Chào mừng bạn đến với blog ĐỌC & SUY NGẪM .

5 thg 9, 2010

Bánh vẽ và xác ướp

Khổ cho TS khảo cổ Lâm Thị Mỹ Dung, từ một GS đáng kính, chỉ trong 3 tháng bị "hạt thóc cổ 3000 năm" hành hạ, nom như đã già nua khắc khổ đi bao nhiêu.
Cổ hay không cổ bà cũng không được thêm, cũng chẳng mất đi đồng lương nào nhưng mà cái hạt thóc 3000 năm nảy mầm kia chót không phải là cổ thì đúng là ngượng chín người với cái bánh vẽ tổ bố "lúa cổ 3000 tuổi vẫn nảy mầm" đã chót vẽ cho thiên hạ mừng hụt.
Sáng qua, bà đã xuống thang, đã bớt cương quyết hơn khi đề xuất thêm một khả năng là có thể "lúa nảy mầm là lúa hiện đại lẫn vào"- Tiên sư cha cái thằng chim con chuột nào lại mang thóc lúa xuống hố khai quật mà hú hí chứ. Thế mà vẫn bị nói như chan tương đổ mẻ trong đàng hoàng một hội thảo khoa học.
GS Trần Duy Quý, Phó Viện trưởng Viện Khoa học Nông nghiệp, một nhà nghiên cứu cả đời biết đến mỗi chuyện thóc lúa cứ đay đi đay lại chuyện ông ta đòi "vứt vào sọt rác" mấy cây lúa cổ nếu chúng trổ trước tháng 9. Có vẻ GS Quý căm phẫn mấy cái chuyện hạt thóc dởm khi ông để khoa học lấn át cả phép lịch sự. Có ai lại nói hạt thóc 3000 năm nảy mầm là “điều không thể", là " điều vô lý", là "càng nghiên cứu càng tốn tiền”. Còn nói như dạy dỗ các nhà khảo cổ: "Đơn giản lúa là lúa, lúa không phải là chà là ở Châu Phi, là sen ở Nam Mỹ". Đã thế, ông còn cương quyết cho rằng đây là lúa hiện đại, là giống Khang Dân. Chết chửa, Khang Dân chẳng phải là giống lúa ngắn ngày, là lúa Tàu vượt biên đó sao!?

Trong một bài báo viết sau khi thông tin "hạt thóc 3000 năm nảy mầm" có người đã viết: Một hạt thóc, một cái cốc thủy tinh, hay một mảnh hợp kim nhôm được tìm thấy tại một di chỉ có niên đại cách đây 3.000 năm chưa chắc đã phải là một vật cổ có tuổi thọ 3.000. Nay GS Quý còn nói cụ thể hơn: Khi đào bới thì trong mớ rác có cả lúa, nhưng không thể kết luận 3000 năm trước người Việt cổ đã nuôi trồng được lúa, cũng không thể coi đó là lúa cổ. Thế rồi, lại có thêm mấy vị TS nữa lần lượt phát biểu đại ý đã nghiên cứu thế này, đã áp dụng thế kia nhưng cuối cùng thì vị nào cũng khẳng định: Đây chính là giống lúa Khang Dân đương đại, hoặc giống Q5.

Trong hội thảo, phần phát biểu của GS Viện sĩ Đào Thế Tuấn có vẻ gây ấn tượng nhất. Ông cụ từng ám chỉ đến việc những hạt thóc này sẽ khắc phục được việc "chưa thành công lắm trong việc lai tạo các giống mới để phục vụ thị trường xuất khẩu sang châu Âu và Bắc Mỹ", xa hơn, hy vọng vượt qua Thái Lan. Xa hơn nữa, để chứng minh nguồn gốc cây lúa không phải từ Nhật, từ Tàu, mà có thể từ VN... Tuy nhiên, khi trước cụ đòi phải giám định, phải nghiên cứu ngay lập tức với thái độ kiên quyết bao nhiêu thì đến giờ cụ lại bảo "Không nên tranh cãi về niên đại lúa có cổ hay không, mà phải tập trung giữ được những gen lúa quan trọng của Việt Nam". Tại hạ thực không hiểu cụ định kêu gọi giữ gen lúa nào? Khang Dân, hay Q5? khi cả hai giống này đều là giống lúa nhập khẩu từ Trung Quốc.


Cuộc hội thảo càng thêm phần rôm rả khi GS Nguyễn Lân Cường, "chuyên gia hài cốt" của Viện Khảo cổ phát biểu: Cổ thì tốt, không cổ cũng hay. Rồi ông kể ngay: Vừa rồi chúng tôi có làm công tác khảo cổ tại Nha Trang có phát hiện một ngôi mộ cổ khá lớn. Sau rất nhiều thời gian hì hụi thì cuối cùng đó là chiếc mộ rỗng. Nhiều người tỏ ra tiếc nuối nhưng tôi vẫn bảo: Không sao cả, không có mộ ở đây chứng tỏ là có các mộ giả. Điều này mở ra một hướng nghiên cứu mới. Sự việc này cũng vậy. Lúa cổ thì tốt, không phải là lúa cổ thì cũng hay. Ít nhất thì đó là cơ hội để chúng ta biết được những khả năng có thể tồn tại của lúa cổ và có thêm những kinh nghiệm cho những lần khai quật tiếp theo.

Các vidit của ông Cường hoành tráng ?

Cũng may là GS Lân Cường chưa nhân thể khoe quyển sách "độc quyền xác ướp" của ông trong mối liên hệ với...lúa cổ. Bởi từ sau đó, nhiều ý kiến của "bên khảo cổ" sau đó cũng với ý: Cần nghiên cứu thêm bởi cổ cũng tốt mà không cổ cũng hay. Câu chuyện lúa- xác ướp cứ lan man để cuối cùng xảy ra câu chuyện hai con dê húc nhau: Bên khảo cổ nhất mực khăng khăng mình đã làm đúng chuyên môn, bên nông nghiệp khẳng định mình cũng không hề sai khi xác định gen, nguồn gốc. Đến nỗi GS Viện sĩ Đào Thế Tuấn điềm đạm già cả là thế mà cũng phát biểu như cáu: "Tình hình của chúng ta bây giờ là mỗi cơ quan làm việc riêng của mình, hoàn toàn không biết gì. Toàn là “thầy bói sờ voi”".

Và dù "bên nông nghiệp" kết luận lúa cổ là chính là giống lúa Khang Dân đương đại nhưng cũng may cho các nhà khảo cổ là họ còn một "cái cọc": Kết quả giám định vỏ trấu từ Nhật Bản.

Hy vọng đây không phải là "cọc rêu" để người Việt mình, một lần nữa, được tự sướng
.

http://vn.360plus.yahoo.com/tuanddk/article?mid=3894

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét