Cũng như mọi thể chế Cộng hòa khác, Việt Nam có đủ cả ba cơ quan cấu thành Nhà nước Pháp quyền: Hành pháp (Chính phủ và chính quyền địa phương), Tư pháp (Viện kiểm sát, Tòa án) và Lập pháp (Quốc hội). Thế nhưng khác với tuyệt đại đa số các Nhà nước Pháp quyền trên thế giới, ba cơ quan quyền lực Nhà nước này ở Việt Nam không “phân lập” (hoàn toàn độc lập với nhau) bởi cùng chịu sự điều khiển của một đảng phái chính trị hiện là duy nhất: Đảng Cộng sản Việt Nam. Không dưới một lần Ban lãnh đạo Đảng khẳng định: chẳng cần “Tam quyền phân lập”, Nhà nước Việt Nam vẫn bảo vệ tuyệt đối lợi ích của người dân. Thế nhưng thực tế dưới đây đã chứng minh hoàn toàn ngược lại.
Ngày 19/9/1997, Thủ tướng Chính phủ đã có Công văn số 4678/QT1 về việc di chuyển khu dân cư số 2 Thuỵ Khuê, Hà Nội. Điều 3 của Công văn ghi: “Thủ tuớng Chính phủ đồng ý cho Văn phòng Chính phủ được sử dụng ngân sách Nhà nước để xây dựng cơ sở hạ tầng tại khu đất phía sau khách sạn La Thành và di dời, tái định cư các hộ gia đình đang ở tại số 2 Thụy Khuê. Việc xây dựng nhà ở tại nơi mới được thực hiện theo hình thức: các hộ được giao đất ở phải tự bỏ vốn để xây dựng nhà”.
Ngày 26/9/1998, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 498/QĐ-VPCP ngày 6/9/1998 v/v di dời khu tập thể số 2 Thụy Khuê. Điều 1 Quyết định ghi: “Phê duyệt phương án bố trí diện tích đất cho từng hộ gia đình ở số 2 Thuỵ Khuê di chuyển đến khu đất phía sau khách sạn La Thành” (218 Đội Cấn, quận Ba Đình). Thế nhưng trong Quyết định này lại không có tên 11 hộ dân ở số 2 Thuỵ Khuê trong đó có bốn hộ do các ông, bà Nguyễn Xông Pha, Chu Quang Biên, Lê Lục Công và Trần Thị Minh Hồng làm đại diện.
Ngày 19/9/1997, Thủ tướng Chính phủ đã có Công văn số 4678/QT1 về việc di chuyển khu dân cư số 2 Thuỵ Khuê, Hà Nội. Điều 3 của Công văn ghi: “Thủ tuớng Chính phủ đồng ý cho Văn phòng Chính phủ được sử dụng ngân sách Nhà nước để xây dựng cơ sở hạ tầng tại khu đất phía sau khách sạn La Thành và di dời, tái định cư các hộ gia đình đang ở tại số 2 Thụy Khuê. Việc xây dựng nhà ở tại nơi mới được thực hiện theo hình thức: các hộ được giao đất ở phải tự bỏ vốn để xây dựng nhà”.
Ngày 26/9/1998, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 498/QĐ-VPCP ngày 6/9/1998 v/v di dời khu tập thể số 2 Thụy Khuê. Điều 1 Quyết định ghi: “Phê duyệt phương án bố trí diện tích đất cho từng hộ gia đình ở số 2 Thuỵ Khuê di chuyển đến khu đất phía sau khách sạn La Thành” (218 Đội Cấn, quận Ba Đình). Thế nhưng trong Quyết định này lại không có tên 11 hộ dân ở số 2 Thuỵ Khuê trong đó có bốn hộ do các ông, bà Nguyễn Xông Pha, Chu Quang Biên, Lê Lục Công và Trần Thị Minh Hồng làm đại diện.
Tiếp theo Quyết định số 498/QĐ-VPCP, ngày 31/12/2001, Bộ trưởng Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ có Công văn số 6403/VPCP-QT1 giao UBND quận Tây Hồ, Hà Nội bố trí tái định cư bốn hộ dân nói trên.
Như vậy, Quyết định số 498/QĐ-VPCP ngày 6/9/1998 của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ là trái Công văn số 4678/QT1 của Thủ tướng Chính phủ, xâm phạm nghiêm trọng quyền và lợi ích hợp pháp của bốn hộ dân, đồng thời gây bất công xã hội khi Văn phòng Chính phủ vẫn tái định cư tại 218 Đội Cấn 59 hộ dân khác cùng ở số 2 Thụy Khuê.
Vậy đâu là nguyên nhân của sự bất công nói trên? Cả bốn hộ dân khẳng định: “Văn phòng Chính phủ gạt chúng tôi khỏi danh sách tái định cư tại 218 Đội Cấn cốt thừa ra 233 m2 tại địa chỉ đắc địa này để “làm ăn”, cụ thể là xây nhà để bán cho người chưa bao giờ ở số 2 Thụy Khuê. Hiện giờ một chung cư gồm 15 căn hộ đã được xây xong và bán hết cho những người ngoài số 2 Thụy Khuê”.
Để lấy lại công bằng, căn cứ Luật khiếu nại, tố cáo, ngày 21/9/2009 các ông, bà Nguyễn Xông Pha, Chu Quang Biên, Lê Lục Công và Trần Thị Minh Hồng đã gửi Bộ trưởng Nguyễn Xuân Phúc, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Đơn khiếu nại về Quyết định số 498/QĐ-VPCP với yêu cầu Bộ trưởng tái định cư bốn hộ dân tại 218 Đội Cấn theo đúng quy định của Thủ tướng Chính phủ tại Công văn số 4678/QT1.
Thế nhưng Bộ trưởng Nguyễn Xuân Phúc đã không hề giải quyết đơn khiếu nại của bốn hộ dân theo quy định tại Điều 37 Luật Khiếu nại, tố cáo. Nói cách khác, Bộ trưởng Phúc đã không thực hiện nhiệm vụ, công vụ theo quy định của pháp luật. Do đó, ngày 02/11/2009, căn cứ Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án hành chính tại Điều 1 (Cá nhân, cơ quan nhà nước, tổ chức theo thủ tục do pháp luật quy định có quyền khởi kiện vụ án hành chính để yêu cầu Tòa án bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình) và Khoản 2 Điều 4 (Hành vi hành chính là hành vi của cơ quan hành chính Nhà nước, của người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính Nhà nước, thực hiện hoặc không thực hiện nhiệm vụ, công vụ theo quy định của pháp luật), cả bốn hộ dân đã đồng loạt gửi Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội Đơn khởi kiện Bộ trưởng, Chủ nhiệm VPCP Nguyễn Xuân Phúc do đã không giải quyết Đơn khiếu nại của họ theo quy định của Luật Khiếu nại, tố cáo.
Ngày 11/11/2009, Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội đã gửi bốn hộ dân Thông báo trả lại đơn khởi kiện số 36/TB-TA với nội dung: “Theo quy định tại Điều 11 Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án hành chính (đã được sửa đổi, bổ sung năm 2006) về các khiếu kiện thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án; Nghị quyết số 04/2006/NQ-HĐTP ngày 04/8/2006 của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn thi hành một số quy định của Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án hành chính đã được sửa đổi bổ sung theo các Pháp lệnh sửa đổi bổ sung một số điều của Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án hành chính ngày 25/12/1998 và ngày 05/4/2006 thì yêu cầu khởi kiện của ông, bà không thuộc thẩm quyền giải quyết bằng một vụ án hành chính tại Tòa án”.
Ngay sau đó cả bốn hộ dân đã gửi Chánh án TAND thành phố Hà Nội Đơn khiếu nại về Thông báo trả lại đơn khởi kiện của TAND thành phố Hà Nội, khẳng định Thông báo này là trái pháp luật với những căn cứ sau:
Một là, để trả lại Đơn khởi kiện thì TAND thành phố Hà Nội phải chứng minh việc bốn hộ dân căn cứ Điều 1 và Khoản 2 Điều 4 Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án hành chính để khởi kiện là sai. Thế nhưng TAND thành phố Hà Nội đã lẩn tránh việc chứng minh này.
Hai là, TAND thành phố Hà Nội căn cứ vào Điều 11 Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án hành chính (đã được sửa đổi, bổ sung năm 2006) và Nghị quyết số 04/2006/NQ-HĐTP ngày 04/8/2006 của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao để trả lại bốn hộ dân Đơn khởi kiện. Thế nhưng TAND thành phố Hà Nội đã nói bừa bởi cả Điều 11 Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án hành chính (đã được sửa đổi, bổ sung năm 2006) lẫn Nghị quyết số 04/2006/NQ-HĐTP của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao đều quy định người dân có quyền khởi kiện vụ án hành chính trong trường hợp này. Cụ thể như sau:
Mục 22 Điều 11 Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án hành chính quy định thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án “Các khiếu kiện khác theo quy định của pháp luật Việt Nam”.
Mục 3 Nghị quyết số 04/2006/NQ-HĐTP quy định hành vi hành chính là đối tượng khiếu kiện để yêu cầu Tòa án giải quyết vụ án hành chính là “hành vi hành chính bao gồm các hành vi của cơ quan hành chính Nhà nước hoặc ngưòi có thẩm quyền trong cơ quan hành chính Nhà nước thực hiện hoặc không thực hiện nhiệm vụ, công vụ trong các việc hoặc các lĩnh vực được quy định tại các khoản từ khoản 3 đến khoản 17 Điều 11 của Pháp lệnh và trong các việc hoặc các lĩnh vực khác mà pháp luật có quy định”.
Điều 39 Luật Khiếu nại, tố cáo quy định: “Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày hết thời hạn giải quyết quy định tại Điều 36 của Luật khiếu nại, tố cáo mà khiếu nại không được giải quyết hoặc kể từ ngày nhận đuợc quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu mà người khiếu nại không đồng ý thì có quyền khiếu nại đến ngưòi có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần 2 hoặc khởi kiện vụ án hành chính tại Tòa án”. Như vậy Luật khiếu nại, tố cáo quy định người khiếu nại có quyền khởi kiện vụ án hành chính.
Do đó, căn cứ vào Mục 22 Điều 11 Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án hành chính và Mục 3 Nghị quyết số 04/2006/NQ-HĐTP đã dẫn, TAND thành phố Hà Nội phải thụ lý Đơn của bốn hộ dân khởi kiện Bộ trưởng, Chủ nhiệm VPCP Nguyễn Xuân Phúc do đã không giải quyết Đơn khiếu nại của họ theo quy định của Luật khiếu nại, tố cáo.
Với những căn cứ pháp luật trên, cả bốn hộ dân đã có Đơn khiếu nại yêu cầu Chánh án TAND thành phố Hà Nội Nguyễn Sơn nhận lại Đơn khởi kiện Bộ trưởng, Chủ nhiệm VPCP Nguyễn Xuân Phúc và đưa vụ án ra xét xử.
Ngày 30/11/2009, Chánh án Nguyễn Sơn đã ra Quyết định giải quyết khiếu nại số 1889/QĐ-GQKN đối với Đơn khiếu nại ngày 23/11/2009 của bốn hộ dân, một mặt khẳng định “Hành vi hành chính của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ không giải quyết khiếu nại theo quy định của Luật khiếu nại, tố cáo là loại việc không thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án bằng một vụ án hành chính” nhưng mặt khác lại không bác bỏ được những căn cứ pháp luật mà bốn hộ dân dựa vào để yêu cầu Tòa án thụ lý Đơn khởi kiện.
Vô cùng phẫn nộ nhưng cũng rất bình tĩnh, ngày 29/12/2009 cả bốn hộ dân gửi Chánh án Tòa án nhân dân tối cao Trương Hòa Bình Đơn khiếu nại Chánh án TAND thành phố Hà Nội Nguyễn Sơn do đã ra Quyết định giải quyết khiếu nại bất chấp luật pháp như trên đã đề cập. Cuối Đơn khiếu nại, bốn hộ dân yêu cầu Chánh án Trương Hòa Bình cho họ biết:
Những căn cứ pháp luật mà bốn hộ dân dựa vào để khởi kiện Bộ trưởng, Chủ nhiệm VPCP Nguyễn Xuân Phúc do đã không giải quyết Đơn khiếu nại của họ theo quy định của Luật khiếu nại, tố cáo là đúng hay sai?
Cơ chế pháp luật nào cần phải áp dụng để buộc Bộ trưởng, Chủ nhiệm VPCP Nguyễn Xuân Phúc giải quyết Đơn khiếu nại của bốn hộ dân trong trường hợp Chánh án Trương Hòa Bình cho rằng những căn cứ pháp luật mà họ dựa vào để khởi kiện là sai?
“Tóm lại – Bốn hộ dân nêu rõ trong Đơn khiếu nại – người dân sẽ phải làm gì nếu khiếu nại của họ bị cơ quan Nhà nước, quan chức Nhà nước có hành vi hành chính, quyết định hành chính xâm hại quyền lợi hợp pháp của họ từ chối giải quyết hay tệ hại hơn, lờ di không giải quyết, coi Luật Khiếu nại, tố cáo có cũng như không?”
Vậy mà đáp lại những đòi hỏi chính đáng nói trên của bốn hộ dân bị Bộ trưởng Chủ nhiệm VPCP xâm hại là một sự “im lặng đáng sợ” của Chánh án TANDTC Trương Hòa Bình. Cực chẳng đã, vẫn căn cứ vào Luật Khiếu nại, tố cáo, cả bốn hộ dân đã gõ cửa Văn phòng luật sư Cù Huy Hà Vũ để có được sự hỗ trợ pháp luật cần thiết trên con đường đòi lại Công lý.
“Cơ quan Hành pháp (Bộ trưởng Chủ nhiệm VPCP) xâm hại quyền lợi hợp pháp của dân nhưng không chịu khắc phục, Cơ quan Tư pháp (Chánh án Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội và Chánh án Tòa án nhân dân tối cao) thì bác Đơn của dân khởi kiện Cơ quan Hành pháp – Vậy để bảo đảm quyền lợi hợp pháp của bốn hộ dân này, rõ ràng là chỉ còn cách yêu cầu Cơ quan Lập pháp (Quốc Hội) là cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất “vào cuộc” – Văn phòng luật sư Cù Huy Hà Vũ nhận định.
Ngày 08/01/2010, Văn phòng luật sư Cù Huy Hà Vũ đã gửi Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp của Quốc hội Lê Thị Thu Ba với tư cách lãnh đạo cơ quan có thẩm quyền của Quốc hội về các vấn đề tư pháp công văn yêu cầu bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bốn hộ dân tại số 2 thụy Khuê. Công văn nêu rõ:
“Chánh án TAND TP Hà Nội đã cố tình làm trái Điều 39 Luật Khiếu nại, tố cáo theo đó: “Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày hết thời hạn giải quyết quy định tại Điều 36 của Luật khiếu nại, tố cáo mà khiếu nại không được giải quyết hoặc kể từ ngày nhận đuợc quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu mà người khiếu nại không đồng ý thì có quyền khiếu nại đến ngưòi có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần 2 hoặc khởi kiện vụ án hành chính tại Tòa án”. VPLS đề nghị Quý Chủ nhiệm cho biết:
Bộ trưởng, Chủ nhiệm VPCP Nguyễn Xuân Phúc không giải quyết Đơn khiếu nại của các công dân có quyền và lợi ích hợp pháp bị Văn phòng Chính phủ xâm phạm có vi phạm Luật khiếu nại, tố cáo hay không?
Chánh án TAND TP Hà Nội không thụ lý Đơn khởi kiện vụ án hành chính v/v Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc không giải quyết Đơn khiếu nại của các công dân bị Văn phòng Chính phủ xâm phạm theo quy định của Luật khiếu nại, tố cáo có vi phạm Luật Khiếu nại, tố cáo hay không?
Bộ trưởng, Chủ nhiệm VPCP không giải quyết Đơn khiếu nại, Tòa án không thụ lý Đơn khởi kiện vụ án hành chính của các công dân bị Văn phòng Chính phủ xâm phạm theo quy định của Luật Khiếu nại, tố cáo thì Luật này có còn giá trị hay không?
Quyền và lợi ích hợp pháp của các công dân này sẽ do cơ quan Nhà nước nào giải quyết?
Thật kỳ quái, Văn phòng luật sư Cù Huy Hà Vũ đã không nhận được bất cứ hồi âm nào của Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp của Quốc hội Lê Thị Thu Ba. Bị VPLS truy hỏi thì bà nguyên Thứ trưởng Bộ Tư pháp này hứa là sẽ báo cáo Ủy ban thường vụ Quốc hội để sớm có giải pháp bảo vệ quyền lợi hợp pháp của các hộ dân có liên quan nhưng từ đó đến nay hoàn toàn bặt vô âm tín!
Vậy là cả Chính phủ, Tòa án, Quốc hội, cả Hành pháp, Tư pháp và Lập pháp đồng lòng hại dân, ngược 180 độ với Hiến pháp tại Điều 2: “Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân” và Điều 3: “Nhà nước nghiêm trị mọi hành động xâm phạm lợi ích của Nhân dân”! Để nói những tuyên bố mới đây của Thứ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh tại Khóa họp lần thứ 13 Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp Quốc tại Geneva cùng vợ ông ta là người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nguyễn Phương Nga về việc Nhà nước Việt Nam luôn “đảm bảo quyền con người” chỉ có thể là vô liêm sỉ!
Ai chỉ ra được cách nào để cứu những người dân “côi cút làm ăn” kia khỏi sự bức hại tập thể của “Tam quyền không phân lập” hay “Tam quyền nhất lập” nói trên ở Việt Nam, người viết bài này xin đội ơn và hậu tạ!
TS Luật Cù Huy Hà Vũ
Nguồn :
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét