ, nếu rảnh rỗi mà ngồi luận về an ninh thì cả tháng cũng chưa hết chuyện. Chỉ xin các vị lãnh đạo, nếu còn có tí tự trọng, tí yêu nước, biết cho rằng không có an ninh nào bằng an ninh tự lòng người. Một khi coi thường thiên hạ, cứ cậy quyền cậy ác mà lạm bạo, tham tàn trong khi lòng dân không yên theo giá vàng phi mã, lạm phát phi long, dốt nát phi Thiên Lý Mã, tham nhũng phi Thần Châu, đạo đức giả phi vô tận..., thì không chỉ một vài mà cả ngàn triệu cách nói, cách hiểu về an ninh cũng chỉ để vứt vào sọt rác!

Hà Văn Thịnh
Nguồn :
http://boxitvn.blogspot.com/2010/09/ngam-ve-ninh.html#more

Có nên vay mới để trả cũ?


Lấy khoản vay mới để trả nợ cũ trong nhiều trường hợp là dấu hiệu nguy hiểm.
Mỗi khoản vay đều có mục đích. Sử dụng khoản vay sai mục đích là tối kỵ và những người cho vay đánh giá khách hàng rất xấu nếu làm vậy.
Khi phải đi vay hay dùng các khoản vay mới để trả cho nợ cũ, thì thường đó là dấu hiệu nguy hiểm. Tất nhiên, nếu ai đó đồng ý cho vay với lãi suất thấp, thời hạn dài để cho khách hàng trả các khoản nợ cũ với lãi suất cao, thời hạn ngắn, thì đó là chuyện giúp đỡ quý giá (nếu để trả cho bên thứ ba) hay việc tái cơ cấu nợ bất đắc dĩ (nếu trả cho người cho vay).

Chính phủ vừa phải lấy 300 triệu USD tiền thu được từ phát hành trái phiếu quốc tế để trả nợ thay cho Vinashin.
Rất có thể chủ nợ, là người đang cầm trái phiếu, không ràng buộc (hay không thể vì trái phiếu đã đổi chủ vài lần trên thị trường) Chính phủ phải dùng vào mục đích gì, nhưng chắc chắn Chính phủ đã sử dụng khác với mục đích ban đầu của mình.

Và các tổ chức tài chính quốc tế không thể không lưu ý đến điều đó, nên có thể các khoản vay sắp tới chắc chắn điều kiện sẽ ngặt nghèo hơn.

Trước đây cũng không thấy nhắc đến khoản nợ nước ngoài 300 triệu USD này của Vinashin. Nó có nằm trong 600 triệu USD mà Vinashin tự vay và không có bảo lãnh của Chính phủ hay không?
Khoản 750 triệu Chính phủ cho vay lại từ phát hành trái phiếu đợt đầu chưa đến hạn, và chắc chắn Chính phủ phải trả (Vinashin chắc chắn chưa có khả năng trả vào 2015 khi khoản này đáo hạn).

Chính phủ cũng phải trả nếu đã bảo lãnh cho Vinashin. Nếu 300 triệu này là trong 600 triệu USD không có bảo lãnh, thì tại sao Chính phủ lại đi trả nợ hộ một doanh nghiệp?
Nếu nó nằm ngoài 600 triệu Vinashin tự vay thì nó là khoản nào?
Quốc hội có biết không? Chính cách vay hộ rồi lại trả hộ cho Vinashin và các tập đoàn khác là một cách làm cho doanh nghiệp "hư" (giới chuyên môn gọi là khiến cho ràng buộc ngân sách của chúng trở nên mềm) và đó là một trong hai nguyên nhân chính làm cho chúng hoạt động không hiệu quả.

Người ta bàn nhiều về nợ công của ta vẫn trong ngưỡng an toàn. Bộ Tài chính nói nợ công của ta năm 2009 mới ở mức 52,6% GDP nhưng đó là chưa tính các khoản nợ của những đứa con hư mà Chính phủ có thể phải trả.
Lấy khoản vay mới để trả nợ cũ trong nhiều trường hợp là dấu hiệu nguy hiểm.

Nguyễn Quang A

23 thg 9, 2010

Gửi nhà báo Lê Phú Khải


Anh cứ về Hà Nội đi anh
Nghe câu ca dao xưa còn chưa cũ
" Vạn niên là vạn niên nào
Thành xây xương lính hào đào máu dân"

Anh cứ về Hà Nội đi anh
Chèo Vinashin diễn đến hồi gay cấn
Vé bổ đầu một triệu một thằng dân

Dù lớn bé, trẻ già đều đổ đồng cùng hạng

Anh hãy về Hà Nội đi anh
Hát câu hát của kiếp đời nô lệ ‘’
chung một biển Đông, thắm tình hữu nghị’’
Mừng quốc khánh Tầu Nhân đại lễ Thăng Long.


Tôi không tìm được cốm gửi cho anh
Bởi tất cả đã nhuộm phẩm mầu Trung Quốc
Từ áo vua quan Nam đến món đồ chơi trẻ nhỏ
Còn thứ gì nguyên thủy của nước ta


Xin gửi anh Câu quan họ vang trong ngày đại lễ
Méo mó lời liền chị xứ Bắc Giang
Con Vua thì lại làm Vua
Con tổng bí gì lại bí xứ kia

Đất ta chẳng đến thời, dân mình chưa đến vận
Con sãi ở chùa kẽo kẹt quét lá đa
Rồi mấy chốc sân chùa cũng sẽ thành dự án
Lá đa không còn, con sãi quét gì đây ?


Nguồn :http://nguoibuongio1972.multiply.com/journal/item/164/164

22 thg 9, 2010

CHỨC PHẬN CHÍNH QUYỀN ?

Hôm rồi đọc báo thấy đưa tin: Chính quyền Hà Nội lại thay đổi quan điểm về trục Thăng Long (Hồ Tây- Ba Vì).
Trước đó, khi Chính phủ đưa ra ý tưởng trục Thăng Long, Hà Nội tức tốc gật đầu. Sau đó, dân tình phản đối dữ dội quá, ra Quốc hội cũng có nhiều ý bác. Thế là Hà Nội phát đơn “chống” rất khẳng khái rằng: xây dựng trục Hồ Tây- Ba Vì (trước đây đều nhất loạt gọi là trục Thăng Long, nhưng sau gọi trại ra là trục Hồ Tây- Ba Vì, thật ra cũng là một trục) là: không có ý nghĩa về công năng.

Nhiều lời khen, bảo mấy ông Hà Nội vậy mà có chính kiến, biết nhìn. Ấy mà bao lời khen chưa nguội, thoắt cái lại nghe Hà Nội công khai “thay đổi quan điểm về trục Hồ Tây- Ba Vì”, lần này là ủng hộ, không phản đối!

Ừ thì cái gì đẹp-lợi, đáng làm thì gật. Không những gật mà phải cương quyết làm cho bằng được. Tôi không phản đối chuyện xây dựng trục Thăng Long, làm được làm nổi thì mười trục như thế cho thủ đô đẹp, quang đãng ra cũng nên quá đi chứ! Nhưng tôi phì cười khi nghe nhìn các vị cứ cười gật- gật cười quanh quẩn mãi, sáng đúng chiều sai mai lại đúng. Lúng túng không biết cái nào đúng cái nào sai. Thế nên chuyện đáng gật lại lắc, chuyện đáng lắc lại cứ xúm vào như câu chuyện họ đang… đè hiếp cái nghìn năm Thăng Long vậy.

Hình như bộ máy chính quyền Hà Nội đang có vấn đề?
Trước đây, khi quyết đào đục thay đá lát vỉa hè, đục được vài đoạn thì dân phản đối. Thế là dừng lại để “trưng cầu dân ý” và không thay nữa. Nhiều người khen, bảo Hà Nội thế là biết nghe dân.

Tôi không nghĩ vậy. Một chính quyền mà đến chuyện lát mấy viên đá vỉa hè cũng lúng ta lúng túng không biết đúng hay sai, cũng phải xin ý kiến dân thì đó là một chính quyền vô dụng!

Câu chuyện lớn hơn: sửa Hiến pháp. Việc sửa là hiển nhiên. Nhưng nghe nhiều ông cứ lớn tiếng đòi phải xin ý dân, trưng cầu dân ý… mà không nhịn cười được. Chức phận lập hiến và lập pháp không phải của mấy ông xích lô xe thồ!

Quê tôi Hà Nội… làng. Nhập về thủ đô 35 năm rồi, giờ vẫn toàn nhà tường quết bùn rơm. Dì tôi bảo: Tao cần một chính quyền biết làm cho dân bớt xấu hổ là người thủ đô, chứ không cần loại chính quyền nói gì cũng gật mà đến việc cạy thay viên đá vỉa hè cũng không dám!

Nhắc chuyện Hiến pháp, dì bảo: Đó là cái việc của đảng và nhà nước, đâu phải của tao. Tao đóng thuế nuôi mấy ổng làm việc đó rồi mà! Nông dân suốt đời nhìn đít trâu thì biết gì mà góp ý Hiến pháp?


Những ai đã giắt con trâu qua lỗ kim?

Vietnamnet ngày 19/9/2010 đưa tin: “theo báo Sài Gòn tiếp thị… nhà máy điện diezen Cái Lân… đã nhập dây chuyền thiết bị có chất lượng, xuất xứ không đúng hợp đồng... toàn bộ thiết bị được nhà thầu cung cấp đã qua sử dụng... một số thiết bị đã hỏng hoặc han rỉ… Số thiết bị nói trên hầu hết sản xuất từ năm 1995-1996, trong đó có nhiều thiết bị do Trung Quốc chế tạo.
Cơ quan chức năng đã làm rõ, toàn bộ thiệt bị chính của nhà máy được tháo dỡ từ một nhà máy điện đã được lắp đặt, sử dụng tại Trung Quốc… Hợp đồng xây dựng được ký từ năm 2003, theo dạng chìa khóa trao tay và năm 2007 đi vào hoạt động. Nhưng do thiết bị cũ, hỏng nên đến tháng 10/2009 nhà máy điện Cái Lân đã ngừng hoạt động, bị lỗ 62 tỷ đồng. Hiện nhà máy không còn có khả năng thanh toán trên 107 tỷ đồng và nợ trên 27 triệu USD đầu tư dự án…”

Hỡi những người Việt Nam còn có lương tri!
Đọc xong mấy dòng tin trên các bạn có suy nghĩ gì không?
Có thể có bạn tỏ ra căm giận, uất ức hay muốn cất tiếng chửi thề.
Thế nhưng các bạn ơi! Làm gì thì bây giờ cũng muộn rồi!


Vì thế tôi muốn nêu câu hỏi: những ai đã chung tay dắt – không phải là một con trâu sắt mà là rất nhiều – con trâu sắt khổng lồ đó qua lỗ kim. Không chỉ đúng mặt, vạch đúng tên những tên ô lại đó ra, chúng ta sẽ còn có những vụ Vinashin mới to hơn, nguy hại hơn.

Ai cũng biết: máy móc đã qua sử dụng, dù có mông má lại cũng chỉ có thể lừa được những người ngoài nghề. Đội ngũ cán bộ công nhân kỹ thuật của nhà máy Cái Lân chẳng lẽ không thấy chút bất thường nào ư? Hay là có thấy nhưng không dám nói, hoặc cũng bị tí “mồi ngon bịt miệng” phẩm chất giai cấp tiên phong chẳng còn!
Cán bộ quản lý của Nhà máy (từ Trưởng ca đến Ban Giám đốc) đều mắc bệnh thong manh hay sao? Chẳng lẽ họ không nhìn thấy gì à?
Các cán bộ các cấp trên của Nhà máy nữa, họ đều mù và điếc cả hay sao?
Ban Thanh tra các cấp đi đâu, họ chỉ ngồi chơi xơi nước thôi à! Vai trò tai mắt của nhân dân để đi đâu? Hay cũng được “ bôi trơn” đầy đủ cho nên có biết cũng làm ngơ.
Và đau lòng thay, chẳng lẽ những người mang danh là đảng viên cộng sản tại các đơn vị liên quan nói trên không còn đảng tính nữa! Hay vì họ bận “học tập và làm theo gương...” quá, nên không còn thời gian lo nghĩ.


Có người bảo đừng “gái góa lo việc triều đình”, hơn 30 triệu đô là cái quái gì! Đến 86 ngàn tỷ đồng tiền nợ của Vinashin mà ông Phó Thủ tướng thường trực Chính phủ còn chả coi vào đâu kia mà.
Thế nhưng hơn 30 triệu đô đó đủ nuôi gần 100.000 người nghèo đói Việt Nam theo tiêu chuẩn 1USD/người/ngày trong một năm đấy!
Vì vậy không thể không vạch mặt chỉ tên những kẻ đớn hèn chung tay nhau dắt trâu qua lỗ kim đó được!

Dương Danh Dy

20 thg 9, 2010

Có cải thiện MỘT BƯỚC !


Có cải thiện một Bước.
Có tiến bộ một Bước.
Bước đầu có tiến bộ....

Mấy câu này nghe quen.
Quen quá, bởi từ cụ chủ tịch nước, ông tổng bí thư, thủ tướng đến bác tổ trưởng dân phố thở khói thuốc lào. Ai cũng sẵn sàng sử dụng như một loại "hình dung từ" tù mù không thể định lượng. Từ các văn kiện quan trọng cấp quốc gia để nói về các chuyện đại sự như cải thiện đời sống nhân dân, quá trình dân chủ hóa, cuộc chiến chống tham nhũng...cho đến các báo cáo trước các bà con mỗi tháng một lần lôi thôi đồ bộ áo ngủ...đi họp dân phố ngoài vỉa hè.

Mình cứ nhớ mãi ông tổ trưởng (đã mất) : Tình hình an ninh dân phố có tiến bộ một bước, năm trước có 28 vụ mất cắp vặt, năm nay cho đến hôm nay chỉ mới có 23 vụ, tuy mức thiệt hại có cao hơn nhưng rõ ràng đã có Bước chuyển biến tích cực...Vệ sinh công cộng có cải thiện một bước, tình trạng phân chó chỉ xuất hiện buổi sáng sớm thay vì cả ngày như trước....

Mình bái phục tiếng Việt ta đã sản sinh ra những cụm từ cực kỳ lợi hại như thế. Lợi hại đến mức mấy xuất hiện nhan nhản trên báo chí và cửa miệng các VIP vào dịp đại hội các cấp thấp tiến tới đại hội cấp cao. Mù mờ, mông lung và vô thưởng vô phạt thật đấy nhưng chẳng ai cãi được.
"Một bước" là gì mà hay thế không biết.

Bước của cụ Nguyễn Văn Tý :
Lại nhớ cách đây không lâu, mấy anh em tạt vào thăm cụ Nguyễn Văn Tý. Cụ còn tinh thông minh mẫn lắm, chuyện li ti từ thời Vệ quốc quân cụ vẫn nhớ như in. Riêng chuyện đi lại thì khó khăn thật sự do tuổi già lại bị di chứng "tai biến".

Bọn mình gọi cửa, cụ đáp lại ngay và một phút sau thấy xuất hiện ở cửa buồng. Từ cửa buồng ra cửa ngoài vỏn vẹn ba mét, đúng ra là 2,7 mét (mình đếm kỹ rồi, gạch 30 x 30 x 9 viên), thế mà cụ vừa đi, đứng, chống, lắc, lê...mất gần hai phút rưỡi ! Mỗi bước của cụ dài bằng một bàn chân, tức là khoảng 25cm. Người già như cụ Tý còn lê được bước chân như thế là phúc tổ.
Nghĩ vẩn vơ, chắc cái "Một bước" của các VIP hay dùng trên kia chắc cũng không dài hơn bước của cụ Tý. Thế thì con đường "quá độ" của dân tộc tiến đến CNXH có lẽ phải đến lượt Đại lễ " Hai ngàn năm Thăng Long" mới vượt qua được, phải không các lãnh đạo đáng kính ?
Ôi, đường xa vạn dặm mà mỗi năm nhích được có "Một bước" mà thôi.
Chậm quá !

Chậm là thế, vậy thế nào là "Nhanh" ?

Dân Trí hôm nay có tin : Xe buýt nhanh chạy với vận tốc 20km/h, thời gian đi xe từ điểm đầu là bến xe Mỹ Đình đến điểm cuối Nội Bài là 1 tiếng/lượt. Buýt nhanh chạy 6 lượt/ngày vào các giờ cao điểm buổi sáng, trưa và chiều.

Cũng theo ông Hải: xe chở được tối đa là 140 người, (...) Tuy nhiên, loại xe này không thể chạy được trong nội đô vì vướng hạ tầng.
Được biết, hiện nay tại Việt Nam có 2 “siêu” xe buýt nhanh đang chạy thử nghiệm ở Hà Nội và TPHCM.
Ối ! 20km/ giờ mà nhanh, lại còn "siêu nhanh" ?
Chúc mừng cụ Tý !

Trong cái hũ này có gì không?


Nếu tư duy của Kiến trúc sư Thảo có thể vẽ được ra giấy thì nó sẽ là hình ảnh của một đoạn đồ thị thoắt ẩn, thoắt hiện, lúc xỉu, khi cương, trước thẳng, sau cong, và liên tục no oh yes.


Thật khó phân định những gì đang diễn ra khi vị kiến trúc sư, Chủ tịch Thành phố thay đổi quan điểm xoành xoạch trong chỉ vài tháng qua, thay đổi đến mức quay ngoắt, đến mức khó có thể nói là ông bị ép, ông sợ, hay ông có chủ kiến đủ để phân định những ý kiến, những quan điểm của mình là đang nói về cái gì và vì sao lại nói thế.

Dân chúng thủ đô "một ngàn năm văn hiến và anh hùng", các nhà khoa học, các lão thành cách mạng, thậm chí cả các quan chức Bộ Xây dựng (có lúc tưởng như không cùng một ruộc), và tất nhiên, cả “nhân dân TP HCM” nữa- đang đóng vai những khán giả xem gánh xiếc có tên là “Hội đồng thẩm định nhà nước” mà diễn viên chính là Nguyễn Thế Thảo chơi trò ảo thuật.
Nào, chúng ta cùng đoán: Trong cái hũ này có gì không? Có thì nó là cái gì? Cái gì đó nó sẽ thế nào? Hôm nay nó thế nào rồi nhưng mai nó còn thế nào nữa? Và bao giờ thì cái thế nào nó sẽ thế nào? Các vị cứ nói dã bọt mép đi, nhưng các vị sẽ không biết được đâu, vì đây là ảo thuật, là xiếc thú, trông vậy mà chẳng phải vậy, tưởng người mà lại là bò như chơi đấy thôi.

Quãng tháng 6, khi đồ án quy hoạch thủ đô được đưa ra bàn trước Quốc hội, trục tâm linh đã mau mắn được đổi tên thành trục Thăng Long. Bấy giờ, Chủ tịch Thảo mỉm cười xoa tay nói trên diễn đàn QH: Trục Thăng Long là trục không gian kết nối giữa trung tâm Ba Đình với Ba Vì. Hà Nội hiện có 7 trục, nhưng để tạo nên một trục không gian kiến trúc có những điểm nhấn và nổi bật của quy hoạch kiến trúc thì chưa có. Quy hoạch trục Thăng Long là điều kiện và cơ hội để tạo được quỹ đất thực hiện mục tiêu đó..
Thế rồi trong văn bản gửi....
Thế rồi, trong văn bản gửi Thủ tướng Chính phủ ngày 17-8, Chủ tịch Thảo lại khẳng định: Khi đã không xây dựng Trung tâm hành chính quốc gia mới tại Ba Vì thì việc xây dựng trục Hồ Tây - Ba Vì không có ý nghĩa về công năng và về kinh tế xã hội. (Bởi) Nếu trục Hồ Tây - Ba Vì được hình thành như tư vấn đề xuất, sẽ có nguy cơ không chỉ phá vỡ ý tưởng hành lang xanh, còn tạo cơ hội cho sự ra đời các khu đô thị bám hai bên hệ trục.
Thế rồi chỉ ba tuần sau khi phản bác, Hà Nội lại có văn bản và văn bản này vẫn do Chủ tịch Thảo ký "thể hiện quan điểm" rằng: Đây là trục cảnh quan, hỗ trợ liên kết các không gian lớn Ba Đình - Hồ Tây - Ba Vì...

Ơ, thế còn ý nghĩa, còn công năng? Thế còn nguy cơ? Không nhẽ chỉ trong 3 tuần, những thứ đó bỗng dưng biến mất?
Rất nhiều báo đã đưa thừa hai chữ "Bất ngờ". Những cái tít đó vào tay Tại hạ, dứt khoát sẽ phải sửa thành: Không hề bất ngờ, Hà Nội lại thay đổi quan điểm về trục tâm linh. Bởi vì sao ư? Bởi vì nếu ngay trong ngày thứ hai đầu tuần tới đây, Hà Nội lại, không hề bất ngờ, thay đổi quan điểm, cho rằng trục Thăng Long, hay đường Hồ Tây- Ba Vì nên thẳng như trong đồ án ban đầu, vì như thế mới đảm bảo ý nghĩa tâm linh như những trục tâm linh ở Nga, ở Trung Quốc...thì liệu người dân sẽ còn bất ngờ? sẽ còn ngạc nhiên? sẽ còn đủ bình tĩnh và độ lượng để bĩu môi trước mấy cái trò khỉ này?

Một xã hội mà những điều bất ngờ chẳng làm ai ngạc nhiên thì rõ ràng đó là một xã hội thiếu niềm tin, một xã hội loạn. Các cụ nói cấm có sai câu nào về câu chuyện "Miệng quan". Và dù rất hiếm, đôi khi người dân cũng nhìn thấy được chuyện cong thẳng trong tư duy của các vị chỉ giỏi mỉm cười bí ẩn. Thấy cả được sự trắng đen trong tâm các vị nữa.

Nguồn :http://vn.360plus.yahoo.com/tuanddk/article?mid=4162

Văn hóa lâm nguy


Gần đây, Trung Quốc có chiến lược giúp đỡ các nước đang phát triển bằng nhiều cách, như xây dựng các nhà máy, phát triển ngành nông nghiệp hay cho vay ưu đãi... thế giới gọi đó là quyền lực mềm
Cảnh trong phim Lý Công Uẩn - Đường tới thành Thăng Long. Photo courtesy of thethaovanhoa.vn

Tấn công thầm lặng
Bên cạnh đó Trung quốc cũng không quên tấn công một cách thầm lặng những quốc gia có hàng rào bảo vệ nền văn hóa của mình một cách yếu kém bằng nhiều cách, để dần dần nước bị tấn công không còn giữ được bản sắc văn hóa một cách nguyên vẹn nữa.
Trên trang báo Hoàn Cầu bằng Anh ngữ, Bắc Kinh xác định Việt Nam khi xưa thuộc tỉnh Quảng Đông của Trung Quốc: "Khi xưa tỉnh này là vùng nằm xa trung tâm nền văn minh cổ của Trung Quốc nằm trong Bắc bình nguyên. Quảng Đông khi ấy là nơi tập trung dân Bách Việt, và Bách Việt chính là Đồng Choang, họ hàng với các sắc tộc Choang tại Quảng Tây ngày nay".
Thông tin này lập tức bị các nhà sử học Việt Nam phản bác với các luận cứ hiển nhiên của lịch sử. Sự việc chưa kịp lắng xuống thì vài tháng sau trên trang mạng Internet lại rộ lên hình ảnh của các đoàn dân sắc tộc thiểu số người Việt gốc Choang sang Quảng Tây dự lễ kỷ niệm của Mã Viện. Nhiều hình ảnh tôn sùng viên quan Tàu này khiến người Việt Nam hết sức bất bình. Những người Việt thiểu số này sau đó được biết thuộc sắc tộc Choang có liên hệ mật thiết với tỉnh Quảng Tây.


Hình ảnh Hai Bà Trưng trong những buổi tế lễ này thật đáng xấu hổ. Họ đã xem Hai Bà như những phụ nữ Việt Nam bình thường, và đáng trách hơn cả là những người thiểu số sắc tộc Choang này đặt vị trí Hai Bà xuống dưới Mã Viện, kẻ thù chung của dân tộc.
Kết hợp hai sự kiện này lại với nhau người ta không khó khăn gì để nhận ra rằng có một kế hoạch đã được phác thảo tỉ mỉ nhằm tẩy não dư luận quốc tế về chủ quyền lãnh thổ mà Trung Quốc đang từng bước chứng minh phần đất Việt Nam từ xa xưa đã thuộc về họ.
Mãi cho đến tận thế kỷ 21, vẫn có các con dân thuộc tộc người Choang tuy sinh sống trong phần đất Việt Nam vẫn hàng năm trở về nguồn cội tại Quảng Tây để tế lễ Mã Viện, một kẻ thù của Việt nam nhưng là người hùng của Bắc phương.
Vẫn biết những hình ảnh này không thể ngày một ngày hai làm cho lịch sử thay đổi, thế nhưng dưới âm mưu "mưa dầm thấm đất", Trung Quốc đã kiên trì tạo mọi vết nứt có thể được trong quá trình di dân từ Bắc xuống Nam để tạo những ngã rẽ có thể làm cho dư luận quốc tế lạc đường khi tham khảo tài liệu chứng thực những gì mà Bắc Kinh dựng nên.
Khi nhìn tấm gương Tây Tạng và Tân Cương, người Việt Nam không thể không lo lắng. Hai dân tộc này có tiếng nói, chữ viết, văn hóa và cương vực hoàn toàn khác Trung Hoa thời cổ đại cũng như Trung Quốc ngày nay. Thế nhưng vì ở sát nách họ mà hai quốc gia này cam chịu mất nước.


Nỗi đau văn hóa
Bên ngoài thì như thế, còn bên trong Việt Nam thì sao? Chính bản thân người Việt và các cơ quan công quyền tự bảo vệ sự Hán hóa như thế nào?


Văn công VN đóng vai Hai Bà Trưng đang ngồi xem biểu diễn lân sư tại buổi Lễ tế Mã Viện tổ chức ở Đông Hưng hôm 21/3/2010. Photo courtesy of nghiathuc.wordpress.com
Trong đời sống hàng ngày của người dân, khi bật bất kỳ một kênh ti-vi nào của Truyền hình Việt Nam lên, cũng thấy là phim Trung Quốc chiếm đại đa số thời lượng phim. Những hình ảnh vua quan Trung hoa mọi thời đại xuất hiện hầu như hàng ngày, ăn sâu vào tiềm thức trẻ con Việt Nam khiến người lớn có cảm tưởng văn hóa hiện nay không còn là văn hóa Việt Nam nữa. Kiến trúc sư Trần Thanh Vân chia sẻ:
"Tôi cho là dứt khoát sẽ rất ảnh hưởng. Ngay trẻ em Việt Nam chúng nó hiểu lịch sử Trung Quốc hơn lịch sử Việt Nam. Ngồi nói chuyện về Càn Long từng phim một thì chúng thuộc hơn là những phim về Việt Nam cho nên chuyện đó không thể tránh được.
Trong khi bản thân cái nền văn hóa như thế, một bài báo của tôi có viết: Bà Ngô Thị Thanh Hằng, Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội, phụ trách văn hóa chỉ là một cô thanh niên không có nghề nghiệp nhưng hăng hái hoạt động phong trào thanh niên, thế rồi được một vài người ưu ái đưa vào thành Phó Chủ tịch thành phố. Với trình độ như thế lại phụ trách một cái mảng rất quan trọng của thủ đô như thế thì cái việc sai lầm như chúng ta đang thấy là chuyện tất yếu thôi".

Hàng hóa tiêu dùng trong toàn xã hội từ cây đinh cho tới chiếc máy cày đều là sản phẩm Trung Quốc. Nhà nước vô tư treo tranh cổ động cho Quân đội Nhân dân Việt Nam cũng sử dụng hình ảnh từ quân đội Tàu, tất cả những yếu tố này gộp lại vẽ nên một xã hội Việt Nam hôm nay không còn thuần Việt nữa. Giáo sư Tương Lai, nguyên Viện trưởng Viện Khoa học Xã hội Việt Nam gọi những hình ảnh này là Nỗi đau văn hóa.
Rồi tiếp đến là việc tổ chức kỷ niệm Ngàn năm Thăng Long. Tất cả mọi nguồn lực quốc gia từ hai năm nay đã được tập trung vào sự kiện lịch sử này. Không nói đến những tốn kém, bất cập mà báo chí lên tiếng trong thời gian qua, giới trí thức quan tâm nhất về ngày tổ chức lễ, Kiến trúc sư Trần Thanh Vân cho biết trăn trở của bà như sau:
"Tôi chỉ thở dài nói rằng với cái ngày kỷ niệm ngàn năm ấy, thật ra thì cụ Lý Công Uẩn cụ ấy về Thăng Long rồi. Theo lịch sử thì như vậy cụ di hành qua Đại La vào mùa xuân năm 1010 và cụ chính thức về vào mùa thu, như vậy lúc này đã Trung thu rồi thì cụ đã về rồi nhưng để sang đến tháng 10, tức là đã đầu đông như vậy thì đã muộn rồi. Cho nên cụ đã về rồi, cụ ở bên cạnh chúng ta và thở dài rồi. Bây giờ làm thế nào để giữ được đất nước này, vớt vát lại từ ngày ấy thì tôi nghĩ rằng là một phấn đấu lớn. Tôi nghĩ rằng cái quan trọng nhất là đất nước này chứ còn những chuyện lặt vặt ấy nó đã thành cái bệnh dịch quá nặng nề tôi không muốn bàn nữa".

Theo chính sử như Đại Việt Sử ký Toàn thư của Ngô Sĩ Liên, Khâm định Việt sử Thông giám Cương mục của Quốc sử quán triều Nguyễn và Việt Nam Sử lược của Trần Trọng Kim, thì việc xây cất thành Thăng Long khởi sự vào tháng 7 (âm lịch) đầu thu năm Canh Tuất (1010), tương đương với ngày 10 tháng 8 dương lịch. Như thế Đại lễ kỷ niệm phải được mừng vào mồng 10 tháng 8 năm 2010. Thế nhưng chính phủ đã tự ý chọn thời điểm khai mạc Đại lễ vào ngày 1 tháng 10 là Quốc khánh của Trung Quốc và bế mạc vào ngày 10 tháng 10 cũng là Quốc khánh của Đài Loan.

Liệu việc chọn ngày sai lệch này có nằm trong chính sách 16 chữ vàng hay không thì dư luận không hề được nhà nước thông báo hay ít ra là làm rõ những thắc mắc chính đáng này.
Từ điều được gọi là “Nỗi đau văn hóa”, GS Tương Lai trăn trở về Đại lễ Ngàn năm Thăng Long như sau:
"Tăng GDP thì rất mừng vì có thực mới vực được đạo, nhưng để vực dậy một nền kinh tế tuy là khó, rất khó đấy nhưng sẽ không sao khó bằng vực dậy một nền văn hóa đang bị phôi pha, đang bị mai một. Vậy thì bây giờ 1000 năm Thăng Long là để làm gì? Là để phục hưng dân tộc, và để phục hồi văn hóa dân tộc. Một dân tộc đã 1000 năm đứng hiên ngang bên bờ Biển Đông vì như tục ngữ có câu có cứng mới đứng đầu gió. Cái dân tộc ấy chưa bao giờ chịu khuất phục".

Trung Quốc hóa?
Có phải Ngàn năm Thăng Long là để phục hưng tinh thần dân tộc như mong ước của GS Tương Lai hay không thì còn chờ câu trả lời của ngày bước vào Đại lễ, thế nhưng hồi gần đây, bộ phim truyền hình nhiều tập: “Lý Công Uẩn – Đường tới thành Thăng Long” vừa tung ra mắt một video clip ngắn vài phút trên mạng đã làm dư luận nổi lên gay gắt chống đối, đến nỗi nhà nước phải hoãn lại chưa cho phép chiếu trên hệ thống truyền hình Việt Nam.
Hai Bà Trưng, bà Lê Chân, Thi Sách đang đọc Văn tế Mã Viện. Photo courtesy of nghiathucwordpress.com

Kịch bản bộ phim này được viết bởi ông Trịnh Văn Sơn, một người chưa từng biết viết kịch bản phim truyện là gì, để rồi sau đó được nhà biên kịch Trung Quốc Kha Chung Hòa - tác giả kịch bản của những bộ phim nổi tiếng: Võ Tắc Thiên, Vương triều Ung Chính biên tập lại.

Theo báo chí mô tả thì điều đáng nói ở đây toàn bộ ê kíp làm phim từ lớn tới nhỏ đều là người Trung Quốc. Từ đạo diễn Cận Đức Mậu và đạo diễn Triệu Lôi tới các chuyên gia hóa trang cũng là người Trung Quốc; trường quay Hoành Điếm cũng tại Trung Quốc. Gần 700 bộ trang phục cổ được người Trung Quốc bao thầu; thậm chí diễn viên đóng thế và hàng trăm diễn viên quần chúng cũng đều là người Trung Quốc...
Tất cả đều là Trung Quốc nhưng khán giả là người Việt Nam, xem bộ phim lịch sử Việt Nam thì bộ phim này đúng là “phim lạ”.
GS Tương Lai nhận xét về điều này như sau:
"Nếu như kỷ niệm 1000 năm Thăng Long với biết bao nhiêu tiền của đổ vào đấy mà đưa lên trình chiếu một bộ phim lai căng theo Tàu thì nó còn nghĩa lý gì nữa? Đây là nỗi đau văn hóa và nói cách khác đây là sự xuống cấp của văn hóa. Qua cái sự kiện phim Lý Công Uẩn này cũng như biết bao sự kiện khác thì cái nỗi lo lắng của tôi mà không phải bây giờ ông hỏi tôi mới nói mà tôi đã viết từ rất lâu: Cái nỗi đau văn hóa này mới đáng sợ. Đối với tôi cái khẩu hiệu Tổ quốc lâm nguy cũng không có gì quan trọng hơn như cái khẩu hiệu: “Hỡi công dân, văn hóa đang lâm nguy”.
Không phải ai cũng chống bộ phim này với ý thức tinh thần dân tộc. Theo bản tin VTC ghi nhận thì nhiều diễn viên Việt Nam sau khi hoàn thành xong vai diễn đã trở về nhà với sự trầm trồ, thán phục trước công nghệ làm phim dã sử chuyên nghiệp của nước bạn.

Bản tin cũng ghi nhận ý kiến phản hồi từ sự chống đối của khán giả về bộ phim này từ các diễn viên của bộ phim. Có diễn viên khẳng định rằng “Có thể một bộ phận khán giả Việt Nam không thích phim lịch sử Việt Nam sản xuất tại Trung Quốc, nhưng có một sự thật rõ ràng, cùng một bộ phim lịch sử ấy nếu làm ở Việt Nam chắc chắn sẽ không hoành tráng, không đẹp, không tốt như khi chúng ta thực hiện trong điều kiện ở Trung Quốc”.
Tiếc rằng cái hoành tráng, cái đẹp, cái tốt ấy cũng chỉ là sản phẩm của Trung Quốc chứ nào dính líu gì đến lịch sử Việt Nam? Bỏ ra 10 triệu đô la để mua một bộ phim có vấn đề như vậy thì Nhà nước nên xây một bệnh viện mang tên Đức Thái Tổ. Trong tình cảnh các bệnh viện quá tải, dân khổ sở vì dịch vụ y tế như hiện nay, đây là giải pháp vừa thiết thực vừa ý nghĩa nhất.
Và quan trọng hơn cả, thái độ này sẽ đánh tan mối nghi ngờ rằng nhà nước đang làm ngơ trước sự xâm lăng văn hóa từ phương Bắc

18 thg 9, 2010

CÂU CHUYỆN LÀM PHIM PHỤC VỤ 1000 NĂM


BÀI 1: Kiến trúc nguy nga, trang phục lộng lẫy kiểu... Tàu
Sau khi Pháp luật TP.HCM đăng bài phản ánh về việc phim “Lý Công Uẩn – Đường tới thành Thăng Long” mang đậm yếu tố Trung Hoa, độc giả Trần Hùng Phương đã có phản hồi (trích):
“… rất cảm ơn các nhà sử học đã nghiên cứu rất nhiều về lịch sử Việt Nam. Nhưng các ông có thể nào ngồi lại cùng nhau cho chúng tôi biết rằng lịch sử Việt Nam là như thế nào không? Các ông ngồi đó mà bàn cãi với nhau việc này, việc nọ thì các nhà làm phim sao mà dám làm nhiều về phim cổ trang?..." .

Nhiều khán giả của phim cũng băn khoăn, vậy nếu phim mang đậm chất Việt, thì chất Việt phải như thế nào?
Đi xa hơn nữa, trường hợp của “Lý Công Uẩn – Đường tới thành Thăng Long” đặt ra vấn đề: Cần làm phim lịch sử ở Việt Nam ra sao để không cho ra những sản phẩm vừa tốn kém vừa bị phản ứng kịch liệt như thế này.“Đường tới thành Thăng Long” quá nguy nga Ấn tượng nổi bật từ những hình ảnh của phim “Lý Công Uẩn – Đường tới thành Thăng Long” (mà những đoạn hấp dẫn nhất hoặc đặc trưng nhất đã được đưa vào trailer quảng cáo) là sự hoành tráng của bối cảnh và sự ấm áp, rực rỡ của trang phục Việt giai đoạn Đinh - Tiền Lê – Lý (từ năm 980 khi Lê Hoàn lên ngôi đến năm 1010 Lý Công Uẩn dời đô về Thăng Long). Nói về bối cảnh, cung điện trong phim có tòa tới 2-3 tầng, lợp ngói sắc xanh xám. Thế mà, theo mô tả trong những tư liệu sớm nhất của người phương Tây về Thăng Long (thế kỷ 17), hầu hết nhà ở kinh thành thời đó là nhà tranh nứa lá, mái rạ. Giáo sĩ Baldinotti viết năm 1686: “Vì nhà bằng tre nứa nên Thăng Long hay bị hỏa hoạn, có lần thiêu rụi tới năm, sáu nghìn nóc nhà, song nhờ Kẻ Chợ vốn có nhiều hồ ao nên dập tắt lửa dễ dàng và chỉ bốn, năm hôm sau, nhà cửa lại dựng lên san sát như cũ”.

Cho tới thế kỷ 19, nhà cửa trên các phố ở Hà Nội vẫn chủ yếu bằng tre nứa lá và chỉ có một tầng, không ngói. Không có sử liệu về kiến trúc thời Lê Hoàn - Lý Công Uẩn, song các nhà làm phim hoàn toàn có thể suy luận rằng vào thế kỷ 10-11, kỹ thuật xây dựng của nước ta rất khó tạo ra được những tòa nhà gạch 2-3 tầng lợp ngói. Ngay cả đình, chùa bằng gỗ cũng chỉ có một tầng trên mặt đất và một gác chuông trên “tầng” hai.

Về mái ngói, mãi tới cuối đời Lê, đầu đời Nguyễn, nước ta mới có ngói lợp tráng men (và kỹ thuật tráng men này đã là một bước tiến rất lớn của nghề gốm).

Theo ông Phạm Hoàng Quân, chuyên gia cổ sử Trung Quốc và Việt Nam, do tráng men óng ánh nên nó được gọi là ngói lưu ly. Một số công trình ở kinh thành Huế thời Nguyễn đã được lợp thứ ngói rất xa xỉ này. Có hai loại ngói chính là thanh lưu ly (màu xanh) và hoàng lưu ly (màu vàng). Vậy phải “phục dựng” khung cảnh thế kỷ 10-11 ra sao?
Họa sĩ Tú Ân, một người từng bỏ nhiều năm tìm hiểu kiến trúc, trang phục cổ Việt Nam để minh họa truyện tranh, suy đoán rằng nhà cửa của dân ngày ấy là nhà tranh vách đất, mái rạ, còn “đình, chùa và cung điện có thể xây bằng gỗ, rừng Việt Nam ngày ấy chắc còn nhiều gỗ quý”, hoặc gạch (kỹ thuật làm gạch của người Trung Quốc đã được lưu truyền sang Việt Nam từ thời Bắc thuộc). Điều chắc chắn là ở vào thời Đinh - Tiền Lê - Lý, cung điện, nhà cửa của Việt Nam chưa thể lợp ngói xanh, cao tới 2-3 tầng như vậy. Chưa kể, địa thế Hoa Lư thời ấy nhỏ hẹp với đồi núi, sông ngòi, Thăng Long cũng vẫn còn là đất trũng, nhiều ao tù, không thể xây dựng trên đó những cung điện nguy nga, hoành tráng như bộ phim đã mô tả.
Ngay cả ở châu Âu, nơi vốn được xem là tiến nhanh hơn châu Á về cấp độ văn minh, các công trình lớn cũng phải trải qua vài trăm năm mới hình thành. … và quá lộng lẫyVề phục trang, điều gây ấn tượng là sự ấm áp, dày dặn và màu sắc rực rỡ của trang phục trong phim “Lý Công Uẩn”. Các chuyên gia lịch sử thời trang Việt, nếu được hỏi ý kiến, đều sẽ cho biết rằng ngành may mặc của Việt Nam đã phải trải qua “một chặng đường tiến hóa” dài đến mức nào, từ chất liệu tới kỹ thuật. Buổi đầu phát triển, chất liệu của chúng ta đã chỉ là vải thô, dệt rất thưa (do kỹ thuật dệt còn kém), với những màu nhuộm đơn giản: đen, nâu, chàm, tím…, sử dụng những nguyên liệu tạo màu dễ kiếm như vỏ cây, rễ cây, hoa lá…

Đập vào mắt khán giả là những chiếc mũ đội đầu có “mái che” rất giống mũ của… Tần Thủy Hoàng. Các nhà làm phim lập luận rằng vua nước ta rập khuôn trang phục của hoàng đế Trung Hoa.
Tuy nhiên, theo ông Phạm Hoàng Quân, rất khó có khả năng Lê Đại Hành, Lý Thái Tổ “bệ nguyên” mũ của vua Trung Quốc: “Triều đình Trung Hoa không khi nào chịu cho vua một nước “đàn em” mặc vương phục và đội mũ y hệt vua của họ, vì với họ, mũ mão của hoàng đế là để thể hiện uy quyền của “thiên tử”. Vua nước ta có muốn sử dụng theo cũng phải chế lại”.

Bà Đoàn Thị Tình, họa sĩ thiết kế chính của phim, cho biết bà đã tham khảo nhiều sử liệu, trong đó có Lịch triều Hiến chương Loại chí (Phan Huy Chú) để thiết kế phục trang. Nhưng nếu theo đúng sách này, thì ở mục “Quy chế về mũ áo của đế vương” (thuộc phần Lễ nghi chí) có chép:“Lê Đại Hành lên ngôi, mặc áo long cổn, về sau mặc áo phần nhiều dùng vóc đỏ, mũ sức trân châu. Lý Thái Tông mới chế thứ mũ gọi là ‘bát giác tiêu dao’ bằng vàng (tên mũ, lối mũ ấy nay không khảo cứu được).Lời xét của Phan Huy Chú: Từ đời Lý, đời Trần trở về trước, mũ áo của vua thế nào, không thể khảo cứu được. Xem trong sử có hai thứ kể trên, tạm chép ra đây để biết đại khái”. (bản dịch của Viện Sử học)Điều đó có nghĩa là mũ của vua Lê, vua Lý Thái Tổ thế nào, Phan Huy Chú cũng không biết được, nhưng khả năng “bệ nguyên xi” chiếc mũ “Tần Thủy Hoàng” của Trung Quốc là rất thấp.

Cũng sách của Phan Huy Chú chép, phần về phẩm phục của các quan: “Lý Thánh Tông năm Chương Thánh thứ nhất (1059), vua ngự điện Thủy Tinh, các quan đến chầu, bắt phải đội mũ đi hia mới cho vào chầu. Nghi lễ vào chầu đủ cả mũ hia bắt đầu từ đó”. Chính vị sử gia đã có lời xét về phẩm phục các quan trước đó rằng như thế “đủ thấy là sơ sài”.
Một chi tiết nữa là những họa tiết thêu trên áo vua quan, hoàng hậu. Nếu thừa nhận ông tổ nghề thêu ở Việt Nam là Lê Công Hành, đi sứ sang Trung Quốc vào đời Lê Thái Tông (trị vì từ 1433-1442) thì ta phải thấy rằng vào thời Tiền Lê - Lý Công Uẩn, áo xống của người triều đình chưa thể thêu thùa lộng lẫy như thế. Các họa sĩ thiết kế và cố vấn mỹ thuật của phim đều chưa bình luận về màu sắc vải vóc cũng như chiếc mũ của vua trong phim “Lý Công Uẩn – Đường tới thành Thăng Long”.


BÀI 2: Phim lịch sử Việt Nam: Làm sai là di hại cho khán giả
Chuyện đạo diễn, đồng biên kịch, thợ may, diễn viên quần chúng đều là người Trung Quốc cho thấy một vấn đề không đơn giản. Hiện tượng này chính là một dạng nhập siêu, hàng ngoại bóp chết hàng nội bằng giá cả, lao động và công nghệ; và cuối cùng là nhập siêu văn hóa.

Đây là điều phải cảnh báo. Đơn vị phát sóng cần kiểm soát, nếu sản phẩm không đạt yêu cầu về chất lượng thì không thể cho phát, vì khán giả không được xem cũng chẳng chết ai, nhưng nếu xem thì hình dung của chúng ta, nhất là giới trẻ, về quá khứ có thể lệch lạc hết cả, không chữa được”. (một chuyên gia kinh tế ở Hà Nội)*******

Cái khó lớn của việc làm phim lịch sử Việt Nam, mà ai cũng thừa nhận, là sự thiếu thốn về tư liệu. Do đó, người làm phim, đặc biệt họa sĩ thiết kế, bắt buộc phải tìm tòi các nguồn sử liệu, kết hợp với sự phân tích logic, để đưa ra những giải pháp chấp nhận được. Ở đây, không chỉ cần đến kiến thức về lịch sử các triều đại, mà đòi hỏi một sự hiểu biết tổng hợp cả về kinh tế, văn hóa, nghệ thuật, tâm lý dân tộc.
Một nhà kinh tế ở Hà Nội (giấu tên vì không muốn “can thiệp” vào lĩnh vực phim ảnh ngoài chuyên môn) nhận định: “Thời xưa, người Việt chắc chắn thấp bé vì dinh dưỡng thấp. Người Trung Quốc, nhất là khu vực phía bắc, có xu hướng du mục nên chăn nuôi gia súc và ăn thịt nhiều hơn ta, nên đủ dinh dưỡng hơn. Ta cũng có nuôi gia súc nhưng nguồn nông sản cung cấp không đủ. Ngựa ta cũng bé nhỏ chứ không to lớn như ngựa xích thố thế. Thật ra ở một nền kinh tế quy mô nhỏ, đất nước ít thảo nguyên như Việt Nam, thường người làm thay ngựa, nên ít có truyền thống đi xe ngựa mà là người khiêng hoặc kéo, còn đi xa thì dùng đường thủy”.
Như vậy đủ thấy, làm phim lịch sử đòi hỏi phải nghiên cứu liên ngành để có kiến thức rất tổng hợp, và suy luận logic.Cần đẹp hay cần đúng?Những đặc điểm của kinh tế - văn hóa Việt Nam, phía các chuyên gia làm phim của Trung Quốc khó mà biết được. Trong một bài trả lời phỏng vấn với tạp chí Hồn Việt, tháng 5 vừa qua, họa sĩ Phan Cẩm Thượng – cố vấn văn hóa của phim “Lý Công Uẩn” – nói rằng: “Các nhà làm phim Trung Quốc quan niệm đã làm phim thì trang phục, bối cảnh, ánh sáng… đều phải đẹp, câu chuyện có tình duyên và diễn xuất diễn viên tốt. (…)

Rồi rất nhiều bộ y phục khác cũng vậy, người Trung Quốc muốn dùng màu sắc rực rỡ, nhiều hoa văn, các chất liệu tơ lụa, trong khi bên ta phần nhiều chỉ dùng màu sắc trầm, ít trang trí, và các loại vải bông, gai. Đây là tập tục văn hóa nên hai bên không có cách gì hiểu nhau…”.
Một số nhà quay phim và họa sĩ Việt Nam có tính duy mỹ cũng cho rằng phim lịch sử, cổ trang “cốt đẹp chứ không cốt đúng”, bởi “nếu thiết kế bối cảnh y như thật thì nhếch nhác lắm vì Việt Nam ngày xưa rất nghèo”. Về điểm này, chuyên gia cổ sử Phạm Hoàng Quân nhận định: “Tôi nghĩ làm phim lịch sử thì nên nghiên cứu cẩn thận và căn cứ vào tình hình kinh tế - xã hội của thời đại đó để thể hiện cho phù hợp, ít nhất không gây sốc, gây choáng cho người xem vì độ hoành tráng và… xa lạ của cảnh quan”.
Còn họa sĩ Tú Ân thẳng thắn: “Tôi không biết làm phim cổ trang thì cần đẹp với sang tới mức nào, tôi chỉ biết phim kể về Việt Nam, câu chuyện Việt Nam, con người Việt Nam, thì phải ra chất Việt Nam”.“Chất Việt Nam” là gì?

Từ lâu, các chuyên gia nghiên cứu văn hóa như Phan Ngọc, Hữu Ngọc, Trần Ngọc Thêm… đã nói về cái đẹp dung dị, đơn sơ, xinh xắn của những công trình kiến trúc ở Việt Nam, so với sự đồ sộ, quy mô, hoành tráng của Trung Quốc như muốn tỏa “tinh thần bá quyền” ra muôn phương. Làm phim cổ trang như “Lý Công Uẩn – Đường tới thành Thăng Long”, phim càng thể hiện hoành tráng thì khán giả càng thấy xa lạ.

Ông Phạm Hoàng Quân gợi ý: “Nếu không có sử liệu chính xác về kiến trúc cung điện thời ấy, đạo diễn và họa sĩ có thể cho thiết kế nhà cửa thấp, một tầng, lợp ngói thường thôi thay vì lợp ngói lưu ly. Trang phục thì nhuộm màu đơn giản, hết sức tránh rực rỡ nhiều màu sắc”.
Trong quá khứ, chúng ta cũng từng có những bộ phim cổ trang thể hiện được khá “sát thực tế” cái chất nhỏ bé, đơn sơ của văn hóa Việt Nam, ví dụ Học trò thủy thần (1990) của đạo diễn Khánh Dư, một bộ phim đen trắng kể về bậc “vạn thế sư biểu” Chu Văn An và người học trò vốn là con trai vua Thủy tề.

Cẩu thả, vô trách nhiệm, hay bị ép? Cũng họa sĩ Phan Cẩm Thượng phản ánh: “Ngay từ đầu, tôi phản đối những trang phục đó nhưng tôi chỉ là cố vấn. Người mình thời đó cởi trần đóng khố và chèo thuyền quỳ với 20 tay chèo nhưng bây giờ bắt diễn viên cởi trần đóng khố thì không ai chịu làm thế, kể cả người dân tộc. Trang phục Việt Nam đơn sơ hơn trang phục Trung Quốc nên nếu mặc thế thì diễn viên chết rét…”. Ông còn bảo: “Các phim của họ thường là phim lịch sử cổ trang chứ không phải phim lịch sử hiện thực. Họ nói thẳng, những phim lịch sử Trung Quốc phải nâng lên rất nhiều so với những gì đã diễn ra trong lịch sử”.Những gì mà các nhà làm phim Trung Quốc “ép” đối tác Việt Nam là có thể hiểu được, nếu chúng ta tìm trở lại chính sách văn hóa của đất nước này.


Tháng 3-1987, Bộ Phát thanh - Truyền hình Trung Quốc triệu tập một hội nghị các đơn vị sản xuất truyền hình trên cả nước. Tại đây, Bộ đưa ra chính sách: tích cực, chủ động dồn lực sản xuất những bộ phim có mục đích truyền bá lịch sử, văn hóa, tư tưởng và thẩm mỹ của Trung Hoa tới mỗi người dân Trung Quốc và thế giới. Những phim này được Nhà nước hỗ trợ nhiều mặt, chẳng hạn ưu tiên chiếu ở các đài địa phương lớn vào giờ vàng, được hỗ trợ xuất khẩu (cho không hoặc bán giá rẻ) sang các quốc gia trong khu vực. Đồng thời với đó, giới làm phim tiến hành “Trung Hoa hóa” các sản phẩm văn hóa của nước ngoài. Bộ phim “Hà Nội – Hà Nội” chỉ được chiếu ở đài tỉnh Quảng Tây vào đêm khuya, với một generiqué toàn chữ Trung Quốc, khiến khán giả xem khó mà để ý rằng đó là sản phẩm hợp tác với Việt Nam.Ngay cả việc các nhà làm phim Trung Quốc quan niệm đã làm phim cổ trang “trang phục, bối cảnh, ánh sáng… đều phải đẹp”, “nâng lên rất nhiều” so với lịch sử, cũng phản ánh một phần mục đích tuyên truyền văn hóa của họ. Ngoài ra, như chính ông Phan Cẩm Thượng nói, “với phim tư nhân thì họ xác định phim cần có thị trường và kỷ niệm chỉ là một dịp đưa phim ra thị trường. Các nhà làm phim quan niệm, phim mà không kinh doanh là không được. Phim này làm trên góc độ thị trường chứ không phải chỉ là phim kỷ niệm”.Với các quan niệm, chính sách và mục đích như vậy, khi sản phẩm làm ra không mang chất Việt Nam thì không phải lỗi của các nhà làm phim Trung Quốc. Câu hỏi đặt ra là vì sao phía Việt Nam chấp nhận “bị ép” như vậy, đối với một bộ phim lớn, được đầu tư tới 108 tỷ đồng và để phát sóng trên đài quốc gia nhân dịp đại lễ?*


Đoan Trang
Nguồn :
http://trangridiculous.blogspot.com/