Lấy khoản vay mới để trả nợ cũ trong nhiều trường hợp là dấu hiệu nguy hiểm.
Mỗi khoản vay đều có mục đích. Sử dụng khoản vay sai mục đích là tối kỵ và những người cho vay đánh giá khách hàng rất xấu nếu làm vậy. Khi phải đi vay hay dùng các khoản vay mới để trả cho nợ cũ, thì thường đó là dấu hiệu nguy hiểm. Tất nhiên, nếu ai đó đồng ý cho vay với lãi suất thấp, thời hạn dài để cho khách hàng trả các khoản nợ cũ với lãi suất cao, thời hạn ngắn, thì đó là chuyện giúp đỡ quý giá (nếu để trả cho bên thứ ba) hay việc tái cơ cấu nợ bất đắc dĩ (nếu trả cho người cho vay).
Chính phủ vừa phải lấy 300 triệu USD tiền thu được từ phát hành trái phiếu quốc tế để trả nợ thay cho Vinashin.
Rất có thể chủ nợ, là người đang cầm trái phiếu, không ràng buộc (hay không thể vì trái phiếu đã đổi chủ vài lần trên thị trường) Chính phủ phải dùng vào mục đích gì, nhưng chắc chắn Chính phủ đã sử dụng khác với mục đích ban đầu của mình.
Và các tổ chức tài chính quốc tế không thể không lưu ý đến điều đó, nên có thể các khoản vay sắp tới chắc chắn điều kiện sẽ ngặt nghèo hơn.
Trước đây cũng không thấy nhắc đến khoản nợ nước ngoài 300 triệu USD này của Vinashin. Nó có nằm trong 600 triệu USD mà Vinashin tự vay và không có bảo lãnh của Chính phủ hay không?
Khoản 750 triệu Chính phủ cho vay lại từ phát hành trái phiếu đợt đầu chưa đến hạn, và chắc chắn Chính phủ phải trả (Vinashin chắc chắn chưa có khả năng trả vào 2015 khi khoản này đáo hạn).
Chính phủ cũng phải trả nếu đã bảo lãnh cho Vinashin. Nếu 300 triệu này là trong 600 triệu USD không có bảo lãnh, thì tại sao Chính phủ lại đi trả nợ hộ một doanh nghiệp?
Nếu nó nằm ngoài 600 triệu Vinashin tự vay thì nó là khoản nào?
Quốc hội có biết không? Chính cách vay hộ rồi lại trả hộ cho Vinashin và các tập đoàn khác là một cách làm cho doanh nghiệp "hư" (giới chuyên môn gọi là khiến cho ràng buộc ngân sách của chúng trở nên mềm) và đó là một trong hai nguyên nhân chính làm cho chúng hoạt động không hiệu quả.
Người ta bàn nhiều về nợ công của ta vẫn trong ngưỡng an toàn. Bộ Tài chính nói nợ công của ta năm 2009 mới ở mức 52,6% GDP nhưng đó là chưa tính các khoản nợ của những đứa con hư mà Chính phủ có thể phải trả.
Lấy khoản vay mới để trả nợ cũ trong nhiều trường hợp là dấu hiệu nguy hiểm.
Nguyễn Quang A
Mỗi khoản vay đều có mục đích. Sử dụng khoản vay sai mục đích là tối kỵ và những người cho vay đánh giá khách hàng rất xấu nếu làm vậy. Khi phải đi vay hay dùng các khoản vay mới để trả cho nợ cũ, thì thường đó là dấu hiệu nguy hiểm. Tất nhiên, nếu ai đó đồng ý cho vay với lãi suất thấp, thời hạn dài để cho khách hàng trả các khoản nợ cũ với lãi suất cao, thời hạn ngắn, thì đó là chuyện giúp đỡ quý giá (nếu để trả cho bên thứ ba) hay việc tái cơ cấu nợ bất đắc dĩ (nếu trả cho người cho vay).
Chính phủ vừa phải lấy 300 triệu USD tiền thu được từ phát hành trái phiếu quốc tế để trả nợ thay cho Vinashin.
Rất có thể chủ nợ, là người đang cầm trái phiếu, không ràng buộc (hay không thể vì trái phiếu đã đổi chủ vài lần trên thị trường) Chính phủ phải dùng vào mục đích gì, nhưng chắc chắn Chính phủ đã sử dụng khác với mục đích ban đầu của mình.
Và các tổ chức tài chính quốc tế không thể không lưu ý đến điều đó, nên có thể các khoản vay sắp tới chắc chắn điều kiện sẽ ngặt nghèo hơn.
Trước đây cũng không thấy nhắc đến khoản nợ nước ngoài 300 triệu USD này của Vinashin. Nó có nằm trong 600 triệu USD mà Vinashin tự vay và không có bảo lãnh của Chính phủ hay không?
Khoản 750 triệu Chính phủ cho vay lại từ phát hành trái phiếu đợt đầu chưa đến hạn, và chắc chắn Chính phủ phải trả (Vinashin chắc chắn chưa có khả năng trả vào 2015 khi khoản này đáo hạn).
Chính phủ cũng phải trả nếu đã bảo lãnh cho Vinashin. Nếu 300 triệu này là trong 600 triệu USD không có bảo lãnh, thì tại sao Chính phủ lại đi trả nợ hộ một doanh nghiệp?
Nếu nó nằm ngoài 600 triệu Vinashin tự vay thì nó là khoản nào?
Quốc hội có biết không? Chính cách vay hộ rồi lại trả hộ cho Vinashin và các tập đoàn khác là một cách làm cho doanh nghiệp "hư" (giới chuyên môn gọi là khiến cho ràng buộc ngân sách của chúng trở nên mềm) và đó là một trong hai nguyên nhân chính làm cho chúng hoạt động không hiệu quả.
Người ta bàn nhiều về nợ công của ta vẫn trong ngưỡng an toàn. Bộ Tài chính nói nợ công của ta năm 2009 mới ở mức 52,6% GDP nhưng đó là chưa tính các khoản nợ của những đứa con hư mà Chính phủ có thể phải trả.
Lấy khoản vay mới để trả nợ cũ trong nhiều trường hợp là dấu hiệu nguy hiểm.
Nguyễn Quang A
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét