Kể từ đầu năm 2010, Trung Quốc đã không ngừng gia tăng ảnh hướng xuống biển Đông trên nhiều lĩnh vực như hoạt động dầu khí, du lịch, quân sự, đánh bắt thủy hải sản... Điều này đã khẳng định về một dấu hiệu Trung Quốc muốn đơn phương khẳng định chủ quyền Biển Đông
Đối với vấn đề biển Đông, lãnh đạo Trung Quốc đã luôn kêu gọi cần phải có hòa bình, ổn định, phát triển và hợp tác. Tại buổi họp báo sáng 06/1/2010 ở Hà Nội, Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Trung Quốc tại Việt Nam Tôn Quốc Tường nói rằng, chúng ta đã thiết lập cơ chế đàm phán vấn đề trên biển, thực hiện nhận thức chung của lãnh đạo cấp cao hai nước, thúc đẩy tiến trình đàm phán. Để giải quyết tranh chấp, hai bên cần xuất phát từ đại cục, toàn cục và lợi ích căn bản của nhân dân hai nước, tạm gác lại tranh chấp, không làm ảnh hưởng đến sự phát triển bình thường, thuận lợi của quan hệ hai nước. Tôi nghĩ đây là cách làm phù hợp nhất.
Tuy nhiên, ngay đằng sau lời nói trên của ông Tôn Quốc Tường, thì hoàng loạt các hoạt động cả về kinh tế và quân sự của Trung Quốc vẫn được tăng cường trên biển Đông, đặc biệt có nhiều hoạt động đã vi phạm nghiêm trọng tới chủ quyền lãnh hải của Việt Nam.
Các tàu cá Trung Quốc vi phạm chủ quyền Việt Nam.
Tin từ Ban tác chiến Bộ đội Biên phòng TP Đà Nẵng cho biết vào hồi 7g30 sáng ngày 03/1/2010, qua mạng thông tin biển, lực lượng biên phòng Đà Nẵng đã phát hiện có đến gần 20 tàu cá Trung Quốc xâm phạm trái phép lãnh hải Việt Nam trên vùng biển Thừa Thiên Huế để đánh bắt trộm hải sản. Ngay sau đó, các lực lượng biên phòng Việt Nam đã phối hợp để đẩy đuổi các nhóm tàu cá này ra khỏi lãnh hải. Theo lực lượng biên phòng Đà Nẵng đây không phải là lần đầu tiên, mà trước đó nhiều lần, lực lượng biên phòng Đà Nẵng đã phải dùng xuồng cao tốc đến ngay ngư trường có tàu cá Trung Quốc đang đánh bắt trái phép để đẩy đuổi ra khỏi vùng biển chủ quyền.
Đặc biệt, hôm 29/1/2010, có đến 100 tàu cá Trung Quốc bị phát hiện đang đánh bắt hải sản trái phép ở vĩ độ 17, kinh độ 108’30, sát bờ biển Quảng Trị - Thừa Thiên Huế; ngày 02/2/2010, Bộ đội Biên phòng Đà Nẵng đã cử lực lượng xuất kích đuổi 30 tàu cá Trung Quốc đang xâm nhập sâu vào vùng biển miền Trung, chỉ còn cách bờ biển Đà Nẵng - Thừa Thiên Huế khoảng 45 hải lý; ngày 06/2/2010, một số tàu cá Trung Quốc vẫn tiếp tục xâm phạm vùng biển miền Trung đánh bắt cá trái phép. Có tàu do mải mê đi theo luồng cá nên vô tình xâm nhập trái phép vào vùng biển Việt Nam, nhưng cũng có nhiều tàu cá cố tình lấn sâu vào vùng biển miền Trung để khai thác trái phép.
Hoạt động tuần tra ngư trường
Tại buổi mít tinh kỷ niệm 15 năm "xây dựng và bảo vệ" bãi đá Vành Khăn thuộc Trường Sa hôm 09/2/2010, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp Trung Quốc Ngưu Thuấn phát biểu rằng Trung Quốc sẽ "kịp thời điều chỉnh tư duy về khai thác và quản lý nghề cá" ở khu vực Trường Sa. Vì ông cho rằng "căn cứ theo tình hình mới, tăng cường tuần tiễu ngư chính bảo vệ nghề cá trên vùng biển Trường Sa, là nhằm giữ gìn lợi ích biển quốc gia".
Lời phát biểu trên của ông Ngưu Thuấn thực sự đã đi ngược lại với nhận thức chung của lãnh đạo hai nước và đối nghịch hoàn toàn với quan điểm của ông Tôn Quốc Tường đã phát biểu hôm 06/1/2010 ở Hà Nội. Trong khi đó ông Ngưu Thuấn cũng thừa hiểu rằng, việc đưa tàu tuần tiễu ngư chính tới Trường Sa là vi phạm chủ quyền của Việt Nam và làm phức tạp thêm tình hình.
Gia tăng các hoạt động quân sự
Các hoạt động quân sự của Trung Quốc tại các khu vực trên Biển Đông cũng thường xuyên được duy trì. Đặc biệt là lực lượng tàu chiến và máy bay thuộc Hạm đội Nam Hải đã liên tục tiến hành các hoạt động tuần tra và tổ chức diễn tập trên Biển Đông. Mới đây nhất vào khoảng giữa tháng 2/2010, Hạm đội Nam Hải đã điều động một đội tàu khu trục tới phối hợp với các tàu của lực lượng Hải quân Đánh bộ và các tàu hậu cần tổ chức 10 khoa mục huấn luyện trên Biển Đông như: Tìm kiếm và cứu hộ, phối hợp chống khủng bố, kiểm soát trên biển và trên không, huấn luyện chiến thuật tác chiến trên biển cho sỹ quan và binh lính và các khoa mục khác.
Tuy nhiên, ngay đằng sau lời nói trên của ông Tôn Quốc Tường, thì hoàng loạt các hoạt động cả về kinh tế và quân sự của Trung Quốc vẫn được tăng cường trên biển Đông, đặc biệt có nhiều hoạt động đã vi phạm nghiêm trọng tới chủ quyền lãnh hải của Việt Nam.
Các tàu cá Trung Quốc vi phạm chủ quyền Việt Nam.
Tin từ Ban tác chiến Bộ đội Biên phòng TP Đà Nẵng cho biết vào hồi 7g30 sáng ngày 03/1/2010, qua mạng thông tin biển, lực lượng biên phòng Đà Nẵng đã phát hiện có đến gần 20 tàu cá Trung Quốc xâm phạm trái phép lãnh hải Việt Nam trên vùng biển Thừa Thiên Huế để đánh bắt trộm hải sản. Ngay sau đó, các lực lượng biên phòng Việt Nam đã phối hợp để đẩy đuổi các nhóm tàu cá này ra khỏi lãnh hải. Theo lực lượng biên phòng Đà Nẵng đây không phải là lần đầu tiên, mà trước đó nhiều lần, lực lượng biên phòng Đà Nẵng đã phải dùng xuồng cao tốc đến ngay ngư trường có tàu cá Trung Quốc đang đánh bắt trái phép để đẩy đuổi ra khỏi vùng biển chủ quyền.
Đặc biệt, hôm 29/1/2010, có đến 100 tàu cá Trung Quốc bị phát hiện đang đánh bắt hải sản trái phép ở vĩ độ 17, kinh độ 108’30, sát bờ biển Quảng Trị - Thừa Thiên Huế; ngày 02/2/2010, Bộ đội Biên phòng Đà Nẵng đã cử lực lượng xuất kích đuổi 30 tàu cá Trung Quốc đang xâm nhập sâu vào vùng biển miền Trung, chỉ còn cách bờ biển Đà Nẵng - Thừa Thiên Huế khoảng 45 hải lý; ngày 06/2/2010, một số tàu cá Trung Quốc vẫn tiếp tục xâm phạm vùng biển miền Trung đánh bắt cá trái phép. Có tàu do mải mê đi theo luồng cá nên vô tình xâm nhập trái phép vào vùng biển Việt Nam, nhưng cũng có nhiều tàu cá cố tình lấn sâu vào vùng biển miền Trung để khai thác trái phép.
Hoạt động tuần tra ngư trường
Tại buổi mít tinh kỷ niệm 15 năm "xây dựng và bảo vệ" bãi đá Vành Khăn thuộc Trường Sa hôm 09/2/2010, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp Trung Quốc Ngưu Thuấn phát biểu rằng Trung Quốc sẽ "kịp thời điều chỉnh tư duy về khai thác và quản lý nghề cá" ở khu vực Trường Sa. Vì ông cho rằng "căn cứ theo tình hình mới, tăng cường tuần tiễu ngư chính bảo vệ nghề cá trên vùng biển Trường Sa, là nhằm giữ gìn lợi ích biển quốc gia".
Lời phát biểu trên của ông Ngưu Thuấn thực sự đã đi ngược lại với nhận thức chung của lãnh đạo hai nước và đối nghịch hoàn toàn với quan điểm của ông Tôn Quốc Tường đã phát biểu hôm 06/1/2010 ở Hà Nội. Trong khi đó ông Ngưu Thuấn cũng thừa hiểu rằng, việc đưa tàu tuần tiễu ngư chính tới Trường Sa là vi phạm chủ quyền của Việt Nam và làm phức tạp thêm tình hình.
Gia tăng các hoạt động quân sự
Các hoạt động quân sự của Trung Quốc tại các khu vực trên Biển Đông cũng thường xuyên được duy trì. Đặc biệt là lực lượng tàu chiến và máy bay thuộc Hạm đội Nam Hải đã liên tục tiến hành các hoạt động tuần tra và tổ chức diễn tập trên Biển Đông. Mới đây nhất vào khoảng giữa tháng 2/2010, Hạm đội Nam Hải đã điều động một đội tàu khu trục tới phối hợp với các tàu của lực lượng Hải quân Đánh bộ và các tàu hậu cần tổ chức 10 khoa mục huấn luyện trên Biển Đông như: Tìm kiếm và cứu hộ, phối hợp chống khủng bố, kiểm soát trên biển và trên không, huấn luyện chiến thuật tác chiến trên biển cho sỹ quan và binh lính và các khoa mục khác.
Đẩy mạnh hoạt động khai thác dầu khí
Kể từ vài tháng gần đây Trung Quốc đã không ngừng đổi mới về công nghệ khai thác, đầu tư sản xuất các phương tiện khai thác, tăng cường mở rộng phạm vi khai thác trên vùng nước sâu ở biển Đông, cụ thể là các mỏ dầu trọng yếu thuộc bồn địa Quỳnh Đông Nam và khu mỏ ở Liwan. Trước đó ngày 18/10/2009, Trung Quốc đã chuyển giao tàu khảo sát băng cháy đầu tiên mang tên “Ocean No 6” cho Cơ quan Khảo sát Địa chất biển của tỉnh Quảng Châu để thực hiện việc thăm dò các mỏ băng cháy trên biển Đông.
Tiếp đó, ngày 26/2/2010, tạp chí Thượng Hải cho biết, Trung Quốc đã hoàn thành giai đoạn lắp ráp chiếc giàn khoan bán ngầm nội địa đầu tiên. Chiếc giàn khoan bán ngầm này do Viện Nghiên cứu 708 thuộc Tập đoàn Đóng tàu Quốc gia Trung Quốc thiết kế và chế tạo với tổng trị giá khoảng 06 tỷ NDT (887 triệu USD), giàn khoan có trọng lượng trên 30.000 tấn và có thể khoan ở vùng nước sâu 10.000 m, đây là một trong những giàn khoan hiện đại nhất thế giới. Giàn khoan sẽ được chuyển giao cho Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Trung Quốc (CNOOC) vào tháng 12/2010 để tiến hành tác nghiệp trên biển Đông.
Cũng để tăng cường khả năng khai thác dầu khí ở vùng nước sâu trên khu vực biển Đông, Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Trung Quốc đang có những nỗ lực để đưa Trung tâm Kỹ thuật Dầu khí Chu Hải ở tỉnh Quảng Châu đi vào hoạt động trong đầu năm tới. Trung tâm sẽ được đầu tư khoảng 30 – 50 tỷ yuan để phát triển một số dự án trọng điểm tại Trung tâm chu Hải gồm: Xây dựng dự án khí hóa lỏng (Gaolangang LNG), dự án mỏ dầu Liwan3-1, dự án điện năng Zhuahi 9F, dự án khí hóa lỏng tự động và dự án lọc dầu. Trung tâm này sẽ phục vụ cho các hoạt động khảo sát và thăm dò dầu khí của Trung Quốc trên Biển Đông
Tuy nhiên, việc Trung Quốc liên tục đưa các tàu khảo sát, giàn khoan và các phương tiện phục vụ hoạt động về dầu khí tới Biển Đông mà không được phép của Việt Nam là vi phạm vào chủ quyền của Việt Nam, đi ngược lại nhận thức chung của lãnh đạo hai nước và làm phức tạp thêm tình hình trong khu vực.
Bên cạnh việc gia tăng về các hoạt động tàu cá, tàu tuần tra ngư trường, các hoạt động quân sự và hoạt động khai thác dầu khí, thì các hoạt động du lịch của Trung Quốc cũng thường xuyên được đẩy mạnh, Trung Quốc cũng đã tự ý đưa các đoàn du lịch, phóng viên ra đảo Hoàng Sa của Việt Nam. Bên cạnh đó tiếp tục đẩy mạnh việc xây dựng các công trình phục vụ du lịch tại khu vực đảo Hải Nam.
Nhìn lại toàn bộ các sự việc và hành động của Trung Quốc trong thời gian vừa qua thấy rằng, những lời tuyên bố hay lời kêu gọi về sự hòa bình, ổn định, phát triển và hợp tác trên khu vực Biển Đông của ông Tôn Quốc Tường, Đại sứ Trung Quốc tại Việt Nam là hoàn toàn trái ngược, dường như lời nói của ông này không có trọng lượng.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét