Chào mừng bạn đến với blog ĐỌC & SUY NGẪM .

31 thg 3, 2010

CHỊ EM CẨN THẬN KHI QUA CẦU NÀY

THƯ GIÃN NGÀY CUỐI THÁNG









Nguồn : Trên NET

30 thg 3, 2010

Khi sự tinh tế cắp nón ra đi...

Bắt cả nền văn hóa từ chức?

Thời xưa, để chỉ bằng một nét cũng đủ diễn tả hình ảnh người con gái Hà Nội, thì đã có câu nói "cọng giá cắn làm đôi". Cô gái Hà Nội xưa được hình dung có vóc dáng mảnh mai, ăn uống nhỏ nhẻ như mèo, chưa ra đường mà chỉ ở trong nhà cũng ăn mặc lịch sự, còn lời ăn tiếng nói thì hết sức dịu dàng, trang nhã, nền nã.

Riêng chuyện ăn mặc chẳng hạn, thì đến các chị hàng rong cũng mặc thứ áo dài tứ thân đã tạo dáng cho áo dài Lemur những năm Thơ Mới thời họa sĩ Lê Phổ. Chiếc áo dài của chị hàng rong và cô gái Hà Nội chỉ khác nhau ở chất vải. Còn thái độ người mặc áo thì cả hai đều như nhau, cái thái độ đúng mực để không người lạ mặt nào ở ngoài đường dám sàm sỡ với các cô.

Vào thời đó hoàn toàn không thể có và không bao giờ có chuyện ông xe ôm ghếch chân trên càng xe, tay ngừng nhổ râu, hất hàm nói trống không với cô gái đi đường "Xe ôm không em, anh chở?"
Một hiện tượng như vậy so với hình ảnh cô gái cọng giá cắn đôi trong quá khứ chỉ có thể dẫn ta tới ý nghĩ: Cái tinh tế Hà Nội đã cắp nón ra đi từ lâu rồi.

Đổ lỗi cho ai hoặc cho cái gì cũng đều không thỏa đáng.
Có một thời sục sôi cách mạng, Independence or Death ("Độc lập hay là Chết"), thì "giặc đến nhà đàn bà phải đánh". Không chỉ ra trận, mà chính sự việc ra trận khiến cái bình đẳng thoát khỏi hình hài một khẩu hiệu để trở thành một sức mạnh vật chất hiện thực. Vậy, cái gì sau khi chiến đấu thắng lợi đã đẩy người đàn bà trở về vị trí của những "em ơi..."? Dĩ nhiên, trong việc này, dù đàn bà có phạm sai lầm, ta cũng không thể dựa vào đó mà bắt chị em phải từ chức!

Vậy chẳng nhẽ lại bắt cả nền văn hóa phải từ chức? Hay là bắt pháp luật từ chức? Hay là bắt cả xã hội, bắt toàn dân từ chức?


Không thể bắt cả xã hội từ chức, song ai ở địa hạt nào, xin hãy thử tự vấn coi.
Khi nhìn vào nền giáo dục đương thời, ta chỉ cần đặt ba câu hỏi này rồi sẽ cùng lần lượt xét đoán:

Trẻ em sáu tuổi đã nói sõi, đã hoàn toàn là người Việt Nam về vốn ngôn ngữ, thả vào đời chỉ bằng vốn ngôn ngữ đã có cũng đủ sống: Vậy trong 12 năm học ròng rã, các em cần học những gì và đã được học những gì?

Hãy nhìn vào những cuốn sách giáo khoa và câu trả lời hiện ra ngay lập tức: Các cháu đã chẳng học được bao nhiêu điều cho tương lai. Các cháu có biết thảo luận không? Có biết tìm xung đột và cùng nhau giải quyết xung đột không? Có biết chỉ dùng ngôn ngữ thôi mà "tổ chức" lại được cái xã hội có những kẻ cao tuổi bất cần đời bạ đâu cũng gọi các cháu (ngay cả khi đã lớn) bằng "em ơi, ôm không?"

Trẻ em như được đào tạo hôm nay tại trường phổ thông liệu có đủ sức trở thành nguyên liệu đầu vào cho hệ thống học nghề không? Các em có đủ trí tuệ và tinh thần kỷ luật để thực sự tham gia vào guồng máy công nghiệp để công nghiệp hóa đất nước không? Một đống nguyên liệu thô như thế liệu sau khi đem trộn với hàng tấn vàng hoặc được vay mượn bằng vài trăm triệu đô-la, liệu chúng có đủ sức làm thành những trường đại học chuẩn mực quốc tế không?

Trẻ em như cung cách chúng đang sống hôm nay, còn những người lớn chúng ta nếu dửng dưng với vận mệnh đất nước, liệu có dạy các em thành những người sống xả thân vì nước không?

Liệu trẻ em có được dạy thực - học thực - sống thực?
Có bao nhiêu trẻ em biết là hiện nay ở mười tỉnh xung yếu chúng ta đã cho thuê hơn 300 nghìn hecta đất rừng và cho thuê hẳn trong 50 năm, nghĩa là thời gian đủ để em bé lớp 12 năm nay thành những cụ già 70 tuổi thì mới hết hạn cho thuê (để nối sang kỳ hạn cho thuê mới), chờ đợi con cháu các học trò này cũng lụ khụ 70 không còn đất để lao động và để sống.

Không thấy một nhà giáo dục nào làm những thống kê thực chứng xoay quanh đề tài đó. Bản thân nhà giáo hờ hững như vậy, trách gì con trẻ chẳng để thời gian rảnh rỗi đi đánh nhau và quay phim rồi tung lên mạng chơi?
Xã hội, và người lớn chúng ta đang có lỗi lớn, đó là không dạy cho thế hệ trẻ sống đời sống thực.

Thứ nhất là việc làm. Thì đấy, thí dụ như vụ cho "thuê rừng" đang ầm ĩ cả nước, vì chỉ có người mất trí mới không nghĩ được rằng 50 năm "cho thuê" là một thời hạn dài ngang với cuộc thách thức xin lấy con gái vua với điều kiện dạy được cho khỉ biết nói trong cổ tích.

Thứ hai, giáo dục và người lớn chúng ta đang dạy những chuyện trên trời dưới biển đâu đâu, không dạy cho tuổi trẻ nhìn thẳng vào thực tiễn đất nước, nói những lời mà chính người lớn có khi cũng không tin là sẽ thành hiện thực.

Và còn lại những tấm lòng trung trinh, thì có câu hỏi: Cái tinh tế thanh lịch Thủ đô ngàn năm đã đội nón ra đi. Biết bao giờ trở lại thời hoàng kim xưa, khi ăn thì cọng giá cắn đôi, và khi ra đường các cô gái không bao giờ bị hất hàm hỏi "Ôm không, hử?"

Tác giả: Phạm Toàn
Nguồn :
http://www.baomoi.com/Home/GiaoDuc/tuanvietnam.net/Khi-su-tinh-te-cap-non-ra-di/4048025.epi

29 thg 3, 2010

CÁI NHÌN KHÁC NHAU XUNG QUANH MỘT VẤN ĐÈ

BÀI THỨ NHẤT
Phật xá lợi và những chiếc xe đời mới đắt tiền

Một chiếc chuyên cơ của hãng Hàng không Quốc gia bay trong ngày khứ hồi Việt Nam - Ấn Độ để chở 3 viên Ngọc xá lợi Phật. Đoàn đi gồm khoảng 100 nhà sư, phật tử, nhiều nhà báo, có cả nhà sử học.
Về đến phi trường Nội Bài, 3 viên xá lợi được chở tới Bái Đính (chùa Bái Đính mới, huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình) bằng 3 chiếc xe đời mới đắt tiền (2 chiếc Lincoln Crystal và 1 chiếc Limousine Hummer).

Đức Phật dạy: Khiếm khuyết lớn nhất của đời người là thiếu hiểu biết
Đọc cái đoạn này, những người bình thường thì cho rằng đây là một sự kiện văn hóa, những Phật tử thì cho rằng duyên. Những người biết thì bảo, cái sự kiện rước xá lợi Phật đắt đỏ, lãng phí, tốn kém nêu trên nếu soi bằng giáo lý nhà Phật thì không đúng, không sai nhưng nó là biểu hiện của vô minh. Thiện ác còn chả có nữa là sai đúng. Nhưng vô minh.
Kinh Kim Cương bảo: vô minh giống như tấm gương bị bẩn, phải lau sạch đi, không những thế phải đập cả cái gương đi. Gương sạch mới thấy Tâm, thấy tính, kiến tính thành Phật. Thế mà cuối cùng cũng không còn tâm nữa, không chấp vào tâm nữa mới đến được bờ bên kia huống hồ lại chấp vào chùa to, tượng to, chấp vào xá lợi, cho dù là xá lợi của Đức Thích Ca.

Xá lợi được đưa về Việt Nam bằng chuyên cơ của Vietnam Airlines và được đưa về chùa Bái Đính tại Ninh Bình bằng xe hơi đắt tiền. Ảnh: dantri.com.vn

Người ta cho xá lợi thì mình nhận, mang về xây tháp (nhỏ thôi) đặt vào cho bà con xa gần chiêu bái. Thế là đủ duyên rồi. Bày vẽ đưa rước linh đình, tốn tiền cho dù là tiền công đức cũng là lãng phí công đức. Không biết tiền thuê chuyên cơ và thuê 3 xe hơi hạng sang tổng cộng là bao nhiêu? Ai bỏ ra? Nếu giả sử đây là tiền của mấy vị nào đó cung tiến thì cũng không được hay lắm bởi vì tham quá. Tham phúc quá. Tham phúc cũng là tham.

Buổi lễ đón xá lợi thì tổ chức linh đình, ồn ào, có cả mấy cô văn công bận áo dài cải biên hở cả nách mầu mỡ gà vừa gõ trống vừa nhún nhẩy. Liệu có cần thiết phải làm vậy không? Việc xây chùa to, đúc tượng to, tổ chức sự kiện to là ý tốt nhưng lại xa rời Phật pháp.

Lịch sử Thiền Tông có một câu chuyện thế này: Một nhà tu hành đã đi khắp chốn cao sơn lưu thủy mong tìm được thày chỉ giáo cho mình con đường đốn ngộ, thế rồi một ngày trên một đỉnh núi tuyết phủ dầy, ông ta gặp một thiền sư.
Vị thiền sư đang chẻ củi chuẩn bị nấu cơm, nhà sư cất lời hỏi thiền sư: Phật ở đâu? Thiền sư im lặng bỏ vào trong lều vung rìu bổ đôi bức tượng Phật bằng gỗ trên bàn thờ.
Nhà sư hỏi: Ông bổ tượng làm gì?
Thiền sư đáp: Để tìm xá lợi.
Nhà sư: Tượng gỗ làm gì có xá lợi.
Khi câu hỏi này cất lên cũng chính là lúc nhà sư đốn ngộ. Hay nói cách khác thiền sư đã dùng một công án rất đặc biệt để khai thị cho nhà sư.

Chùa hay tượng hay xá lợi hay xá lợi tâm cũng chỉ là Pháp thôi. Phật tức tâm, tâm tức Phật. Nếu còn cơ duyên, một ngày nào đó, chùa Bái Đính được tặng 3 viên xá lợi Phật nữa thì mong các vị biết đó vẫn chỉ là một pháp nữa.
Tác giả: Hoạ sỹ Lê Thiết Cương
Nguồn :
http://tuanvietnam.net/2010-03-18-phat-xa-loi-va-nhung-chiec-xe-doi-moi-dat-tien


BÀI THU HAI
Sư đôi co với Sĩ
Họa sĩ Lê Thiết Cương vừa qua có trên Vietnamnet một bài viết thắc mắc sao việc đón tiếp xá lị Phật tổ chức linh đình tốn kém, huy động những chiếc xe bạc tỉ làm cuộc đón rình rang, long trọng.

Thiết tưởng nhà Phật là giản dị, từ bi. Nghe thấy điều đúng thì tiếp thu, không đúng cũng nên từ bi , hỉ xả . Lấy cái tâm độ lượng để thuyết phục chúng sinh.Nhưng Phật pháp bây giờ cũng phải có những chuyển biến , phù hợp với xã hội.
Phải vận dụng, sáng tạo chủ nghĩa xã hội, đấu tranh giai cấp vào trong Phật Pháp. Bởi thế cho nên sư Trí Không xắn tay múa bút nhảy lên trang Phattuvietnam phang lại họa sĩ LTC
Thế là Sư chiến nhau với Sĩ

Việc huy động xe cộ đắt tiền chưa biết là nên hay không nên. Người đọc còn đang phân vân thì Sư nhảy vào chiến Sĩ. Chợ búa như thường. Có điều là chơi nhau đầu tiên theo kiểu dùng những câu chuyện Thiền.Sư Trí Không giở câu chuyện Thiền móc máy Sĩ
http://daitangkinhvietnam.com/nghien-cuu-phat-hoc/httpdaitangkinhvietnamorgnghien-cuu-phat-hoc125-chan-hung-phat-giaohtml/3682-phat-xa-loi-va-nhung-chiec-xe-doi-moi-dat-tien.html?start=1''

Có hai thiền sư đi ngang một khe suối. Khe suối đó khá sâu và trên bờ có một thiếu nữ đang có nhu cầu muốn được qua suối nhưng lại sợ suối sâu và dòng nước chảy xiết đó.
Một Thiền sư hăng hái nói với cô thiếu nữ: hãy ngồi lên lưng để tôi cõng cô qua suối. Sau khi Thiền sư cõng cô gái đó quá suối thì cả hai anh em tiếp tục chuyến đi của mình.
Một ngày trôi qua, hai thiền sư trẻ đã về đến liêu cốc của mình và dường như không thể im lặng hơn được nữa, thiền sư không cõng cô gái lôi thiền sư cõng cô gái ra chất vấn: hôm nay huynh đã phạm giới.
Tại sao huynh dám cõng một cô gái trên lưng trong khi giới luật không cho phép điều đó.Lúc này thiền sư cõng cô gái mới bừng tỉnh: vậy sao? Nhưng huynh đã để cô gái đó bên bờ suối rồi, sao đệ còn cõng cô gái đó về tận chùa vậy?”

Buổi lễ đón rước đã xong, chiếc xe đắt tiền cũng đã về chỗ của nó, sao Họa sỹ còn ngồi trên đó lâu quá mà chưa xuống vậy?''
Ý sư Trí Không là chuyện xong rồi, nói làm gì nữa. Như thế là móc máy , chơi xấu.
Các đệ tử nghe Trí Không nói thế , thích lắm. Thích cái uyên bác của Trí Không chửi LTC.Thế giờ ai hỏi Trí Không rằng.- Bài viết của LTC thiên hạ cũng đọc rồi, sao TK còn ngồi đọc làm gì ?
He, tóm lại là chiến thế thì chiến cả ngày. Kiểu sắc là không, không là sắc. Còn gà đẻ ra quả trứng, quả trứng đẻ ra con gà, đêm trước ngày, ngày trước đêm.Hóa ra cái mà đệ tử Trí Không ca tụng sư là vậy, vì sư áp dụng một kiểu lý lẽ trời ơi đất hỡi, cãi nhau đến mùa hoa khoai lang chưa xong.
Buồn cười nhất là Trí Không bao biện cho việc xa hoa tốn kém chỉ là bên ngoài. Quan trọng là cái tâm nọ, ý kia bên trong. Sư cho rằng quan niệm nhà Phật thì xe cộ đắt tiền kia chỉ là huyễn thôi. Bàn làm cái gì ?
Theo như chủ thuyết sắc như không của sư , sao sư không coi bài viết của LTC là huyễn nốt đi cho rồi, lại còn đăng đàn chiến lại làm cái gì cơ chứ.

Sau thì hết thiền với pháp quay ra đời thực Sư đem việc vẽ tranh của LTC ra hỏi là ai mang tranh chùi cầu tiêu thì sao?
Sư mà chơi tay bo, thẳng thắn,lên mạng viết bài những thứ cầu tiêu, cứt đái đem ra hết đúng là chỉ có thời này mới có.Cái này mới là cái đáng nể của sư Trí Không,, cần thì lột áo cà sa chơi tới bến luôn.
Kể ra Trí Không cũng thẳng thắn khi dùng tên hiệu. Chứ thâm như sư khác á, sư sai lũ đệ tử hiệu Linh Nhi, Diệu Hiền, Minh Đạo...gì đó ra viết bài phang lại mới là cao thủ.
Tóm lại lý luận của Sư trước diễn biến ngày càng xa hoa của các Sư là- Tiền là vô nghĩa.Nên các sư tiêu không cần nghĩ ngợi, cốt ở cái tâm mà.

Một khi tâm sáng thì tiêu thế chứ tiêu nữa cũng chả là cái đinh gì.Tiền đã vô nghĩa rồi thì huy động tốn kém làm gì, sao không nghĩ thế mà hạn chế xa hoa. Người ta góp ý thì giẫy nảy nên làm mình làm mẩy, bĩu môi chê thiên hạ thấp kém chỉ nhìn vật chất tầm thường. Lại còn cay cú nhắn nhủ là chuyển bài mình viết tới Tuần VNN đến họa sĩ LTC nữa.

Chắc Sư Trí Không muốn ăn thua đến cùng đây.Mình mà là bọn Tuần Việt Nam Net, đưa luôn bài cầu tiêu và tiền là vô nghĩa của sư Trí Không lên báo. Cho thiên hạ tự ngẫm nghĩ về cách đối đáp, hành xử mang tính cao đẹp của Trí Không sư.

Sư chiến Sĩ phần 2
Bây giờ thì thật sự là Sư chiến Sĩ. Không cần đôi co làm gì nữa.
Hôm nay đại đức Thích Minh Thắng Ủy Viên ban văn hóa Phật Giáo Việt Nam đăng đàn tiếp sức cho Trí Không chơi LTC cho ra nhẽ thì thôi.
http://www.tuanvietnam.net/2010-03-24-ruoc-xa-loi-cua-duc-phat-cua-trao-va-cach-nhan

Không chơi trò cầu tiêu, cứt đái như Trí Không. Bằng một thủ đoạn cao cường hơn, xứng tầm với bản lĩnh chính trị của một nhà sư mà chức danh nghe đầy hàm chính trị, đại đức ( đức to)

TMT phủ đầu luôn việc đón xa lị rềnh rang, tốn kém đó là ‘’ thể diện quốc gia’’ là ‘’ quan hệ ngoại giao’’. Sợ chừng ấy chưa đủ cho LTC ngán hẳn, TMT bồi thêm lý do rất rõ ràng là nhà nước Việt Nam giao cho giáo hội PGVN đứng ra tổ chức sự kiện này.
Rõ ràng đây là chuyện chính trị, quốc gia đại sự nhé họa sĩ LTC.TMT còn đưa tên PCT nước Nguyễn Thị Doan ra là người móc nối việc đưa xá lị về trong chuyến thăm và làm việc tại Ấn Độ.
Đã là sự kiện chính trị thì là vấn đề khác đi rồi đấy.Thường thì cái mũ ‘’ chính trị’’ chỉ được báo công an, quân đội, sài gòn giải phóng…đem đi úp người khác. Xem TMT dùng chiêu úp mũ này cũng điệu nghệ không kém gì các chuyên gia kia.

Thực ra xem kỹ thì nhà nước VN giao cho GHPGVN đón rước xá lị. Chứ không nói rõ là phải đón tiếp trọng thể thế nào. Ngày nay chính bản thân nhà nước còn đang hô hào không dùng xe công đi lễ chùa, không lễ lạt tốn kém, ban hành quyết định này nọ để hạn chế việc lãng phí trong nghi lễ

Nhà nước giao cho GHPGVN đón là phải, chả lẽ nhà nước bỏ tiền, công sức ra đón hộ cho à ? Hay muốn đội nghi lễ quốc gia bồng súng chào rồi quân nhạc cử quốc ca. Như thế khác nào đây là nhà nước Phật Giáo.

TMT thật ngoa ngôn hay biết lợi dụng hình ảnh này nọ. Tuy ai cũng hiểu GHPGVN với nhà nước VN gắn bó mật thiết thế nào. Nhưng nhà nước đâu dại gì chường mặt để bà con dị nghị là can thiệp sâu vào tôn giáo. Việc cố lôi kéo sự việc dính tới nhà nước Việt Nam, dính tới chính trị, quan hệ quốc tế của Thích Minh Thắng thật ra là một trò cáo mượn oai hùm.

Lẽ ra các vị trong ban tôn giáo chính phủ phải lên tiếng đính chính vụ này, không kẻo nhân dân nghĩ nhà nước tiếp tay cho Phật Giáo mặc sức đi quyên tiền Phật Tử để tiêu gì thì tiêu. Trong khi các tổ chức, các nhân muốn quyên tiền làm từ thiện còn bị hạn chế, xét hỏi bởi nhiều thứ, mà để GHPGVN ngang nhiên đi nhận tiền rồi bảo tiền thiên hạ cúng dường, muốn tiêu gì thì tiêu quả là chướng vô cùng.
Dừng lại cũng là một trong những điều nên làm.Một vị sư đăng đàn văng này nọ đã là không hay. Tiếp đến một vị sư ỷ thế chính trị để bao biện, hăm dọa nữa lại càng không hay chút nào.Giá như sau bài của LTC, có vị cao tăng nào đó đứng ra nói kiểu chung chung là có gì sơ suất xin lĩnh ý. Thiên hạ ai cũng vui mà phần trọng các sư không hề giảm.

Lái Gió này cũng từng có lần chỉ trích một đại đức trụ trì ngôi chùa tiếng tăm nhất nhì nước Việt.
Vị đại đức đó mời Lái Gió tới một ngôi chùa nhỏ, ông không nói nhiều. Ông pha trà hỏi thăm gia đình rồi nói- Tôi không nói chuyện đã qua, dù sao tôi cũng có những khuyết điểm như người thường. Cũng vì chuyện ấy mà có duyên chúng ta gặp nhau. Anh cũng con nhà Phật, tôi cũng người nhà Phật. Có gì chúng ta bảo ban nhau.Một vị đại đức tiếng tăm gấp ngàn lần Thích Minh Thắng, quen thân cỡ UVBCT mà khiêm nhường trước lời kẻ vô danh tiểu tốt trong thiên hạ như vậy. Không biết Thích Minh Thắng có rút ra được điều gì chăng ?

Khó lắm, sư cũng muốn loại sư. Đại đức cũng dăm bảy đường đại đức.Cứ dùng kinh sách để phân trần, đôi co với người thế tục. Tưởng là mình uyên thâm lắm, biết đâu đánh mất đi cái Đức của người nhà Phật.
Đón rước xá lị thật long trọng là mong muốn của bất kỳ Phật Tử nào. Mình có tiền mình tiêu hoang phí gì cũng được. Nhưng có ai góp ý thì cũng nên cân nhắc tiếp thu. Lý lẽ tôi có tiền tôi tiêu đến trọc phú cũng không cãi vậy huống chi những người xưng là ‘’ bần tăng’’. Nhất là lôi kéo sang chuyện chính trị, thể diện quốc gia, quan hệ quốc tế để bao biện cho việc tôn giáo xa hoa nữa càng không nên.Thể diện quốc gia đang cần 150 triệu chuộc ngư dân về ngày hôm nay đây này.
http://vietnamnet.vn/xahoi/doisong/201003/Tau-ca-lai-bi-bat-giu-tau-doi-tien-chuoc-900804/
Chứ không phải là 100 nghìn đô để hoang phí rồi bao biện đủ kiểu.
Nguồn :http://nguoibuongio.multiply.com/journal/item/426

BÀI THU BA
Thư của một Phật tử gửi Đại đức Thích Thanh Thắng

9 viên ngọc xá lợi Phật lưu giữ trong 3 tháp lưu ly.

Là một Phật tử nhỏ bé, nhưng tôi cũng hiểu được rằng: Phật tại tâm chứ không tại chùa.

Kính thưa Đại đức,
Tôi là một Phật tử như hàng triệu triệu Phật tử trên trái đất này. Tôi cũng là một trong những người theo dõi bằng lòng thành kính của mình với sự kiện rước Phật xá lợi vừa qua. Đấy quả thật là một sự kiện tâm linh lớn lao cho những Phật tử Việt Nam nói riêng và cho văn hoá của đất nước nói chung.

Rồi tôi đọc bài của ông Lê Thiết Cương. Tôi không hiểu gì nhiều về giáo lý nhà Phật. Trong bài, ông Lê Thiết Cương có đề cập đến một điều mà có thể gọi là sự phô trương. Tôi thấy sự phô trương dù ở hình thức nào cũng không đúng với tinh thần của những người tu hành.

Đến nay, tôi lại đọc bài của Đại đức trao đổi lại ông Lê Thiết Cương. Tôi không dám bàn luận những gì liên quan đến giáo lý nhà Phật. Tôi chỉ băn khoăn một vài điều trong bài viết của Đại đức.
Không biết thì phải hỏi, chưa rõ thì phải thưa. Với ý thức đó, tôi viết thư này tới Đại đức để bầy tỏ những ý nghĩ chân thành của mình. Nếu có gì chưa phải mong Đại đức chỉ giáo.

Điều thứ nhất: Trong bài viết của mình, Đại đức có trích một đoạn trong một bài báo:"Thượng tọa Thích Huyền Diệu cho biết ông đã nói với mọi người rằng với những bảo vật quý này, chỉ có thể rước bằng một chuyến bay trang trọng, không ngờ nay đã thành hiện thực".
Tôi không hiểu ý của Đại đức trích đoạn viết này có ý gì sâu xa nữa không? Nhưng với văn bản đoạn trích đó, tôi hiểu theo hai nghĩa.
Một, đoạn trích nói vậy có nghĩa là Thượng toạ Thích Huyền Diệu đã TIÊN TRI đúng việc Phật xá lợi được đưa về Việt Nam bằng cách nào. Nếu như thế thì có gì mà chúng ta phải kêu lên “không ngờ nay đã thành hiện thực”. Vì điều ấy ai mà chẳng biết. Việc chuyển bảo vật này bằng máy bay chỉ trở thành lời tiên tri của Thượng toạ khi Thượng toạ nói về điều ấy ở thời điểm nhân loại chưa có máy bay mà thôi.

Hai, với phương tiện di chuyển ngày nay và với khoảng cách từ Ấn Độ về Việt Nam thì ai cũng biết dùng máy bay là thuận tiện nhất. Nhưng người ta vẫn có thể rước Phật xá lợi về Việt Nam bằng những con đường khác chứ đâu “chỉ có thể rước bằng một chuyến máy bay trang trọng”. Mà cái trang trọng và linh thiêng nhất là hướng tâm trí trong sáng của mình tới những điều kỳ diệu chứ đâu bằng việc dùng một phương tiện vật chất.

Việc rước Phật xá lợi về Việt Nam có thể bằng nhiều cách. Nhưng với điều kiện hiện nay thì chúng ta rước bằng máy bay là hợp lý. Còn nếu dùng một chuyên cơ riêng thì có cần thiết đến như thế không? Với số tiền còn lại, các nhà tu hành sẽ dùng vào những việc kỳ diệu không kém mà tôi sẽ xin thưa ở một phần sau.

Tôi xin nói thêm, trên báo có dẫn lời của Thượng tọa Thích Huyền Diệu luôn miệng nhắc hai từ “kỳ diệu”: "Đây quả là điều kỳ diệu. Xưa Đường Tăng mất sáu năm để đến được đất Phật, nay các vị thực hiện điều đó chỉ trong vài giờ đồng hồ bằng cả một chuyến bay riêng".

Xin thưa, điều kỳ diệu mà Thượng tọa Thích Huyền Diệu nói đến chỉ là điều kỳ diệu của khoa học kỹ thuật mà thôi chứ không thể ghép bất cứ điều kỳ diệu nào thuộc Tâm linh vào việc rút ngắn thời gian vận chuyển.
Tôi cũng vô cùng băn khoăn khi Thượng tọa so sánh chuyến đi của Đường Tăng sang Tây Trúc lấy kinh và chuyến chuyên cơ rước Phật xá lợi về Việt nam. Với ngu ý của một người dân bình thường, tôi thấy hai việc này không giống nhau.
Con đường của Đường Tăng là con đường đi tìm chân kinh. Đó là con đường đi tìm chân lý của nhân loại. Còn con đường đi rước Phật xá lợi là rước một báu vật như người ta rước một bức tượng từ ngôi chùa này đến ngôi chùa khác.
Tôi nghĩ như vậy, xin các nhà tu hành, các Phật tử và mọi người thấy có đúng không?

Điều thứ hai: Trong bài viết của Đại đức có câu: “Nhiều khi muôn bài thuyết pháp cũng không bằng việc tỏ bày một hình thức để cho người khác khởi niềm tin kính hướng thiện”.
Tôi đồng ý với câu nói này của Đại đức. Nhưng hình thức mà Đại đức đang bàn đến hay lấy làm ví dụ liệu có phải như vậy không? Sự cầu kỳ, diêm dúa, phung phí cũng là một loại của hình thức. Sự giản dị, sâu sắc mà tôn nghiêm cũng là một loại của hình thức. Hành động nào cũng có hình thức của nó nhưng bản chất chứa đựng sau hình thức đó nhiều lúc lại ngược nhau. Cầu kỳ, phung phí khác với tôn nghiêm, vĩ đại.


Ông cha ta có câu: thứ nhất là tu tại gia, thứ hai tu chợ, thứ ba tu chùa. Hồi còn trẻ, tôi nghĩ đó là một câu nói nôm na về việc tu dưỡng của con người. Nhưng lớn lên, tôi giật mình khi nhận ra đó là một triết lý cao sâu khôn cùng được trình bày vô cùng giản dị trong hình thức của ngôn ngữ. Là một Phật tử nhỏ bé, nhưng tôi cũng hiểu được rằng: Phật tại tâm chứ không tại chùa.

Cố nhà thơ Thế Mạc, người cùng quê tôi, thường xuyên ăn chay, đọc kinh Phật mà không ít các vị tu hành ở vùng đó đều biết đến có viết một câu thơ mà tôi không nhớ từng chữ. Tôi chỉ xin diễn lại ý của câu thơ này. Đó là ngôi chùa bị phá đi rồi nhưng sự linh thiêng của Đức Phật vẫn trùm phủ xuống đời sống con người.

Điều thứ ba : Đại đức viết: “Với chi phí 100.000 USD = 1,9 tỉ đồng (hoàn toàn do phật tử tự nguyện cúng dường), không bằng 30 phút bắn pháo hoa đêm giao thừa xuân Canh Dần ở Hà Nội (5 tỷ đồng)”.

Kính thưa Đại đức, so sánh này của Đại đức làm cho tôi ngạc nhiên. Phép so sánh này vẫn là phép so sánh về hình thức. Chỉ khác, hình thức ở đây được số hóa khoản tiền mà chúng ta dùng vào hai việc khác nhau. Nếu chúng ta so sánh như vậy, thì tôi xin thô thiển đưa ra một phép so sánh nhỏ.

Trước khi đưa ra phép so sánh của mình, chúng ta cùng nhau đọc một đoạn viết trên báo Dân Trí: “Bố mẹ nhốt con trong nhà để đi tìm cái ăn, mấy ngày sau mới đưa được củ mài về, con đã lả gần chết. Đói, không có củ thì vặt tạm lá rừng, lá nào sâu ăn được mình cũng ăn được… Chuyện về cái đói ở Pác Củng kể cả ngày không hết.

Đã nhiều tháng nay, người dân thôn Pác Củng, xã Thượng Nông, huyện Na Hang, tỉnh Tuyên Quang phải kéo nhau đổ dồn lên núi tìm củ mài, củ sắn, rau rừng để cầm cự với cái đói tấn công người dân suốt 10 tháng qua.

Thôn Pác Củng có trên dưới 30 em nhỏ. Ngay đầu thôn, một ngôi nhà sàn dựng tạm làm lớp học cho các em. Vào những ngày bình thường, các em sáng đến lớp, chiều đi đào củ trên rừng. Nhưng vào những ngày này các em bỏ cả học để đi kiếm cái ăn.

Cách đây chừng 5 năm, ngay đến đường vào Pác Củng cũng không có. Năm 2006, nhờ một tổ chức nhân đạo, con đường mòn vào Pác Củng mới được mở. Khi những cơn đói đang chập chờn mỗi ngày, người dân Pác Củng không còn thời gian để mơ về ánh điện, trẻ con Pác Củng không dám nghĩ tới tương lai.

Kính thưa Đại đức, năm 2009, ông Chủ tịch UBND tỉnh Thái Bình cho biết thu nhập hàng tháng trên một đầu người ở Thái Bình là 30.000 đồng. Chỉ khi được mùa mới lên khoảng 50.000 đồng. Nghĩa là, để một đứa trẻ có thể sống và đến trường được thì chỉ cần khoảng 40.000 đồng mỗi tháng cho các em. Số tiền cho một con người được sống, được học hành để có tương lai ít hơn biết bao nhiêu lần so với một đêm bắn pháo hoa và so với một lễ rước???

Tất nhiên, số tiền gần 2 tỷ đồng kia là của một Phật tử thực tâm chứ không phải tiền thuế của nhân dân. Và số tiền đó đã thuộc quyền sở hữu của những người tu hành như Đại đức – những đệ tử của Đức Phật. Mà con đường của Đức Phật là con đường cứu khổ, cứu nạn. Giá như một nhà sư, một thượng tọa vv…nào đó nói với Phật tử thành tâm kia: “Chúng ta cám ơn lòng thành tâm kính Phật của con. Nhưng chúng ta muốn chỉ xử dụng một phần số tiền đó để rước Phật xá lợi về. Phần còn lại chúng ta giúp đỡ những đứa trẻ bất hạnh trên thế gian như sự dạy bảo và lòng mong ước của Đức Phật”.

Kính thưa Đại đức, tôi tin rằng: người Phật tử kia sẽ rất hạnh phúc khi được làm vậy. Bởi người đó, tôi tin, đến với Phật bằng lòng chân thành. Khi những đứa trẻ sống trong đói khát và không có tương lai bỗng đi qua cơn đói khát đó và được đến trường thì đó hoàn toàn là một phép thiêng có thật mà Đức Phật ban cho chúng thông qua những đệ tử của mình.

Với tôi, đến tận bây giờ, cho dù ai nói gì thì hình ảnh Đức Phật trong tâm khảm tôi chỉ duy nhất là hình ảnh về một người áo vải phong phanh, chân trần đi qua thế gian để ban lòng từ bi vô tận cho những sinh linh bất hạnh.
Bởi thế, với mệnh giá của một đồng ai cũng mua được một giá trị vật chất có thể coi như nhau. Nhưng một đồng của nhà tu hành đặt vào bàn tay của kẻ ngèo đói và bất hạnh mang theo cả một biển từ bi. Đấy là một hạt giống của tình thương yêu vô bờ và của sự khai mở vô biên gieo xuống lòng người. Đấy không gì khác ngoài con đường của Đức Phật và các đệ tử của Ngài.

Kính thưa Đại đức,
Năm nay tôi đã 75 tuổi và về hưu 15 năm nay rồi. Tôi thường ăn chay vào ngày mồng Một và ngày Rằm hàng tháng. Tôi không mấy khi đi chùa. Nhưng tôi luôn tâm niệm không làm điều ác và luôn tìm cách giúp đỡ người hoạn nạn, khó khăn. Tôi đã giành dụm một phần tiền lương ít ỏi của mình và giấu tên gửi tiền nuôi một đứa trẻ mồ côi cha mẹ. Đấy là sự thể hiện vụng về nhưng chân thành của tôi đối với Đức Phật.

Thực lòng tôi không dám luận bàn về việc tổ chức rước Phật xá lợi về đất nước mình phải làm như thế nào. Nếu các nhà tu hành thấy không còn cách nào khác là phải dùng cả chuyên cơ và nhiều phí tổn như thế mới thể hiện được lòng tôn kính đối với những báu vật ấy và không xúc phạm đến lòng từ bi vô bờ của Đức Phật thì tôi hoàn toàn đồng ý.

Thư tôi viết chỉ là nói lên những băn khoăn nhỏ bé của mình. Có thể, lá thư thô lược này không đáng để Đại đức phải mất thời gian đọc nó. Nếu có gì làm Đại đức phật lòng, xin mong Ngài lượng thứ.
Nam mô A di đà phật

Phật tử Lê Minh Hiếu
Nguồn :
http://tuanvietnam.net/2010-03-28-thu-cua-mot-phat-tu-gui-dai-duc-thich-thanh-thang-

28 thg 3, 2010

HOAN HÔ GIỜ TRÁI ĐẤT


Hai năm liền, Việt Nam hưởng ứng phong trào “Giờ Trái Đất” của thế giới, bằng cách tắt tất cả mọi thiết bị dùng điện trong một giờ đồng hồ, nhằm mục đích giảm khí thải, giảm nhiệt độ vì môi trường sống của tất cả mọi người.

Trước ngày “Giờ Trái Đất” một tháng, tất cả các báo, đài trong nước rầm rộ đưa tin, làm phóng sự, phỏng vấn ầm ĩ, kéo dài cho đến ngày “bấm nút” tắt điện.Theo báo ta thì các nhóm tình nguyện viên “kêu gọi sự hưởng ứng nhiệt tình từ khắp mọi nơi”, bằng rất nhiều hình thức từ trên mạng đến trường học, chợ, vỉa hè, những công trường xây dựng, phát tờ rơi, v.v… với khẩu hiệu “Tắt đèn - Bật sáng tương lai”.
Vào ngày 26/2/2009, nhóm tình nguyện còn vòng xe qua các phố diễu hành mang theo thông điệp “Tắt điện đi!”. Đồng thời, những cuộc thi viết bài dành cho chiến dịch này cũng được phát động rầm rộ trên báo chí.
Báo Sài Gòn Tiếp Thị còn phối hợp với Quĩ Quốc tế về Bảo vệ Thiên thiên (
WWF) tại Việt Nam phát động cuộc thi ảnh và video về Giờ Trái đất năm 2010. Tính ra, số tiền phải chi ra cho tình nguyện viên, cho khẩu hiệu, banner, băng rôn, tờ rơi, xe cộ, ảnh, video, phần thưởng… không phải nhỏ.

Ngày 3/3/2010 vừa rồi, tại Sài Gòn, đại diện Ủy Ban Thành phố, Sở Tài nguyên - Môi trường, báo đài và doanh nghiệp đã tổ chức buỗi gặp gỡ, cam kết tham gia “Giờ Trái Đất” năm 2010, bắt đầu lúc 20 giờ 30 đến 21 giờ 30 ngày 27/3 tới.

Dĩ nhiên, thông tin này cũng được báo ta thi nhau trương lên trang nhất.Theo thống kê, tính đến ngày 3/3/2010 đã có 18 tỉnh, thành phố đăng ký tham gia là: Sài Gòn, Lạng Sơn, Lào Cai, Thái Nguyên, Quảng Ninh, Thanh Hóa, Nghệ An, Thừa Thiên-Huế, Quảng Nam, Đà Nẵng, Bình Định, Khánh Hòa, Bình Thuận, Đắk Lắk, Đồng Nai, Cần Thơ, Bà Rịa-Vũng Tàu và Kiên Giang.

Sự kiện “Giờ Trái Đất” diễn ra trên toàn cầu, vào ngày thứ bảy cuối cùng của tháng 3 hằng năm, do Quỹ Quốc tế về bảo vệ thiên nhiên (WWF) tổ chức, được thực hiện lần đầu tiên tại Sydney (Úc) năm 2007. Với thế giới, cần phải vận động rầm rộ, thuyết phục dân chúng không dùng điện trong một giờ vì người ta không quen bị cúp điện, và người ta sẽ “kiện tới bến” đòi bồi thường công ty nào cả gan cúp điện, có khi công ty cung cấp điện phải sạt nghiệp chớ chẳng chơi.

Riêng ở Việt Nam ta, “Giờ Trái Đất” không những đã có từ cách đây mấy chục năm rồi, mà còn có “Ngày Trái Đất”, “Tháng Trái Đất” nữa kìa. Không biết có nơi nào trên thế giới giống như ở Việt Nam, là mục “lịch cúp điện” luôn “thường trực” mỗi ngày trên các tờ nhật báo lớn. Ai không tin cứ vào Google search hai chữ “cúp điện” sẽ thấy nhiều vô thiên lủng các kiểu cúp điện, cúp dài dài, cúp triền miên từ năm này sang năm khác, nếu gọi cúp điện là “truyền thống bất khuất” cũng không ngoa.
Đơn cử ngày 29/3/2007, Điện lực Sài Gòn thông báo cúp điện trên diện rộng lần lượt hết các quận, huyện từ ngày 31/3 đến ngày 10/4 (tức kéo dài 5 ngày). Qua ngày 11/4, dân Sài Gòn chưa kịp mừng có điện lại thì tiếp thêm thông báo mới của Điện lực choáng váng mặt mày: “Tiếp tục cắt điện trên diện rộng từ ngày 11 đến 16/4” (làm một lèo 6 ngày nữa). Lý do cúp điện vẫn là để tiết kiệm điện, chuyển tải, sửa chữa và bảo trì các hệ thống.Thực tế, do công việc đòi hỏi, người ta không thể tiết kiệm điện mà sẽ tìm nguồn điện khác để hoạt động.

Dù có thông báo trước, người ta vẫn cố “tận dụng” nguồn điện để làm việc cho đến khi máy tính tắt phục tối thui thì họ lọ mọ khiêng máy phát điện ra sân chạy tiếp. Cơ quan nào cũng tốn thêm tiền chuẩn bị sẳn một đường dây dự phòng, hễ điện Nhà nước “bụp” thì chạy máy nổ, chuyển sang hệ thống dây dự phòng ngay lập tức. Tiếng máy phát điện nổ ành ành đinh tai nhức óc, mùi xăng, mùi dầu bay nồng nặc trong không khí, xem ra còn hao tốn hơn, mệt mõi, ô nhiễm hơn xài điện

Nhà nước nữa.Năm 2008 vừa rồi, cúp điện không chỉ ảnh hưởng đến cuộc sống, sinh hoạt của người dân mà tình trạng cúp điện thường xuyên cũng gây ra nhiều chuyện bi hài.
Phụ huynh mầm non đột ngột nghe cô giáo gọi đến trường rước con, hốt hoảng không biết chuyện gì, hóa ra trường bị cúp điện, không có nước sinh hoạt, nóng bức quá nên cần cho cháu về nhà.
Nào là chuyện cúp điện không bơm nước được nên phải “mua nước tinh khiết để tắm, ngủ trần thay quạt”, đến chuyện “di tản” ra ngủ ở “hotel mái hiên”, “hotel bờ kênh”, ban ngày thì xách laptop chạy rông ngoài đường tìm nơi có điện.

Theo báo Tuổi Trẻ (03/5/2008), “Sinh hoạt và sản xuất kinh doanh của người dân đồng bằng sông Cửu Long đã rối tung lên vì cúp điện. Điện cúp thường xuyên, cúp vô tội vạ khiến người dân nghĩ rằng có lẽ ngành điện đang xử lý việc thiếu điện bằng cách ưu tiên cho các đô thị lớn và mạnh tay cắt điện ở các vùng nông thôn...”.
Cúp điện liên tục làm sản xuất đình đốn, dân thiệt tiền tỉ. Đã có một số cơ quan Nhà nước công việc bị tồn đọng rất nhiều do máy tính bị “trùm mền”. Cơ quan chức năng ở An Giang, Đồng Tháp còn “phát hiện” một trong những nguyên nhân làm trầm trọng thêm “cơn sốt” giá gạo vừa qua là do… cúp điện. Vì cúp điện, nhà máy xay xát ngưng hoạt động càng gây nên tâm lý hoang mang cho người dân...Thời gian cúp điện thì vô chừng, ví dụ thông báo cúp từ sáng đến chiều thì ông nhà đèn chơi luôn đến 22 giờ đêm.
Người bệnh phải chạy tìm Bệnh viện nào có điện mới dám vô nằm, học sinh phải thức quá khuya để học bài, cơ quan hành chính (cụ thể là Sở Nông Nghiệp &Phát Triển Nông Thôn Cà Mau) lãnh đạo cho cán bộ nghỉ ban ngày làm việc bù ban đêm.
Khôi hài nhất là chuyện nhân viên của Công ty bất động sản Hoàng Gia trên đường Nguyễn Văn Trỗi, quận 3 (tên cũ là đường Công Lý), nhiều lần trở thành kẻ “đứng đường” vì không thể mở chiếc cửa cuốn cổng chính. Vì đây là cánh cửa duy nhất để ra vào nên khi bị cúp điện, toàn bộ nhân viên công ty phải đứng ngoài.

Thành phố Đà Nẵng lớn nhất khu vực miền Trung cũng không chịu “thua chị kém em” về cúp điện. Hàng loạt doanh nghiệp sản xuất điêu đứng vì bị mất điện không được báo trước. Cúp nhiều đến nỗi ngày 21/7/2008 Bộ Công Thương phải cử Đoàn Kiểm tra do Cục trưởng Cục Điều tiết điện lực - ông Phạm Mạnh Thắng dẫn đầu đã đến Đà Nẵng để kiểm tra tình hình cúp điện bất thường, liên tục thời gian vừa qua.

Mùa hè năm 2009 đến, bài ca “cúp điện” được Điện lực Sài Gòn lặp lại. Chưa ai tính được mỗi lần cúp điện ở một thành phố lớn, thiệt hại kinh tế là bao nhiêu, nhưng chắc chắn rằng con số đó không hề nhỏ một tý nào.

Theo ngành điện giải thích tình trạng cả nước bị cúp điện liên miên vì lý do thiếu điện, nhưng ngành điện lại không lo mở rộng sản xuất, lại cứ đòi Chính phủ cho tăng giá điện và đi làm những việc chẳng dính dáng gì đến điện đóm là đầu tư hàng trăm triệu USD vào khai thác… resort ở Lăng Cô, hoặc tranh chấp cột điện với các công ty viễn thông.
Mỗi lần cúp điện, ngành điện luôn bị dân chúng lên án, phản đối, chửi bới… nhưng ngành điện vẫn cứ giả điếc đánh bài lờ, chỉ duy nhất cúp điện vào “Giờ Trái Đất” là ngành điện không bị ai la làng cả. Ngành điện Việt Nam hẳn phải là người đầu tiên hoan nghênh, vỗ cả hai tay hai chân cho sáng kiến “Giờ Trái Đất”.

Cháu tôi, mới có mười mấy tuổi, đưa ra nhận xét: “Ở trường con người ta nói ngày 27/3 này có “Giờ Trái Đất” nên cúp điện một giờ. “Giờ Trái Đất” lợi ở chổ được thông báo cúp trước một tháng, được cúp đúng ngày, đúng giờ thông báo, cúp chỉ có một giờ đồng hồ. Ngày có “Giờ Trái Đất” là ngày có thời gian cúp điện ngắn nhất trong năm”. Theo ý nó thì đó là lý do chúng ta phải hoan hô “Giờ Trái Đất”.

Tạ Phong Tần
Nguồn :
http://conglysuthat.blogspot.com/2010/03/hoan-ho-gio-trai-at.html

26 thg 3, 2010

Xin lỗi, ai mới là con đĩ

Thấy tờ cướp giết hiếp mạt sát Lê Kiều Như ghê quá, Beo sống chết kiếm một cuốn Sợi xích. Và bình lựng nhanh của Beo thế này.

Phần hình ảnh trong sách là rất đẹp. Người mẫu hoàn hảo, hấp dẫn nhưng không thô tục. Bố cục ảnh chuẩn. Ý tưởng tạo hình lãng mạn và so với rất nhiều ảnh của chân dài khác thì hơn hẳn ở chỗ… có ý tưởng.




Phần chữ nghĩa. Đoạn sex nặng đô nhất đã post bên blog Cô gái đồ long, còn lại tổng thể thì ngô nghê chưa sạch nước cản chuyện viết lách. Tuy nhiên không đến mức bẩn thỉu đồi trụy, như một số tờ báo quy kết.

Có mấy điều Beo nhận thấy từ vụ đấu tố Sợi xích thế này.

Thứ nhất, nhận định Sợi xích là một sản phẩm độc hại, Beo thấy nó chưa chắc độc hại hơn mấy thứ đang nhan nhản từ các phương tiện thông tin đại chúng cho tới văn chương nghệ thuật, hàng ngày. Nam sinh giết bố chặt khúc thả trôi sông, nữ sinh cứa cổ bố sau khi xời cả bố lẫn con, giai 36 ngủ với gái 80 thế nào hay bố chồng làm tình mấy chục kiểu với con dâu…mô tả dài kỳ tỷ mỉ, khuyếch tán kiếm ăn, mà cũng bàng hoàng, cũng báo động đỏ, nện chuông vàng…cảnh tỉnh người khác thì Beo không tin về khoản đạo đức của người đi cảnh tỉnh. Đấy là Beo chưa nói đến góc độ, giả thử Kiều Như là chủ tịch quận N nào đó chẳng hạn, có khi cô lại được tôn vinh là Hồ Xuân Hương thế kỷ 21, chưa biết chừng. Và đấy là Beo cũng chưa nói đến góc độ khác nữa, ngay cả những thứ xem nghe đọc ngắm đang được tung hô, chưa chắc đã vô độc hại. Khác chăng là Hermet made in Beijing thì tinh xảo hơn Hermet made in cholon mà thôi.

Thứ nhì. Lê Kiều Như sai bét ra rồi khi ra mắt sách mà chưa nộp lưu chiểu tuy nhiên, về phía nhà xuất bản, dừng phát hành là một động thái hèn, thiếu bản lĩnh. Để bảo vệ sự an toàn (không phải uy tín) của anh, anh hy sinh thương hiệu của đối tác và danh dự của tác giả, và như vậy, nhà xuất bản thêm mấy cái thiếu nữa, thiếu trách nhiệm, thiếu cái tình của người cầm bút.


Thứ ba. Beo không hiểu tại sao rất đông các loại nhà cứ giữ quan niệm (ngoài mồm) sản phẩm chữ nghĩa cao quý lắm lắm, áp dụng loại hình quảng bá của các sản phẩm khác vào chữ nghĩa là làm nhục tác giả lẫn tác phẩm để rồi từ đó, xỉ vả Lê Kiều Như háo danh. Ai sẽ từ chối một buổi ra mắt sách ở New World hay Melia? Ai sẽ mơ bọn nhà báo im tiếng trước tác phẩm của mình? Ai không muốn bán tác phẩm mà chỉ để dành làm quà tặng thân bằng quyến thuộc?...và ai, sẽ liệt kê ra được danh sách các Ai kia?



Lê Kiều Như đáng được tôn trọng, vì không giống lắm người chỉ là kẻ chủ mướn đi bán thuê. Cô ấy bán cái mình có.



Ảnh trong bài mò trên NET - Tác giả không đưa
Tác giả :Thu Hồng

25 thg 3, 2010

Góc nhìn: Nhân sự tại ĐH Đảng 2011

Nhân sự Đại hội 11
Chỉ còn 1 năm nữa là đến Đại hội 11 của Đảng ta. Dự kiến Đại hội 11 sẽ diễn ra vào tháng 1 năm 2011. Ai sẽ làm Tổng bí thư, Chủ tịch nước, và Thủ tướng là mối quan tâm của nhiều người.


Vào hồi năm 2006, Đại hội 10, có một đặc điểm nổi bật trong Đảng ta, chưa từng có từ trước tới nay, đó là “xu hướng Bắc tiến”, như cách nói đùa của nhiều người. Đại hội 10 đánh dấu sự chiếm đa số trong Bộ chính trị là người miền Nam, và người miền Nam đều nắm giữc các nhiệm vụ chủ chốt cả.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng người Cà Mau, Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết người Bình Dương, Thường trực Ban Bí thư Trương Tấn Sang người Long An, Bộ trưởng Công An Lê Hồng Anh người Kiên Giang, Phó thủ tướng phụ trách nội chính Trương Vĩnh Trọng người Bến Tre. Và tất cả các vị lãnh đạo này đều là cộng sản “nằm vùng”, ở lại miền Nam trong suốt cuộc chiến tranh, chứ không phải cộng sản “tập kết ra Bắc”.

Trong Đảng ta từ lâu đã có sự phân chia quyền lực theo một nguyên tắc bất thành văn, đó là Tổng bí thư có quyền lực to nhất phải là người miền Bắc, Thủ tướng có quyền về làm kinh tế là người miền Nam, và Chủ tịch nước ít quyền lực nhất là người miền Trung.
Tại Đại hội 10, nguyên tắc phân chia 3 miền đó bị phá vỡ, người miền Nam nắm cả 2 chức vụ Thủ tướng và Chủ tịch nước. Thường trực Ban bí thư có quyền lực đứng thứ hai trong Đảng cũng thuộc về người miền Nam, là ông Trương Tấn Sang. Khi đó có giải thích là nguyên tắc 3 miền không còn quan trọng nữa, miễn là người có tài thì được bổ nhiệm. Đó chỉ là cách giải thích bao biện, “gọt chân cho vừa giày”.
Dự kiến đưa ông Nguyễn Minh Triết ra làm Thủ tướng sau ông Phan Văn Khải đã bị đảo lộn, vì chuyện ông Trương Tấn Sang khi còn làm Bí thư Sài Gòn không chịu ra Hà Nội, không chịu nhường chức Bí thư Sài Gòn cho ông Triết, như nhiều người đã biết. Đến Đại hội 10, ông Nguyễn Tấn Dũng đã làm Phó thủ tướng thường trực gần 10 năm, lại trẻ, sinh năm 1949. Còn ông Triết già hơn, sinh năm 1942, và cũng đang chỉ làm Bí thư Sài Gòn.

Nếu đưa ông Triết làm Thủ tướng, thì biết giải thích với dư luận về ông Phó thủ tướng trẻ măng Nguyên Tấn Dũng như thế nào? Không lẽ công tác chuẩn bị cán bộ của Đảng ta bị nhầm à? Cãi nhau đến giờ chót, cuối cùng Đại hội 10 đành phải để ông Dũng làm Thủ tướng, mặc dù người ta biết ông Dũng không có tài năng gì cả.
Vậy ông Triết làm gì? Làm Tổng bí thư thì rõ ràng ông Triết không thể đọ với cánh miền Bắc. Loay hoay mãi, cuối cùng Đại hội 10 đành phá vỡ nguyên tắc cân bằng 3 miền, để ông Triết làm Chủ tịch nước, chiếm mất vị trí của người miền Trung.

Tại Đại hội 10, người miền Trung chỉ còn ông Nguyễn Văn Chi, làm chức Trưởng ban Kiểm tra Trung ương. Thật ra tại Đại hội 10 đã từng có dự kiến đưa ông Nguyễn Bá Thanh, Bí thư Đà Nẵng hiện nay, ra Trung ương làm chức vụ to hơn, ví dụ Phó thủ tướng, để lên Chủ tịch nước. Nhưng rồi không thành. Đến bây giờ, ông Nguyễn Bá Thanh vẫn là một ứng cử viên nặng ký cho các chức vụ quan trọng hơn tại Đại hội 11.

Với Đại hội 11, nguyên tắc cân bằng 3 miền có được phục hồi không? Gần đây người ta thấy ông Trương Tấn Sang đã từ vị trí số 6 trong Bộ chính trị, nhảy lên vị trí số 2. Còn ông Nguyễn Văn Chi, Trưởng ban kiểm tra Trung ương, từ vị trí số 12 đã nhảy lên vị trí số 3.
Có thể dự đoán được là đang có một số dự kiến ông Trương Tấn Sang sẽ làm Tổng bí thư thay ông Nông Đức Mạnh vào Đại hội 11, và ông Nguyễn Văn Chi quê miền Trung , sinh năm 1945, sẽ làm Chủ tịch nước. Thế nhưng trong Đảng ta hiện nay cũng đang có sự thảo luận mạnh mẽ về việc sáp nhập 2 chức vụ Tổng bí thư và Chủ tịch nước vào làm một, Tổng bí thư sẽ kiêm Chủ tịch nước, để bảo đảm sự tập trung quyền lực. Khi đó, Tổng bí thư kiêm Chủ tịch nước sẽ có vai trò như một Tổng thống. Đây là một xu hướng tiến bộ, và Đảng ta đang có sự chuẩn bị tích cực cho việc sáp nhập này. Hiện nay trong cả nước đang tiến hành làm thí điểm ở trên 10 tỉnh, bao gồm khoảng 500 xã, việc Bí thư kiêm Chủ tịch ở cấp tỉnh, huyện, và xã.
Việc sáp nhập này đã được Đảng ta thảo luận từ hồi ông Lê Khả Phiêu làm Tổng bí thư năm 1997-2001, nhưng sau đó lại dừng lại, vì thấy phức tạp. Đến nay, ông Tổng bí thư Nông Đức Mạnh rất mạnh dạn khuyến khích xu hướng này, cho thảo luận rộng rãi, và cho làm thí điểm. Và rất may mắn là chủ trương sáp nhập này đều được các ông Sang, Triết, Dũng… ủng hộ.

Nếu như việc sáp nhập chức Tổng bí thư và Chủ tịch nước được Đại hội 11 quyết định, thì người miền Trung sẽ làm gì? Ông Nguyễn Văn Chi sẽ làm gì? Rất có thể ông Chi sẽ làm Thường trực Ban bí thư, chức vụ của ông Sang hiện nay, hoặc làm Chủ tịch Quốc hội, nếu như Đảng lại cho xóa bỏ chức Thường trực ban bí thư, như Đại hội 9 đã từng bỏ. Như vậy, dù đã sáp nhập chức vụ Tổng bí thư kiêm Chủ tịch nước, thì vẫn bảo đảm nguyên tắc 3 miền được.

Nhưng cũng có thể việc đưa ông Chi lên vị trí số 3 trong Bộ chính trị hiện nay chỉ là một cách để xoa dịu sự bực bội của người miền Trung, trước Đại hội 11. Và đến Đại hội 11, ông Nguyễn Bá Thanh mới thực sự là nhân vật quan trọng đại diện cho miền Trung.
Gần đây đã bắt đầu có nhiều ý kiến phê phán ông Trưởng ban Kiểm tra Nguyễn Văn Chi, là ông Chi đã cho xử lý kỷ luật quá nhiều cán bộ, gây oán thán trong Đảng. Bởi vậy vai trò của ông Chi trong Đại hội 11 cũng chưa chắc chắn lắm. Nhưng nếu so sánh ông Chi, với ông Thanh, thì rõ ràng ông Nguyễn Bá Thanh hơn, vì ông Thanh trẻ hơn, lại đang làm được nhiều việc cho Đà nẵng hơn, mạnh dạn đổi mới hơn. Thời ông Chi làm Bí thư Đà Nẵng, không thấy ông làm được gì.

Vấn đề lớn nhất là liệu ông Trương Tấn Sang có thể làm chức Tổng bí thư được không? Cách đây vài tháng, khi ông Sang tìm mọi cách lên được vị trí số 2 trong Bộ chính trị, để làm bước đệm cho Đại hội 11, thì đã có nhiều lời đồn thổi ông Sang sẽ làm Tổng bí thư thay ông Mạnh.

Nhưng đến nay, sau vài tháng, tình hình có vẻ có nhiều thay đổi. Chức Tổng bí thư có một lần duy nhất do người Quảng Trị nắm giữ, là ông Lê Duẩn, do cụ Hồ đưa ông Duẩn lên, nhằm bảo đảm sự đoàn kết Bắc, Trung , Nam trong cuộc chiến tranh lâu dài. Nhưng sau đó, chưa bao giờ người miền Nam, hay miền Trung nắm được chức vụ này.
Cũng giống như chức vụ Bộ trưởng Bộ quốc phòng, chưa bao giờ người miền Nam, cũng như miền Trung được nắm giữ. Trong không khí hừng hực “Bắc tiến” từ hồi Đại hội Đảng 10 năm 2006, ông Sang và phe cánh của ông có lẽ cũng nghĩ rằng việc giành chức Tổng bí thư không khó lắm.

Nhưng tình hình đang có nhiều sự thay đổi, các cán cân lực lượng đang ngày càng lộ rõ. Nhất là cánh quân đội, không muốn ông Sang làm Tổng bí thư, tức chức vụ sẽ kiêm Bí thư quân ủy Trung ương. Không thể đùa với bên quân đội được. Có thể ông Sang đã dần dần hiểu được thế cờ. Ông Sang đang có bước lùi khôn khéo. Ông Sang chưa bỏ hẳn ý định làm Tổng bí thư, nhưng ông cũng đang nhòm ngó sang chức vụ của ông Nguyễn Tấn Dũng. Nếu ông Sang làm Thủ tướng thay ông Dũng, thì không có nhiều cản trở lắm, vì ông là người miền Nam, lại là Bí thư cũ của Sài Gòn. Mà Bí thư Sài Gòn có truyền thống làm Thủ tướng. Ông Sang cũng chưa già lắm, cùng tuổi với ông Dũng, sinh năm 1949.

Vậy ông Dũng đi đâu? Sau hơn 4 năm làm Thủ tướng, ông Dũng chưa chứng tỏ được khả năng của ông, ngoài 2 việc: ông ký cho một loạt quân đội và công an lên cấp tướng, và con gái ông cưới một Việt kiều vốn xuất thân trong một gia đình quan chức của phe bên kia.
Chưa bao giờ quân đội và công an của ta có nhiều cấp tướng đến như thế, khiến cho giảm hẳn ý nghĩa cao quý của các chức vụ cao cấp này.

Người ta dễ hiểu ngay là Đảng và Nhà nước ta hiện nay đang mất lòng dân nghiêm trọng, nên cần phải ban phát phần thưởng để có nhiều người bảo vệ Đảng. Nhưng nhìn vào những người được phong tướng hiện nay, phần nhiều là hạng xôi thịt, cơ hội, nịnh bợ.
Người chân chính rất ít. Một trong những người chân chính nhất được phong tướng, là ông thiếu tướng Phạm Xuân Quắc, Cục trưởng Cục C14-Cục Cảnh sát hình sự, thì lập tức đã bị truy tố trong vụ PMU18, với tội danh rất vớ vẩn: lộ bí mật công tác, vì cung cấp thông tin cho nhà báo chống tham nhũng.
Một trong những kẻ xôi thịt nhất, cơ hội nhất, là Cao Ngọc Oánh, nguyên thủ trưởng của ông Quắc, thì được phục hồi chức vụ, và còn được phong thêm một cấp, lên trung tướng. Thật là một trò hề trong việc phong tướng hiện nay, mà ông Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng là người đóng vai chính trong trò hề này.

Những kẻ được phong tướng bừa bãi vừa rồi sẽ bảo vệ Đảng, hay phá Đảng? Thời gian sẽ trả lời. Nhưng lòng dân hiện nay nói chung là rất ngao ngán, nhất là trong giới quân đội và công an. Họ đang chờ một cái gì đó to lớn sẽ xảy ra. Ai cũng nhìn thấy sự giả dối và đểu giả đang tăng lên trong Đảng. Bởi vậy Đảng ta đang cố phát động cuộc vận động học tập gương đạo đức Bác Hồ, để mong phục hồi được nhân phẩm trong Đảng.
Thế nhưng Đảng ta lại không cho học tập tư tưởng Hồ Chí Minh về dân chủ và tự do, nhất là tư tưởng Hồ Chí Minh thể hiện trong Hiến pháp 1946. Bởi vậy cuộc học tập đạo đức Bác Hồ ngay bản thân nó cũng là một sự giả dối.

Con gái ông Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cưới một đại gia Việt kiều giàu có kếch xù cũng là một đòn nặng đánh vào uy tín của ông. Hiện nay, người Việt ta lấy người nước ngoài, lấy Việt kiều chẳng phải hiếm nữa. Nhưng ở vị trí Thủ tướng, thì đó lại là một vấn đề khác. Cũng giống như người bình thường cúi chào Nhật hoàng thì không sao, nhưng ông Tổng thống Obama cúi chào Nhật hoàng lại là câu chuyện để người ta đánh giá.
Ngoài 2 việc đó ra, người ta không thấy ông Dũng làm được việc gì to lớn, trừ việc ông Dũng luôn biết cách cười tươi trước ông kính truyền hình.
Dĩ nhiên ông Dũng đang tìm mọi cách để ở lại làm Thủ tướng thêm một khóa nữa. Nhưng khả năng thi đấu của ông Dũng so với ông Sang chỉ là 20 trên 80. Bởi vì điều quan trọng nhất là người ta không nhìn thấy một thành tựu nổi bật nào của ông Dũng trong suốt khóa làm Thủ tướng của ông.

Những kẻ đang lăng xăng bợ đỡ ông Dũng thì chúng đâu có quan tâm đến việc ông Dũng còn hay mất. Ông Dũng mất chức thì bọn chúng lập tức quay sang bợ đỡ người khác ngay. Nhiều người nói trong lịch sử 4000 năm của dân tộc ta, chưa có thời nào mà có nhiều kẻ bợ đỡ, nịnh nọt, luồn cúi, bẩn thỉu, đểu giả được trọng dụng như dưới chế độ Cộng sản biến chất hiện nay ở nước ta. Bản thân ông Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cũng chỉ là một thứ lưu manh gặp thời mà thôi.

Vậy thì ai sẽ làm Tổng bí thư vào Đại hội 11? Đang có 2 ứng cử viên nặng ký vươn lên hàng đầu, là ông đại tướng Phùng Quang Thanh, Bộ trưởng Bộ quốc phòng, và ông Hồ Đức Việt Trưởng Ban tổ chức Trung ương. Cả hai ông này đều có đạo đức trong sáng, và liêm khiết. Nếu tình hình ta và Trung Quốc căng thẳng lên nữa, thì rất có thể ông Thanh sẽ lên làm Tổng bí thư. Quân đội đã từng làm Tổng bí thư, đó là ông Lê Khả Phiêu, và một lần làm Chủ tịch nước, đó là ông Lê Đức Anh. Và nay, nếu sơn hà nguy biến, thì quân đội rất có thể lại giành quyền lãnh đạo đất nước.


Ông Hồ Đức Việt – Trưởng Ban tổ chức TW Đảng

Còn nếu tình hình không có chuyển biến xấu hơn, thì rất có thể ông Hồ Đức Việt sẽ làm Tổng bí thư. Ông Việt quê Nghệ An, sinh năm 1947, không trẻ, nhưng cũng không quá già. Ông là một trí thức thực sự, được đào tạo cơ bản, chứ không phải trí thức dởm như nhiều vị lãnh đạo trong Đảng ta hiện nay.
Ông học tại Tiệp Khắc trong 9 năm, tốt nghiệp tiến sĩ toán-lý tại Tiệp Khắc năm 1974. Ông Việt đã từng giảng dạy môn toán-cơ trong thời gian dài ở trường Đại học Tổng hợp Hà Nội, Phó Chủ nhiệm Khoa toán-cơ, và trong 2 năm1981-1982, ông Việt cũng đã đi tu nghiệp tại Pháp. Ông Việt cũng đã được chuẩn bị khá cơ bản để làm chức vụ cao hơn: ông đã làm Bí thư Trung ương Đoàn, rồi làm Bí thư tỉnh Quảng Ninh, Bí thư tỉnh Thái Nguyên, và nay là Trưởng ban Tổ chức Trung ương. Có thể nói ứng cử viên chức Tổng bí thư của ông Hồ Đức Việt đang nặng ký hơn ông đại tướng Phùng Quang Thanh.

Đại hội 11 năm 2011 có đặt ra vấn đề đổi tên Đảng, đổi tên nước không? Đây là vấn đề mà Bộ chính trị đã từng nhiều lần bàn thảo, nhưng chưa dám công khai đưa ra Hội nghị trung ương, cũng như đưa ra Đại hội Đảng. Rất nhiều đảng viên trung kiên đã có đề nghị lên Trung ương Đảng nên lấy lại tên Đảng Lao động Việt Nam, và lấy lại tên nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, là 2 cái tên do Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đặt cho Đảng ta, và cho nước ta.
Việc trở lại tên cũ thật ra là một đòi hỏi khách quan, và cần thiết, nhất là trong bối cảnh toàn phe xã hội chủ nghĩa đã sụp đổ, và trong bối cảnh hội nhập quốc tế hiện nay. Rất có thể Đại hội 11 chưa đặt ra vấn đề đổi lại tên Đảng và tên nước, nhưng trong suốt 5 năm của khóa Đại hội 11 (2011-2016), người ta dự đoán chắc chắn vấn đề đổi lại tên Đảng và tên nước sẽ được đặt ra. Bởi vì đề cao tư tưởng Hồ Chí Minh, mà lại không sử dụng tên Đảng và tên nước do cụ Hồ đặt, thì có khác gì “chỉ nói mồm học theo Bác, mà không thực làm theo Bác”.

Vấn để cuối cùng và quan trọng nhất, liên quan đến cuộc sống của từng người dân, là sau Đại hội 11, liệu tình hình tự do, dân chủ ở nước ta có được cải thiện thêm không? Liệu dân ta có được quyền tự do báo chí, có báo chí tư nhân, xuất bản tư nhân hoạt động theo luật pháp không, để giải phóng vấn đề tư tưởng cho dân? Liệu dân ta có được quyền bầu cử trực tiếp các cán bộ địa phương không, để bảo đảm người tài có thể tham gia tranh cử vào làm lãnh đạo ở địa phương không? Liệu dân ta có được quyền tự do cư trú thực sự không, để giải phóng thị trường lao động ? Liệu dân ta có được quyền tư hữu ruộng đất thực sự không, để giảm thiểu được tệ cướp đất của dân hiện nay? Đó là các quyền tự do, dân chủ tối thiểu mà dân ta đòi hỏi, mà vẫn không làm ảnh hưởng đến vai trò lãnh đạo của Đảng, liệu Đại hội 11 có trả lại cho dân ta các quyền đó không?

Chưa biết. Rất có thể phải sau Đại hội 11, dân ta mới đòi được Đảng trả lại các quyền đó cho dân. Nhưng các dấu hiệu tích cực của Đại hội 11, thì chắc chắn chúng ta sẽ nhìn thấy. Xu hướng dân chủ, cởi mở, và lành mạnh hóa, đang dần dần thắng thế trong Đảng ta. Những yếu tố lưu manh, cơ hội trong Đảng đang dần dần lộ rõ. Đại hội 11 sẽ cho thấy cái thiện, hay cái ác sẽ thắng thế trong Đảng ta. Nếu cái ác thắng, thì Đại hội 11 sẽ là Đại hội cuối cùng của Đảng ta. Vì nhân dân sẽ không cho phép cái ác tồn tại lâu hơn nữa. Nếu cái thiện thắng, thì Đại hội 11 sẽ mở ra một trang phát triển mới cho đất nước ta. Đó là điều mà phần lớn dân ta mong muốn

Người Yêu Nước
Nguồn :Danluan.vn

24 thg 3, 2010

Incompetent!

Đọc 2 bài dưới đây (và nhiều bài trước đây) chúng ta phải đặt dấu hỏi về trách nhiệm của họ. Hội Địa lí Mĩ in bản đồ sai và Google in bản đồ sai, nhưng các cơ quan hữu trách ở VN đều im hơi lặng tiếng, hay có lên tiếng thì cũng hơi trễ hoặc … lí nhí.

Hội Địa lí Việt Nam chẳng có phát biểu gì liên quan đến sự sai trái vô lí của Hội Địa lí Mĩ. Cục Thông tin Đối ngoại chẳng những không phát hiện vấn đề mà cũng chẳng có lời phản đối.

Chúng ta còn nhớ trước đây một website với tên miền “.vn” thuộc [trên danh nghĩa] Bộ Công thương nhưng đăng bài quảng bá quan điểm chủ quyền biển đảo của … Trung Quốc.

Nên nhớ rằng đây là những cơ quan mà quan chức nhận lương do người dân đóng góp. Người dân nuôi họ. Dân ta có câu “Ăn cây nào rào cây ấy”, đáng lẽ họ phải có nhiệm vụ bảo vệ quyền lợi của người dân, bảo vệ chủ quyền cho đất nước, nhưng trong thực tế thì hình như cái nghĩa vụ này chưa được thực hiện đến nơi đến chốn, hay có thực hiện thì cũng rất khiêm tốn.

Tất cả những thông tin sai lạc về lãnh hải và chủ quyền đất nước đều do người dân phát hiện. Vụ website Hợp tác Kinh tế Thương mại Việt Nam - Trung Quốc “nối giáo cho giặc” trong vấn đề biển đảo là do Lê Tuấn Huy phát hiện và gióng tiếng nói, gây nên một làn sóng phản đối để đóng cửa cái “website phản bội” đó.

Vụ Hội Địa lí Mĩ in bản đồ sai cũng do người Việt ở nước ngoài phát hiện, chủ động gửi kháng thư phản đối, rồi từ đó mới đến báo chí trong nước đưa tin. Vụ Google in sai cũng do người dân phát hiện.

Một phóng viên có thông tin “độc” bèn đi hỏi Người phát ngôn Bộ Ngoại giao bình luận về thông tin trên, thì Người phát ngôn lại cất giọng dạo ca khúc cũ theo công thức: “vấn đề đó AAA lắm”; trong đó AAA là “phức tạp”, là “nhạy cảm”, là “tế nhị”, là … những câu chữ chẳng ai hiểu được.

Phức tạp là gì? Nhạy cảm ra sao? Tế nhị như thế nào? Có lẽ chính Người phát ngôn cũng chẳng biết chị ta nói cái gì; chỉ biết nói cho qua chuyện rồi thôi. Hình như nghề của dân Ngoại giao là họ nói những gì chẳng ai biết ý nghĩa thật là gì!
Nhưng trước sự chậm trễ và những phản ứng của các quan chức hữu trách, người ta có quyền đặt dấu hỏi về cái mà tiếng Anh gọi là “competence” (có lẽ dịch là “khả năng”) của các cơ quan nhà nước.

Nhìn sang “nước bạn” phía Bắc, thấy họ có qui định rằng các quan chức nào được xem là “incompetent” (thiếu khả năng, tất tài) thì sẽ bị đuổi khỏi nhiệm sở. Qui định này thì thật ra chẳng có gì mới đối với những ai làm việc trong các nước phương Tây.

Ở những nước này, các quan chức phải kí hợp đồng mỗi năm; nếu cuối năm bị đánh giá là incompetent thì coi như sẽ bị đuổi ngay. Thật ra, bị đánh giá là incompetent là một vết nhơ cực xấu trong sự nghiệp. Không làm tròn trách nhiệm là incompetent. Làm việc không tốt (như sai tiếng Anh trong phôi bằng) là incompetent. Đề ra những qui định sai là incompetent. Phát bằng khen không đúng đối tượng là incompetent. Vân vân.
Nếu dựa vào tiêu chuẩn của các nước tiên tiến thì chắc sẽ có rất nhiều quan chức ở nước ta bị xếp hạng là incompetent và ... bị đuổi việc.

Thật ra, bản chất quan chức ta chưa chắc incompetent, nhưng có lẽ chính cái môi trường làm việc làm cho họ incompetent. Người viết bài này đã từng nhiều lần chứng kiến thấy khi nhiều thanh niên mới tốt nghiệp đầy nhiệt huyết được đưa vào guồng máy Nhà nước thì họ trở nên ù lì, vô cảm, bất tài, và thiếu hiệu quả. Nhưng cũng chính những người đó mà ra làm việc cho các công ti hay tập đoàn tư nhân (nhất là tập đoàn nước ngoài) thì họ trở nên lanh lẹ, xốc vác, và vui vẻ.

Tôi từng làm việc với nhiều người Việt đang công tác ở các công ti nước ngoài và rất ấn tượng với họ, từ hiệu quả làm việc đến phong cách xã hội và khả năng tiếng Anh; tôi xem họ là những công dân toàn cầu, những người sẽ đưa VN hội nhập quốc tế. Nói như vậy để thấy môi trường làm việc ở các cơ quan công quyền VN có thể chính là cái lò tiêu diệt khả năng sáng tạo và tính độc lập của một con người.

Nhìn qua cơ chế làm việc ở các cơ quan công quyền VN ai cũng thấy quan chức ta làm điều gì cũng chờ quyết định cấp trên; cấp trên lại xin ý kiến cấp trên nữa; và cấp trên nữa thì xin ý kiến bí thư chi bộ, v.v…

Với cơ chế chồng chéo như thế thì có lẽ không ai ngạc nhiên khi thấy đứng trước các vấn đề liên quan đến Hội Địa lí Mĩ hay bản đồ Google phản ứng của phía VN rất incompetent.

1) http://bauvinal.info.free.fr/binhluan/cucthongtindoingoai.htm
2) http://www.vanchuongviet.org/vietnamese/tulieu_tacpham.asp?TPID=4638&LOAIID=17&LOAIFID=5&TGID=814)
3) http://phapluattp.vn/20100314122531321p0c1013/di-voi-but-mac-ao-ca-sa.htm

NVT
Nguồn :http://tuanvannguyen.blogspot.com/2010/03/incompetent.html

Quy hoạch Quan.


Đến nhà thăm ông bạn. Ông già nó niềm nở mở cửa đón từ ngoài cổng, lại còn rót rượu, mời cơm.
Mình ngạc nhiên hỏi ông già mầy đương kim phó quan đầu tỉnh mà bình dân, xởi lởi nhở?
Nó nhăn mặt hứ hứ, sắp đại hội nên thế đấy. Chả riêng mầy.
Mình đéo hiểu, liên quan đếch?
Mị dân đấy. Hiểu chưa?
À, rồi!

Lại đến thăm nhà ông bạn, đéo thấy ông già nó ra mở cửa ( mặc dù ngồi hiên đọc báo ), chào cũng chả đằng hắng, ho khan.
Mình tủi thân, ông Pa mầy thế đéo nào ý nhể?
Chả thế đéo nào cả, có tên trong danh sách quy hoạch lên làm trưởng quan nhưng thiếu mẹ tiền đền bù nên xếp cuối. Diện quy hoạch, nhưng treo, hiểu chửa? À, ra thế!

Mình phân trần, phó quan cũng oách chứ sao, lại là phó quan chuyên trách, tiếng miếng ngon, đâu phải phó ất ơ?
Đành thế, nhưng vẫn mang tiếng phó là chó của trưởng. Mầy chưa nghe: Đói thời thèm thịt, thèm xôi / No diều cơm tẻ thích chơi đá gà phỏng? Biết chứ!

Mình lại ướm, thế chịu à?
Ông bạn gắt, hỏi đéo lắm thế. Biết đéo đâu. Nhưng chắc đang lo tiền đền bù giải phóng mặt bằng đặt ghế. Vận động quan, dân ủng hộ hay di dời không khó, nhưng đéo tiền đền bù là đéo xong. Chưa kể là thoả đáng hoặc phải dư hời.
Thế nhiều không? Triệu rưỡi Ô Ba Ma, giá Net. Phải nhanh không cuối năm lạm phát, đâm hỏng!

Ôi đ. mẹ cái thời ghế thì ít, đít thì nhiều

DÂN ANH ĐỪNG "ĐƯỢC VOI ĐÒI TIÊN" NHÉ!

Bà Walker

"Báo chí Anh hôm qua đưa tin người đứng đầu Văn phòng quản lý đường sắt (ORR) Anna Walker (ảnh) đang hứng chịu nhiều lời chỉ trích.

Vào ngày 5.10.2009, bà Walker đến dự lễ tưởng niệm những nạn nhân của một tai nạn đường sắt 10 năm trước tại Ladbroke Grove, Tây London khiến 31 người thiệt mạng và hơn 500 người bị thương. Bà trả 2 bảng (hơn 57 ngàn đồng) tiền taxi và sau đó liệt kê số tiền này vào công tác phí để yêu cầu cơ quan hoàn trả.

Với vị trí của mình, bà Walker có thu nhập lên tới 120.000 bảng (hơn 3 tỉ đồng) mỗi năm. Thân nhân những người thiệt mạng và các nạn nhân còn sống sót chỉ trích hành động của bà Walker là “vô cảm và lạnh lùng” sau khi ORR công bố các khoản chi tiêu công của các quan chức cao cấp trong cơ quan. Tuy nhiên, tờ Sunday Express lại dẫn lời phát ngôn viên của ORR khẳng định rằng hành động của bà Walker là đúng quy định."

Bản tin trên được đăng ở báo Thanh Niên ngày 21/3/2010. Người đứng đầu Văn phòng quản lý đường sắt xài có 2 bảng (tương đương 57 ngàn đồng VN) ngân sách để trả tiền taxi thôi nhé, mà dân Anh đã kêu rầm lên.

Bà Walker chịu đi taxi "thi hành công vụ" như thế đã là tiết kiệm rồi, dân Anh có phúc mà không biết hưởng, lại nhăm nhe "được voi đòi tiên". Nếu ở VN, các quan nhà ta "chơi" luôn cả một chiếc xe bốn bánh (đời mới hay không tùy chức vụ lớn nhỏ) kèm theo tài xế, cộng với tiền xăng, khấu hao xe, phí cầu đường (nếu có) thì đã gấp 10 lần con số 2 bảng ấy rồi. Kêu nhiều quá quan chức Anh từ chức hết, quan chức VN sang "làm quan" bên đó thì dân Anh chẳng còn mồm ở đâu mà kêu nữa nhé!

Tạ Phong Tần
Nguồn :http://conglysuthat.blogspot.com/

23 thg 3, 2010

“Tam quyền nhất lập” đồng lòng hại dân



Cũng như mọi thể chế Cộng hòa khác, Việt Nam có đủ cả ba cơ quan cấu thành Nhà nước Pháp quyền: Hành pháp (Chính phủ và chính quyền địa phương), Tư pháp (Viện kiểm sát, Tòa án) và Lập pháp (Quốc hội). Thế nhưng khác với tuyệt đại đa số các Nhà nước Pháp quyền trên thế giới, ba cơ quan quyền lực Nhà nước này ở Việt Nam không “phân lập” (hoàn toàn độc lập với nhau) bởi cùng chịu sự điều khiển của một đảng phái chính trị hiện là duy nhất: Đảng Cộng sản Việt Nam. Không dưới một lần Ban lãnh đạo Đảng khẳng định: chẳng cần “Tam quyền phân lập”, Nhà nước Việt Nam vẫn bảo vệ tuyệt đối lợi ích của người dân. Thế nhưng thực tế dưới đây đã chứng minh hoàn toàn ngược lại.

Ngày 19/9/1997, Thủ tướng Chính phủ đã có Công văn số 4678/QT1 về việc di chuyển khu dân cư số 2 Thuỵ Khuê, Hà Nội. Điều 3 của Công văn ghi: “Thủ tuớng Chính phủ đồng ý cho Văn phòng Chính phủ được sử dụng ngân sách Nhà nước để xây dựng cơ sở hạ tầng tại khu đất phía sau khách sạn La Thành và di dời, tái định cư các hộ gia đình đang ở tại số 2 Thụy Khuê. Việc xây dựng nhà ở tại nơi mới được thực hiện theo hình thức: các hộ được giao đất ở phải tự bỏ vốn để xây dựng nhà”.

Ngày 26/9/1998, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 498/QĐ-VPCP ngày 6/9/1998 v/v di dời khu tập thể số 2 Thụy Khuê. Điều 1 Quyết định ghi: “Phê duyệt phương án bố trí diện tích đất cho từng hộ gia đình ở số 2 Thuỵ Khuê di chuyển đến khu đất phía sau khách sạn La Thành” (218 Đội Cấn, quận Ba Đình). Thế nhưng trong Quyết định này lại không có tên 11 hộ dân ở số 2 Thuỵ Khuê trong đó có bốn hộ do các ông, bà Nguyễn Xông Pha, Chu Quang Biên, Lê Lục Công và Trần Thị Minh Hồng làm đại diện.



Tiếp theo Quyết định số 498/QĐ-VPCP, ngày 31/12/2001, Bộ trưởng Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ có Công văn số 6403/VPCP-QT1 giao UBND quận Tây Hồ, Hà Nội bố trí tái định cư bốn hộ dân nói trên.


Như vậy, Quyết định số 498/QĐ-VPCP ngày 6/9/1998 của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ là trái Công văn số 4678/QT1 của Thủ tướng Chính phủ, xâm phạm nghiêm trọng quyền và lợi ích hợp pháp của bốn hộ dân, đồng thời gây bất công xã hội khi Văn phòng Chính phủ vẫn tái định cư tại 218 Đội Cấn 59 hộ dân khác cùng ở số 2 Thụy Khuê.


Vậy đâu là nguyên nhân của sự bất công nói trên? Cả bốn hộ dân khẳng định: “Văn phòng Chính phủ gạt chúng tôi khỏi danh sách tái định cư tại 218 Đội Cấn cốt thừa ra 233 m2 tại địa chỉ đắc địa này để “làm ăn”, cụ thể là xây nhà để bán cho người chưa bao giờ ở số 2 Thụy Khuê. Hiện giờ một chung cư gồm 15 căn hộ đã được xây xong và bán hết cho những người ngoài số 2 Thụy Khuê”.


Để lấy lại công bằng, căn cứ Luật khiếu nại, tố cáo, ngày 21/9/2009 các ông, bà Nguyễn Xông Pha, Chu Quang Biên, Lê Lục Công và Trần Thị Minh Hồng đã gửi Bộ trưởng Nguyễn Xuân Phúc, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Đơn khiếu nại về Quyết định số 498/QĐ-VPCP với yêu cầu Bộ trưởng tái định cư bốn hộ dân tại 218 Đội Cấn theo đúng quy định của Thủ tướng Chính phủ tại Công văn số 4678/QT1.


Thế nhưng Bộ trưởng Nguyễn Xuân Phúc đã không hề giải quyết đơn khiếu nại của bốn hộ dân theo quy định tại Điều 37 Luật Khiếu nại, tố cáo. Nói cách khác, Bộ trưởng Phúc đã không thực hiện nhiệm vụ, công vụ theo quy định của pháp luật. Do đó, ngày 02/11/2009, căn cứ Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án hành chính tại Điều 1 (Cá nhân, cơ quan nhà nước, tổ chức theo thủ tục do pháp luật quy định có quyền khởi kiện vụ án hành chính để yêu cầu Tòa án bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình) và Khoản 2 Điều 4 (Hành vi hành chính là hành vi của cơ quan hành chính Nhà nước, của người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính Nhà nước, thực hiện hoặc không thực hiện nhiệm vụ, công vụ theo quy định của pháp luật), cả bốn hộ dân đã đồng loạt gửi Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội Đơn khởi kiện Bộ trưởng, Chủ nhiệm VPCP Nguyễn Xuân Phúc do đã không giải quyết Đơn khiếu nại của họ theo quy định của Luật Khiếu nại, tố cáo.


Ngày 11/11/2009, Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội đã gửi bốn hộ dân Thông báo trả lại đơn khởi kiện số 36/TB-TA với nội dung: “Theo quy định tại Điều 11 Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án hành chính (đã được sửa đổi, bổ sung năm 2006) về các khiếu kiện thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án; Nghị quyết số 04/2006/NQ-HĐTP ngày 04/8/2006 của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn thi hành một số quy định của Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án hành chính đã được sửa đổi bổ sung theo các Pháp lệnh sửa đổi bổ sung một số điều của Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án hành chính ngày 25/12/1998 và ngày 05/4/2006 thì yêu cầu khởi kiện của ông, bà không thuộc thẩm quyền giải quyết bằng một vụ án hành chính tại Tòa án”.


Ngay sau đó cả bốn hộ dân đã gửi Chánh án TAND thành phố Hà Nội Đơn khiếu nại về Thông báo trả lại đơn khởi kiện của TAND thành phố Hà Nội, khẳng định Thông báo này là trái pháp luật với những căn cứ sau:


Một là, để trả lại Đơn khởi kiện thì TAND thành phố Hà Nội phải chứng minh việc bốn hộ dân căn cứ Điều 1 và Khoản 2 Điều 4 Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án hành chính để khởi kiện là sai. Thế nhưng TAND thành phố Hà Nội đã lẩn tránh việc chứng minh này.
Hai là, TAND thành phố Hà Nội căn cứ vào Điều 11 Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án hành chính (đã được sửa đổi, bổ sung năm 2006) và Nghị quyết số 04/2006/NQ-HĐTP ngày 04/8/2006 của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao để trả lại bốn hộ dân Đơn khởi kiện. Thế nhưng TAND thành phố Hà Nội đã nói bừa bởi cả Điều 11 Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án hành chính (đã được sửa đổi, bổ sung năm 2006) lẫn Nghị quyết số 04/2006/NQ-HĐTP của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao đều quy định người dân có quyền khởi kiện vụ án hành chính trong trường hợp này. Cụ thể như sau:


Mục 22 Điều 11 Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án hành chính quy định thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án “Các khiếu kiện khác theo quy định của pháp luật Việt Nam”.
Mục 3 Nghị quyết số 04/2006/NQ-HĐTP quy định hành vi hành chính là đối tượng khiếu kiện để yêu cầu Tòa án giải quyết vụ án hành chính là “hành vi hành chính bao gồm các hành vi của cơ quan hành chính Nhà nước hoặc ngưòi có thẩm quyền trong cơ quan hành chính Nhà nước thực hiện hoặc không thực hiện nhiệm vụ, công vụ trong các việc hoặc các lĩnh vực được quy định tại các khoản từ khoản 3 đến khoản 17 Điều 11 của Pháp lệnh và trong các việc hoặc các lĩnh vực khác mà pháp luật có quy định”.
Điều 39 Luật Khiếu nại, tố cáo quy định: “Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày hết thời hạn giải quyết quy định tại Điều 36 của Luật khiếu nại, tố cáo mà khiếu nại không được giải quyết hoặc kể từ ngày nhận đuợc quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu mà người khiếu nại không đồng ý thì có quyền khiếu nại đến ngưòi có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần 2 hoặc khởi kiện vụ án hành chính tại Tòa án”. Như vậy Luật khiếu nại, tố cáo quy định người khiếu nại có quyền khởi kiện vụ án hành chính.
Do đó, căn cứ vào Mục 22 Điều 11 Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án hành chính và Mục 3 Nghị quyết số 04/2006/NQ-HĐTP đã dẫn, TAND thành phố Hà Nội phải thụ lý Đơn của bốn hộ dân khởi kiện Bộ trưởng, Chủ nhiệm VPCP Nguyễn Xuân Phúc do đã không giải quyết Đơn khiếu nại của họ theo quy định của Luật khiếu nại, tố cáo.


Với những căn cứ pháp luật trên, cả bốn hộ dân đã có Đơn khiếu nại yêu cầu Chánh án TAND thành phố Hà Nội Nguyễn Sơn nhận lại Đơn khởi kiện Bộ trưởng, Chủ nhiệm VPCP Nguyễn Xuân Phúc và đưa vụ án ra xét xử.
Ngày 30/11/2009, Chánh án Nguyễn Sơn đã ra Quyết định giải quyết khiếu nại số 1889/QĐ-GQKN đối với Đơn khiếu nại ngày 23/11/2009 của bốn hộ dân, một mặt khẳng định “Hành vi hành chính của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ không giải quyết khiếu nại theo quy định của Luật khiếu nại, tố cáo là loại việc không thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án bằng một vụ án hành chính” nhưng mặt khác lại không bác bỏ được những căn cứ pháp luật mà bốn hộ dân dựa vào để yêu cầu Tòa án thụ lý Đơn khởi kiện.


Vô cùng phẫn nộ nhưng cũng rất bình tĩnh, ngày 29/12/2009 cả bốn hộ dân gửi Chánh án Tòa án nhân dân tối cao Trương Hòa Bình Đơn khiếu nại Chánh án TAND thành phố Hà Nội Nguyễn Sơn do đã ra Quyết định giải quyết khiếu nại bất chấp luật pháp như trên đã đề cập. Cuối Đơn khiếu nại, bốn hộ dân yêu cầu Chánh án Trương Hòa Bình cho họ biết:


Những căn cứ pháp luật mà bốn hộ dân dựa vào để khởi kiện Bộ trưởng, Chủ nhiệm VPCP Nguyễn Xuân Phúc do đã không giải quyết Đơn khiếu nại của họ theo quy định của Luật khiếu nại, tố cáo là đúng hay sai?
Cơ chế pháp luật nào cần phải áp dụng để buộc Bộ trưởng, Chủ nhiệm VPCP Nguyễn Xuân Phúc giải quyết Đơn khiếu nại của bốn hộ dân trong trường hợp Chánh án Trương Hòa Bình cho rằng những căn cứ pháp luật mà họ dựa vào để khởi kiện là sai?


“Tóm lại – Bốn hộ dân nêu rõ trong Đơn khiếu nại – người dân sẽ phải làm gì nếu khiếu nại của họ bị cơ quan Nhà nước, quan chức Nhà nước có hành vi hành chính, quyết định hành chính xâm hại quyền lợi hợp pháp của họ từ chối giải quyết hay tệ hại hơn, lờ di không giải quyết, coi Luật Khiếu nại, tố cáo có cũng như không?”


Vậy mà đáp lại những đòi hỏi chính đáng nói trên của bốn hộ dân bị Bộ trưởng Chủ nhiệm VPCP xâm hại là một sự “im lặng đáng sợ” của Chánh án TANDTC Trương Hòa Bình. Cực chẳng đã, vẫn căn cứ vào Luật Khiếu nại, tố cáo, cả bốn hộ dân đã gõ cửa Văn phòng luật sư Cù Huy Hà Vũ để có được sự hỗ trợ pháp luật cần thiết trên con đường đòi lại Công lý.


“Cơ quan Hành pháp (Bộ trưởng Chủ nhiệm VPCP) xâm hại quyền lợi hợp pháp của dân nhưng không chịu khắc phục, Cơ quan Tư pháp (Chánh án Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội và Chánh án Tòa án nhân dân tối cao) thì bác Đơn của dân khởi kiện Cơ quan Hành pháp – Vậy để bảo đảm quyền lợi hợp pháp của bốn hộ dân này, rõ ràng là chỉ còn cách yêu cầu Cơ quan Lập pháp (Quốc Hội) là cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất “vào cuộc” – Văn phòng luật sư Cù Huy Hà Vũ nhận định.


Ngày 08/01/2010, Văn phòng luật sư Cù Huy Hà Vũ đã gửi Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp của Quốc hội Lê Thị Thu Ba với tư cách lãnh đạo cơ quan có thẩm quyền của Quốc hội về các vấn đề tư pháp công văn yêu cầu bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bốn hộ dân tại số 2 thụy Khuê. Công văn nêu rõ:
Chánh án TAND TP Hà Nội đã cố tình làm trái Điều 39 Luật Khiếu nại, tố cáo theo đó: “Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày hết thời hạn giải quyết quy định tại Điều 36 của Luật khiếu nại, tố cáo mà khiếu nại không được giải quyết hoặc kể từ ngày nhận đuợc quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu mà người khiếu nại không đồng ý thì có quyền khiếu nại đến ngưòi có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần 2 hoặc khởi kiện vụ án hành chính tại Tòa án”. VPLS đề nghị Quý Chủ nhiệm cho biết:


Bộ trưởng, Chủ nhiệm VPCP Nguyễn Xuân Phúc không giải quyết Đơn khiếu nại của các công dân có quyền và lợi ích hợp pháp bị Văn phòng Chính phủ xâm phạm có vi phạm Luật khiếu nại, tố cáo hay không?


Chánh án TAND TP Hà Nội không thụ lý Đơn khởi kiện vụ án hành chính v/v Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc không giải quyết Đơn khiếu nại của các công dân bị Văn phòng Chính phủ xâm phạm theo quy định của Luật khiếu nại, tố cáo có vi phạm Luật Khiếu nại, tố cáo hay không?


Bộ trưởng, Chủ nhiệm VPCP không giải quyết Đơn khiếu nại, Tòa án không thụ lý Đơn khởi kiện vụ án hành chính của các công dân bị Văn phòng Chính phủ xâm phạm theo quy định của Luật Khiếu nại, tố cáo thì Luật này có còn giá trị hay không?
Quyền và lợi ích hợp pháp của các công dân này sẽ do cơ quan Nhà nước nào giải quyết?


Thật kỳ quái, Văn phòng luật sư Cù Huy Hà Vũ đã không nhận được bất cứ hồi âm nào của Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp của Quốc hội Lê Thị Thu Ba. Bị VPLS truy hỏi thì bà nguyên Thứ trưởng Bộ Tư pháp này hứa là sẽ báo cáo Ủy ban thường vụ Quốc hội để sớm có giải pháp bảo vệ quyền lợi hợp pháp của các hộ dân có liên quan nhưng từ đó đến nay hoàn toàn bặt vô âm tín!


Vậy là cả Chính phủ, Tòa án, Quốc hội, cả Hành pháp, Tư pháp và Lập pháp đồng lòng hại dân, ngược 180 độ với Hiến pháp tại Điều 2: “Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân” và Điều 3: “Nhà nước nghiêm trị mọi hành động xâm phạm lợi ích của Nhân dân”! Để nói những tuyên bố mới đây của Thứ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh tại Khóa họp lần thứ 13 Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp Quốc tại Geneva cùng vợ ông ta là người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nguyễn Phương Nga về việc Nhà nước Việt Nam luôn “đảm bảo quyền con người” chỉ có thể là vô liêm sỉ!


Ai chỉ ra được cách nào để cứu những người dân “côi cút làm ăn” kia khỏi sự bức hại tập thể của “Tam quyền không phân lập” hay “Tam quyền nhất lập” nói trên ở Việt Nam, người viết bài này xin đội ơn và hậu tạ!

TS Luật Cù Huy Hà Vũ

Nguồn :
http://boxitvn.blogspot.com/2010/03/tam-quyen-nhat-lap-ong-long-hai-dan.html