Chào mừng bạn đến với blog ĐỌC & SUY NGẪM .

3 thg 7, 2010

QUẠT MO” CỦA CÁC “CHÚ BỜM” ĐỔI CHO PHÚ ÔNG HÀ THÀNH


Dư luận đang bàn tán ầm ỹ lên về vụ Hà Nội dự kiến huy động 50 tỷ do các doanh nghiệp đóng góp để xây dựng 5 cái cổng chào thật hoành tráng để đón chào đại lễ 1000 năm Thăng Long?

Tại sao lại ẫm ĩ chuyện này: người ta tự nguyện bỏ tiền ra để làm đẹp cho thủ đô, góp tiền của để làm cho đại lễ thêm hoành tráng sao lại không ủng hộ, lại bàn ra tán vào?
Vậy đằng sau có gì khuất tất không ? Có đấy !

Đây về thực chất lại là một vụ đổi đất lấy…cổng chào; là vụ các chú Bờm làm nghề quảng cáo đất Hà Thành dùng cổng chào, một dạng “quạt mo” để lừa lấy cúa phú ông Hà Thành không chỉ ba bò chín trâu, ao sâu cá mè, ba bè gỗ lim mà nhiều hơn thế: Đó là lô đất ở các vị trí đắc địa vào loại bậc nhất của Hà Nội, ở những nút giao thông cửa ngõ của thủ đô để làm quảng cáo…

Thực ra đổi đất lấy cơ sở hạ tầng là việc mà địa phương vẫn làm, một hình thực huy động vốn.
Vấn đề là việc đổi chác này đòi hỏi phải sòng phẳng, ngang giá chứ không thể đem 3 bò 9 trâu hay ao sâu cá mè ra để đổi mỗi chiếc quạt mo.
Vụ đồng ý xây dựng 5 cổng chào lớn này đang có dấu hiệu các “ phú ông “ Hà Thành đang đem những lô đất vàng ra để đổi cái cổng chào thì quả thật là tư duy hài hước không kém hơn chuyện các phú ông khi xưa tính chuyện đem ao sâu, cá mè, 3 bè gỗ lim ra mặc cả với chú Bờm để đổi quạt mo.
Bởi thường người ta đổi đất lấy đường, trường học, bệnh viện hoặc chợ; còn Hà Nội chắc lại lấy đất để đổi cổng chào, đem vàng thật để đổi vàng mã...
Thực ra thì trong cái chuyện ngụ ngôn “Thằng Bờm có cái quạt mo”, các phú ông chẳng ngu dại một chút nào mà chẳng qua là sử dụng những thứ cao giá hơn chiếc quạt mo gấp nhiều lần là để thử lòng, đón lõng, để lỡm cái lòng tham của của chú Bờm, lòng tham tham của kẻ nghèo khó: thấy của dễ tối mắt…

Vì hiểu rõ tâm địa của phú ông, biết rõ cái giá trị của chiếc quạt mo mà mình đang sở hữu, và trên tất cả Bờm là người biết trọng nhân cách, nghèo nhưng không thể hèn, nghèo nhưng không quá ngu dại để cho kẻ khác lỡm mình, diễu mình do vậy Bờm ra vẻ “cành cao “, từ chối hết thảy chỉ đồng ý đổi cái quạt mo để lấy nắm xôi mà thôi…
Như vậy câu chuyện ngụ ngôn Thằng Bờm đổi quạt là một câu chuyện hài mang máu sắc triết lý phương đông của hai kẻ biết tỏng bụng dạ của nhau, lỡm nhau chơi nhưng cuối cũng vẫn đi đến để đạt tới những thỏa thuận vật chất ngang giá.

Còn những chú Bờm và các phú ông đất Hà Thành ngày nay thì sao ?

Đây cũng là một dạng ngụ ngôn thời hiện đại: sử dụng các giá trị ảo để lừa đổi những giá trị thật. Cái giá trị ảo đó là ý nghĩa chính trị, văn hóa của Đại lễ 1000 năm Thăng Long; Cái giá trị ảo đó là cái cổng chào đắt đỏ lắm hoành tráng lắm thì cũng làm hết dăm ba tỷ bạc là cùng; nếu cộng cả phần phong bì lót tay đây đó có thể lên tới chục tỷ.
Cả 5 cổng chào lên tới 50 tỷ chắc đã được các chú Bờm làm nghề quảng cáo kê tính? Chả nhẽ các chú Bờm bỏ ra từng ấy tiền để mua vui, để trang điểm cho các giá trị ảo? Không đâu, cái giá trị thật mà các chú Bờm hướng tời, tính ra được đó là: Với những vị trí đắc địa của nơi đặt các cổng chào, mỗi cái cổng chào sẽ có 6 tấm quảng cáo lớn của 2 mặt…Với diện tích đó, sau đại lễ, chắc chắn các chú Bờm sẽ không dại gì mà không cho thuê quảng cáo.
Bỏ rẻ 6 mặt quảng cáo đó mỗi năm cũng phải thu về dăm, sáu tỷ bạc; trong khi cái vốn ban đầu bỏ ra chỉ có 10 tỷ? Trong vòng 2 năm đảm bảo các chú Bờm sẽ thu đủ vốn? Đến năm thứ 3 đảm bảo các chú sẽ vung vinh và chiếc cổng chào này chắc chắn sẽ tồn tại lâu lâu chứ không thể xong đại lễ thì dỡ xuồng ngay?

Đấy cái ao sâu cá mè, 3 bè gỗ lim lúc ấy mới tòi ra? Và kẻ bị lỡm không phải chú Bờm mà là phú ông Hà Thành !

Chỉ qua một vụ này thôi đã thấy người ta lợi dụng lễ lạt để moi tiền, để làm tiền tài giỏi như thế nào?

Trong một năm Việt Nam tổ chức tới trên 8000 lễ hội thì chắc cũng có ngần ấy cơ hội moi tiền, móc tiền từ túi này chuyển qua túi kia...
Đáng lẽ phải giành thời gian, sức lực nghĩ ra cách để làm ra của cải làm giàu cho bản thân và để làm ra của cải cho xã hội thì lại chỉ tìm cách sáng chế ra nhiều lễ hội để móc tiền của nhau?

Nhà nhà lễ hội, ngành ngành làm lễ hội; địa phương thi nhau làm lễ hội. Phú quỹ sinh lễ nghĩa, than ôi, một nước còn nghèo như Việt Nam lại đang hình thành cho mình một nền kinh tế độc đáo: Nền kinh tế lễ hội !Thế thì lễ hội muôn năm ! Nghèo muôn năm ! Bờm muôn năm !


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét