Không nhớ rõ bắt đầu từ thời điểm nào (?) chúng ta thấy sự lên ngôi huy hoàng của Phật giáo tại Việt Nam. Hàng tỷ tỷ đồng được huy động chỉ để đúc 1 quả chuông kỷ lục, 1 bức tượng kỷ lục hay xây mới (trùng tu) hoành tráng một ngôi chùa từ nam ra bắc. (Cái nào, thứ nào cũng to nhất… thế giới (?)- TDN). Lãnh đạo từ cao đến thấp cong lưng dẻo tay khấn vái, không bỏ sót bất cứ hoạt động nào của Phật giáo Việt Nam.
Cảm giác từng bước Việt Nam đang thừa nhận đạo Phật trở thành quốc đạo (?) Mọi ưu ái đều được dành cho Phật giáo. Đời và Đạo hòa trộn vào nhau một cách ngoạn mục. Niềm tin tâm linh vào an lành và hạnh phúc trở thành món kinh doanh siêu lợi nhuận.
Để đón bảo vật nhà Phật. Việt Nam 2 lần dành hẳn 1 chuyên cơ chỉ để đưa và đón (trong bối cảnh các hãng hàng không liên tục phải xin lỗi khách hàng về việc chậm chuyến, hủy chuyến vì máy bay trục trặc… ), một đoàn siêu xe có sự hộ tống mở đường của cảnh sát thẳng từ sân bay về tận siêu chùa.
Một khoản chi phí không nhỏ (dù biết rằng các chi phí này là do các đại gia tài trợ hoàn toàn) được bỏ ra giữa bối cảnh lạm phát đang tăng dần, hàng trăm hàng nghìn gia đình khó khăn chạy vạy từng ngày để mong có được hộp sữa bột cho con như vậy liệu có phù hợp với mục tiêu “tiết kiệm” được kêu gọi hàng ngày hàng giờ trên các phương tiện thông tin đại chúng.
Nguyên lý căn bản của đạo Phật là diệt trừ dục vọng, nâng cao trí tuệ, xem thường mọi cám dỗ nhu cầu vật chất tầm thường, hướng đến Niết bàn an lạc. Những năm không xa, chùa chiền bị phá tan tành, bị bỏ hoang, được trưng dụng làm nhà kho… tượng phật thả trôi sông, chuông khánh lưu lạc. Nhoáng một cái, sự việc đảo lộn 180 độ. Hòa thượng có chân trong Quốc hội, quyết định mọi vấn đề liên quan đến đời sống xã hội. Chùa chiền trở thành nơi con người đến để buôn bán mặc cả, Phật cũng bị đút lót với mong muốn rằng con người sẽ được giảm nhẹ những tội lỗi của mình trước mặt Diêm vương.
Chùa càng ngày càng giống chùa bên Tàu. Sư càng ngày càng giống doanh nhân. Đạo càng ngày càng giống đời. Chánh tín trở thành mê tín. “Phật tại tâm, trong tâm có Phật”. Niết bàn không mua được bằng tiền.
GIA HƯNG
(Đây là nội dung comment của một bạn đọc ký tên Gia Hưng. Thấy cũng là vấn đề thời sự, có ý hay, một câu chuyện đáng để suy ngẫm. Tôi thích ý nghĩ này, và cop đưa thành một entry để có thêm nhiều bạn đọc và bàn luận hơn, chứ nhốt nó chìm trong mục comment thấy phí!- TDN)
Cảm giác từng bước Việt Nam đang thừa nhận đạo Phật trở thành quốc đạo (?) Mọi ưu ái đều được dành cho Phật giáo. Đời và Đạo hòa trộn vào nhau một cách ngoạn mục. Niềm tin tâm linh vào an lành và hạnh phúc trở thành món kinh doanh siêu lợi nhuận.
Để đón bảo vật nhà Phật. Việt Nam 2 lần dành hẳn 1 chuyên cơ chỉ để đưa và đón (trong bối cảnh các hãng hàng không liên tục phải xin lỗi khách hàng về việc chậm chuyến, hủy chuyến vì máy bay trục trặc… ), một đoàn siêu xe có sự hộ tống mở đường của cảnh sát thẳng từ sân bay về tận siêu chùa.
Một khoản chi phí không nhỏ (dù biết rằng các chi phí này là do các đại gia tài trợ hoàn toàn) được bỏ ra giữa bối cảnh lạm phát đang tăng dần, hàng trăm hàng nghìn gia đình khó khăn chạy vạy từng ngày để mong có được hộp sữa bột cho con như vậy liệu có phù hợp với mục tiêu “tiết kiệm” được kêu gọi hàng ngày hàng giờ trên các phương tiện thông tin đại chúng.
Nguyên lý căn bản của đạo Phật là diệt trừ dục vọng, nâng cao trí tuệ, xem thường mọi cám dỗ nhu cầu vật chất tầm thường, hướng đến Niết bàn an lạc. Những năm không xa, chùa chiền bị phá tan tành, bị bỏ hoang, được trưng dụng làm nhà kho… tượng phật thả trôi sông, chuông khánh lưu lạc. Nhoáng một cái, sự việc đảo lộn 180 độ. Hòa thượng có chân trong Quốc hội, quyết định mọi vấn đề liên quan đến đời sống xã hội. Chùa chiền trở thành nơi con người đến để buôn bán mặc cả, Phật cũng bị đút lót với mong muốn rằng con người sẽ được giảm nhẹ những tội lỗi của mình trước mặt Diêm vương.
Chùa càng ngày càng giống chùa bên Tàu. Sư càng ngày càng giống doanh nhân. Đạo càng ngày càng giống đời. Chánh tín trở thành mê tín. “Phật tại tâm, trong tâm có Phật”. Niết bàn không mua được bằng tiền.
GIA HƯNG
(Đây là nội dung comment của một bạn đọc ký tên Gia Hưng. Thấy cũng là vấn đề thời sự, có ý hay, một câu chuyện đáng để suy ngẫm. Tôi thích ý nghĩ này, và cop đưa thành một entry để có thêm nhiều bạn đọc và bàn luận hơn, chứ nhốt nó chìm trong mục comment thấy phí!- TDN)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét