Chậu hoa Sen Mini. Giá bán: 40.000 VND
Lâu lâu rồi người ta bàn về chuyện quốc hoa, có 13 tiêu chí được đưa ra để chọn quốc hoa như sau:
1. Có nguồn gốc hoặc được trồng lâu đời ở Việt Nam
2. Thích nghi và được trồng ở hầu khắp mọi miền đất nước
3. Thời gian nở hoa quanh năm hoặc kéo dài trong năm
4. Thể hiện được bản sắc văn hóa truyền thống dân tộc, tinh thần cốt cách, ý chí và nguyện vọng của nhân dân Việt Nam
5. Bền đẹp về hình thức, mầu sắc và hương thơm
6. Thông dụng trong đời sống sinh hoạt của nhân dân (hoa cắt, hoa chậu, trồng phong cảnh, trang trí…)
7. Có giá trị về mặt kinh tế, mang lại lợi ích cho nhiều người dân
8. Có giá trị thẩm mỹ, hội họa (đã được sử dụng trong các công trình điêu khắc, hội họa, kiến trúc)
9. Có giá trị văn học, nghệ thuật (đã được đưa vào thơ ca truyền thuyết, lễ hội…)
10. Được đại đa số người dân yêu thích, chấp thuận và tôn vinh
11. Có giá trị lịch sử (gắn với nhân vật hoặc sự kiện lịch sử)
12. Có khả năng mở rộng và phát triển trong tương lai1
3. Không trùng lặp với Quốc hoa của các quốc gia khác
Lang thang khắp nơi mình thấy có rất nhiều ý kiến đưa ra.
Kẻ chọn sen, người chọn mai, đào, người chọn cả cụm đào-sen-mai (bác Đông A), kẻ chọn hoa lúa, rau muống, người chọn mào gà…
Nói chung mỗi người mỗi lý để bảo vệ cho hoa của mình.
Nếu được chọn, mình cũng chọn sen là quốc hoa nhưng không phải sen thường mà là sen…giả. Hehe!
Bảo đảm sen giả là loại hoa đáp ứng được tất tần tật, thậm chí dư các tiêu chí trên.
Nở quanh năm, màu sắc bền đẹp (gấp tỷ lần hoa thật), cả nước nếu muốn ra chợ là có, dễ trưng dễ dùng.
Có giá trị về mặt kinh tế (mở thêm xưởng làm sen giả để bán cũng như tạo công ăn việc làm).
Sen giả đã được đưa vào các lễ hội, chương trình văn hóa nghệ thuật (như Duyên dáng Việt Nam báo Thanh Niên năm nào quên mất rồi, Bước nhảy hoàn vũ…) và sen giả chắc chắn là hoa “độc”, không đụng hàng với bất kỳ quốc hoa của nước nào.
Trên tất cả, sen giả thể hiện đúng bản sắc văn hóa, cốt cách, ý chí của xứ ta: thích làm lẫn xài hàng giả, hàng nhái (kể cả tiền), thờ phụng cái giả (thùng rỗng kêu to, chạy theo những cái lộng lẫy, rực rỡ, hào nhoáng…Không thật!), khoái dùng bằng cấp giả để làm ông này bà kia… Sống ở đời thì giả nhân, giả nghĩa, giả nai, lương tâm giả, đạo đức giả, đến cái tưởng chừng như khó giả là giới tính cũng giả nốt. Hahaha!
Nữa là việc dùng sen giả cũng có giá trị lịch sử. Bởi chúng ta nên dùng sen giả để đánh dấu một thời đại quan trọng, một bước ngoặc chói lòa là sính cái giả để con cháu chúng ta biết được ông bà của chúng đã có những năm tháng sống giả dối như thế nào.
Em xin hết! Hehe!
1. Có nguồn gốc hoặc được trồng lâu đời ở Việt Nam
2. Thích nghi và được trồng ở hầu khắp mọi miền đất nước
3. Thời gian nở hoa quanh năm hoặc kéo dài trong năm
4. Thể hiện được bản sắc văn hóa truyền thống dân tộc, tinh thần cốt cách, ý chí và nguyện vọng của nhân dân Việt Nam
5. Bền đẹp về hình thức, mầu sắc và hương thơm
6. Thông dụng trong đời sống sinh hoạt của nhân dân (hoa cắt, hoa chậu, trồng phong cảnh, trang trí…)
7. Có giá trị về mặt kinh tế, mang lại lợi ích cho nhiều người dân
8. Có giá trị thẩm mỹ, hội họa (đã được sử dụng trong các công trình điêu khắc, hội họa, kiến trúc)
9. Có giá trị văn học, nghệ thuật (đã được đưa vào thơ ca truyền thuyết, lễ hội…)
10. Được đại đa số người dân yêu thích, chấp thuận và tôn vinh
11. Có giá trị lịch sử (gắn với nhân vật hoặc sự kiện lịch sử)
12. Có khả năng mở rộng và phát triển trong tương lai1
3. Không trùng lặp với Quốc hoa của các quốc gia khác
Lang thang khắp nơi mình thấy có rất nhiều ý kiến đưa ra.
Kẻ chọn sen, người chọn mai, đào, người chọn cả cụm đào-sen-mai (bác Đông A), kẻ chọn hoa lúa, rau muống, người chọn mào gà…
Nói chung mỗi người mỗi lý để bảo vệ cho hoa của mình.
Nếu được chọn, mình cũng chọn sen là quốc hoa nhưng không phải sen thường mà là sen…giả. Hehe!
Bảo đảm sen giả là loại hoa đáp ứng được tất tần tật, thậm chí dư các tiêu chí trên.
Nở quanh năm, màu sắc bền đẹp (gấp tỷ lần hoa thật), cả nước nếu muốn ra chợ là có, dễ trưng dễ dùng.
Có giá trị về mặt kinh tế (mở thêm xưởng làm sen giả để bán cũng như tạo công ăn việc làm).
Sen giả đã được đưa vào các lễ hội, chương trình văn hóa nghệ thuật (như Duyên dáng Việt Nam báo Thanh Niên năm nào quên mất rồi, Bước nhảy hoàn vũ…) và sen giả chắc chắn là hoa “độc”, không đụng hàng với bất kỳ quốc hoa của nước nào.
Trên tất cả, sen giả thể hiện đúng bản sắc văn hóa, cốt cách, ý chí của xứ ta: thích làm lẫn xài hàng giả, hàng nhái (kể cả tiền), thờ phụng cái giả (thùng rỗng kêu to, chạy theo những cái lộng lẫy, rực rỡ, hào nhoáng…Không thật!), khoái dùng bằng cấp giả để làm ông này bà kia… Sống ở đời thì giả nhân, giả nghĩa, giả nai, lương tâm giả, đạo đức giả, đến cái tưởng chừng như khó giả là giới tính cũng giả nốt. Hahaha!
Nữa là việc dùng sen giả cũng có giá trị lịch sử. Bởi chúng ta nên dùng sen giả để đánh dấu một thời đại quan trọng, một bước ngoặc chói lòa là sính cái giả để con cháu chúng ta biết được ông bà của chúng đã có những năm tháng sống giả dối như thế nào.
Em xin hết! Hehe!
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét