Chào mừng bạn đến với blog ĐỌC & SUY NGẪM .

21 thg 10, 2010

Chúng ta tham một chút thì con cháu không còn đất lành để sống


Sau thảm hoạ bùn đỏ xảy ra tại Hungary, báo Sài gòn tiếp Thị đã có nhiều bài viết nêu những quan điểm khác nhau của những nhà quản lý, nhà khoa học về hiệu quả kinh tế, sự quan ngại về vấn đề môi trường, công nghệ khai thác bôxít ở các dự án tại Tây Nguyên.
Và cũng đã có nhiều ý kiến lên tiếng, kêu gọi Quốc hội, Chính phủ xem xét lại dự án này

Vấn đề khai thác tài nguyên thiên nhiên đang đặt ra rất nhiều thách thức đối với sự tồn tại của loài người.
Thứ nhất, sự cạn kiệt tài nguyên khoáng sản đang đe doạ cuộc sống của các thế hệ tiếp theo. Ngày nay chúng ta tham lam hơn một chút, thì con cháu sau này sẽ không có điều kiện để sống. Chính vì vậy, hầu hết các nước lớn đều áp dụng chính sách không khai thác tài nguyên khoáng sản trong nước, nhập khẩu khoáng sản thô của các nước nghèo để đáp ứng cho nhu cầu của cuộc sống hiện tại và chôn lấp đi cho con cháu sau này sử dụng.
Thứ hai, trình độ công nghệ khai thác khoáng sản hiện này chưa cao, đang đe doạ môi trường sống mà lợi nhuận thu được không đủ chi trả cho việc làm sạch môi trường. Ngày nay chúng ta tham lam hơn một chút, làm ngơ với nạn ô nhiễm môi trường từ khai thác khoáng sản, thì con cháu sau này không còn đất lành để sống. Chính vì vậy, hầu hết các nước lớn áp dụng chính sách đầu tư khai thác khoáng sản sang các nước nghèo.
Vấn đề khai thác bôxít ở nước ta đã được dư luận quan tâm từ vài năm nay với những ý kiến của nhiều trí thức, người dân chưa đồng tình với các dự án khai thác bôxít ở Tây Nguyên. Đây là những ý kiến hết sức xây dựng, lo lắng cho nỗi lo lắng của nước, trăn trở với nỗi trăn trở của dân. Khai thác ngày hôm nay, khi công nghệ chưa cao thì vừa làm mất đi khoáng sản khi khoáng sản đó không phải là yếu tố quyết định cho con đường phát triển, vừa làm tổn hại quá lớn cho môi trường mà rất nhiều người dân phải gánh chịu.
Trong công nghệ khai thác bôxít hiện nay, không thể không dùng một lượng rất lớn bùn đỏ, một vật liệu tàn phá môi trường khủng khiếp. Trong tương lai, công nghệ thay đổi, có thể có những giải pháp khai thác sạch hơn.

Vừa qua, ở Hungary đã xảy ra tai nạn tràn bùn đỏ ở khu vực mỏ khai thác bôxít, đang là mối đe doạ lớn mang tầm cỡ quốc gia. Nỗi lo không chỉ trong phạm vi lãnh thổ Hungary mà đã tràn sang nhiều nước láng giềng.
Tai nạn này như một lời cảnh báo cho các nước đang khai thác bôxít và đang có kế hoạch khai thác bôxít. Đó cũng là lời cảnh báo cho việc khai thác bôxít ở Tây Nguyên của chúng ta.
Các trí thức, người dân nước ta lại phải suy nghĩ thêm để tham vấn mạnh hơn về việc này. Đấy vẫn là những tư duy đầy nhiệt tâm về sự phát triển bền vững của nước nhà. Nước ta hiện nay chưa phải là một quốc gia mạnh về kinh tế trên thế giới nhưng không còn là một nước nghèo.
Giai đoạn bán tài nguyên thô đã qua, chúng ta đã bước sang giai đoạn đầu tư tạo giá trị gia tăng trên một số tài nguyên khai thác có lợi. Các doanh nghiệp trong nước cũng đã có vốn, có công nghệ, có tri thức, có kinh nghiệm để chủ động đầu tư theo kế hoạch có lợi nhất về kinh tế, xã hội và môi trường cho đất nước, cho nhân dân.

Tôi hy vọng tiếng nói của mình sẽ đóng góp làm thay đổi quyết định của nhà quản lý
Một quốc gia mạnh cần phải đạt được sự đồng thuận cao, cần có chung một quyết tâm đưa đất nước ngẩng cao đầu bước vào thị trường quốc tế trong quá trình toàn cầu hoá.


GS.TSKH Đặng Hùng Võnguyên là thứ trưởng bộ Tài nguyên và môi trường

Nguồn :http://sgtt.com.vn/Goc-nhin/131436/Ba-cau-hoi-lon-danh-cho-Quoc-hoi.html?page=2

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét