Chào mừng bạn đến với blog ĐỌC & SUY NGẪM .

31 thg 5, 2010

" KHÚC KHÍCH "


TÔ HỒNG QUÁ SÁ...!
Ba năm qua dân ta hoa mắt
bởi gia nhập “Vê kép tê ô”(WTO)
Làm ăn có được , có thua
Nhiều vị đánh giá ,nói chưa công bằng
Tổng thu nhập (GDP) tuy tăng chút xíu
Nhưng nông dân gánh chịu thiệt thòi
Người cày mất đất , than ôi!
“Dự án” thật , dổm “thu hồi” khắp nơi
Trai làng thất nghiệp , rong chơi
Gái làng thất thểu vào “đời Ôxin” !
Nông sản “rớt giá” triền miên
“Đầu ra” ,khách ngoại gây phiền ,thuế tăng…
Luật lệ ta hiện đang tu chỉnh
Sơ hở nhiều , khó tránh rủi ro
Nhập siêu – mầm mống nguy cơ
Giá tăng , lãi giảm bao giờ thoát “Âm” ???
Xin các quan bình tâm , “hạ hỏa”
Đừng “tô hồng” quá xá , tự khen
Nhìn Dân sinh sống mà xem
Hộ nghèo gần nửa ,càng thêm não lòng !
Nhất kiêng là sự “tô hồng”
Lẽ nào ta lại nỡ lòng “lừa” nhau
!

Giàng La


NẾU THÍCH THÌ MỜI…
“ Đường tầu đầu đạn Bắc- Nam
Nếu ai có thích thì sang mà mời
Phù tang nước đã làm rồi
Bây giờ đang ế cần người rước cho…”
Hoan hô – Hoan hô – Hoan hô
Ý kiến thú vị Giáo sư Văn Trường
Thích thì cứ việc nhún nhường
Mời ngay nước Nhật họ làm cho ta
Khỏi lo vay Ô – Đê – A ( ODA )
Đã có Bê –Ốt (BOT) hay là Bê-O ( BOO )
Bỏ vốn - Nước Nhật thắng to
Hai nhăm năm ta để cho…họ mần
Khỏi lo chồng chất nợ nần
Vẫn có “ Đầu đạn ” ầm ầm lao đi…
…..
Nghe xong Dân biểu cười khì
Nếu để cho “ Họ” còn gì mà… “Ăn” !???...


Dưa Lê


SỢ GÌ MÀ PHẢI ?
“Người phát ngôn” Nguyễn Phương Nga hỡi !
Bộ Ngoại Giao bắt nói vậy ư ?
Hay là vì lẽ riêng tư
mà lời chính nghĩa “ phát” như yếu mềm ???
Tầu vi phạm chủ quyên biển đảo
Đích thị Tầu , gọi thẳng là Tầu
Có điều gì đáng sợ đâu ,
mà phải né tránh , dùng câu “ nước ngoài” ???
Dân cả nước lâu nay “ngán” quá
Bởi cái từ “ tàu lạ” trái tai
Biển đảo của ta xưa nay
Sợ gì mà phải diễn bài né , im !!!
Ngại va chạm thì tìm việc khác
Làm “ phát ngôn” giõng giạc mới hay !
Khi cần vạch mặt ,chỉ tay
Nhân danh Tổ quốc ,đừng ai chịu hèn
Háy ngẩng mặt nhìn lên cờ đỏ
Năm cánh sao rực rỡ vàng tươi
“ ăn nên đọi , nói nên lời”
Yêu cầu tối thiểu với người Ngoại Giao

Giàng La



VÕ HỒNG PHÚC …VÕ MỒM
Lạy trời cho ông Võ Hồng Phúc Bộ trưởng Kế hoạch đầu tư sống đến hơn 90 tuổi để cùng chung vui với bà con đi tàu cao tốc.vào năm 2030.
Ông Phúc ra sức biện hộ cho việc làm tàu cao tốc. và ông bảo nước ta không phải là một nước nghèo.Thế là ông đi ngược lại nghị quyết của Đảng.
Đảng bảo nước ta còn là nước nghèo, chứ ai bảo nước ta đã hết nghèo đâu? Ông bảo bình quân đầu người là 1200 đô la Mỹ. Đấy là trên lý thuyết ông ạ. Nghĩa là ta chia tiền thu nhập của cả người giầu cộng với người nghèo thì có thể đạt GDP bình quân 1200 đô la. Nhưng trên thực tế tiền lương và bổng lộc hàng triệu triệu của ông có chia cho ai đâu, ông vẫn lĩnh tất đấy chứ, cùng lắm chỉ chia cho vợ và con ông thôi, vậy ông vẫn ngộ nhận.
Nông dân 75% vẫn khổ lắm, thôi mong ông đừng “Kế hoạch hóa” bằng…MỒM nữa. tôi tuy nghèo nhưng cũng xin đánh cược với ông như thế này: Tôi có sổ tiết kiệm 300 triệu, ông giầu hơn tôi (đó là cái chắc) ông bỏ ra 1 tỷ, gửi tiết kiệm, Nếu đến năm 2030 chúng ta còn sống mà tàu cao tốc phát triển thắng lợi như ông nói thì tôi thua cuộc, ông sẽ nhận số tiền của tôi. Nếu tàu cao tốc phá sản thì ông mất số tiền đó.
Nếu chúng ta không còn sống nữa thì cứ viết di chúc lại theo lời cá cược này cho con cháu. Tại sao tôi phải nói chuyện đánh cược vì một số cán bộ lãnh đạo của ta bây giờ tôi có cảm giác khó tin, họ đưa ra dự án này, dự án kia, đâu chỉ vì ích nước lợi dân mà.. có 1001 lý do vì lợi ích cục bộ và có thể vì lợi ích trước mắt của cá nhân họ, hoặc ê –kíp của họ.
Cứ phải Cược nhau bằng Kinh tế, chứ chỉ Võ Mồm như ông Võ Hồng Phúc, tôi thấy ai cũng có thể có dự án TO, cá cược ở đây mong ông đừng cho tôi là cờ bạc, mà tôi muốn lời nói của chúng ta phải được bảo đảm bằng…. TIỀN..và có thơ rằng:

Con tàu cao tốc , thưa ông
Dự án thật là viển vông …trên trời
Tiền vay, ai biết? ai .xơi
Nông dân đang đổ mồ hôi trên đồng
Cao tốc, cao ngựa, chẳng mong
Chỉ mong no ấm ,cấy trồng bội thu
Tiến lên cũng phải từ từ
Chứ đùng một cái bay vù được đâu
Ba mươi năm nữa nước giầu
Tha hồ cao tốc, cao lầu lo chi
Ta đã hết tuổi xuân thì
Dành cho con cháu vội gì, thưa ông?
Tran Trương

Nguồn : http://trannhuong.com/


Việt Nam có tránh được lời nguyền tài nguyên?


SGTT - Nước ta giàu tài nguyên khoáng sản đến mức nào? Về việc này có lẽ nên nhắc lại một phát biểu dựa trên khoa học địa chất và ý tưởng thống kê của A. P. Aleksandrov, nguyên chủ tịch viện Hàn lâm khoa học Liên Xô, theo đó trữ lượng khoáng sản của một nước nói chung tỷ lệ thuận với diện tích của nước ấy.

Chả thế mà Nga, Trung Quốc, Mỹ, Canada, Ấn Độ, Australia, Brazil... luôn dẫn đầu thế giới về sản lượng hầu hết các loại khoáng sản.
Nước ta đất chật người đông, cho dù thượng đế có ưu ái cũng không thể hoá phép để biến một nước có diện tích thứ 65 trên thế giới (dân số thứ 13) trở thành cường quốc về tài nguyên thiên nhiên.

Gần đây, bauxite Tây Nguyên và cát đen chứa titan dọc theo ven biển miền Trung được xem như một lợi thế tài nguyên lớn của đất nước. Song nhiều chuyên gia địa chất lâu năm lại tỏ ra dè dặt về những con số trữ lượng dường như được thổi phồng, thậm chí họ còn nhắc nhở thêm: cái mà thế giới cần, ta không có, còn cái ta có, thế giới lại không cần, hoặc họ có nhiều hơn.


Trên thực tế, hai mặt hàng khoáng sản lớn nhất của Việt Nam là dầu và than đá, dầu mỏ đứng thứ 36 trên thế giới (hơn 300 ngàn thùng/ngày), than đá thứ 17 (41 triệu tấn). Xem ra, chúng ta không nằm ngoài quy luật thống kê vừa nói trên. Năm 2008, xuất khẩu khoáng sản của ta chỉ chiếm 20% tổng kim ngạch xuất khẩu, trong đó 80% là dầu thô, 10% than đá, và các khoáng sản khác chỉ chiếm 10%.
Có tài nguyên dồi dào mới chỉ là tiền đề, xử lý chúng thế nào mới là chuyện quyết định. Liệu việc đào bới cát đen trong mấy chục năm qua đã sinh lợi cho ai, và nguồn lợi mà Chính phủ thu được có thấm thía gì nếu muốn khôi phục lại vùng ven biển miền Trung đã bị tàn phá hay không?

Quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến quặng bauxite do TKV trình và được Chính phủ phê duyệt tháng 11.2007, đã toát lên một tinh thần khẩn trương, chạy đua với thời gian để năm 2015 đạt 6 – 8,5 triệu tấn alumina, và tăng tốc mạnh hơn nữa đến 15 triệu tấn vào năm 2025.

Ngay đến Trung Quốc, nước hàng đầu thế giới cả về alumina lẫn aluminium (nhôm), với tập đoàn Chalco hùng mạnh, khai thác khoáng sản khắp nơi trên thế giới, cũng chỉ sản xuất hơn 8 triệu tấn alumina hàng năm. Trớ trêu hơn, toàn bộ sản lượng khổng lồ ấy của ta lại phải xuất sang Trung Quốc, nước vừa cung cấp công nghệ vừa bao tiêu sản phẩm cho hai nhà máy đầu tiên, Tân Rai và Nhân Cơ, và chắc chắn sẽ tiếp tục làm như thế cho các nhà máy sau. Trong khi đề xuất một kế hoạch quá mạo hiểm như vậy, lại không hề nói rõ bao giờ ta mới nội địa hoá và làm chủ được công nghệ chế biến alumina, một công nghệ quá cổ điển, đã có từ cuối thế kỷ 19.

Chúng ta đã có quá nhiều bài học thất bại về làm chủ công nghệ. Sau hàng chục năm xây dựng công nghiệp ôtô, mức độ nội địa hoá chỉ quanh quẩn 4 – 5%. Với 100 đôla xuất được từ hàng may mặc ta phải nhập khẩu thiết bị, nguyên vật liệu đến 80 đôla ngay từ các nước láng giềng.

Năm nay Việt Nam mới bắt đầu có sản phẩm lọc dầu nội địa, chậm hơn Thái Lan và Malaysia đến vài chục năm. Song có nhà máy lọc dầu không đồng nghĩa với làm chủ công nghệ hoá dầu. Tình trạng chậm tiến độ do trục trặc kỹ thuật tại nhà máy Dung Quất gần đây cho thấy làm chủ công nghệ, ngay chỉ ở mức độ vận hành suôn sẻ những công nghệ nhập từ nước ngoài, vẫn còn lắm gian nan.

Tại sao người Việt Nam không bước lên được quỹ đạo mà người Hàn Quốc đã ung dung trên đó từ cách đây bốn thập kỷ?
Hàng trăm đề tài được nghiệm thu xuất sắc về chế biến quặng ilmenit để tạo ra bột TiO2, zircon... , vẫn nằm trong ngăn kéo. Trong khi đó, qua chuyến khảo sát gần đây tại Bình Thuận, nơi dự kiến có lượng ilmenit và zircon đến hơn 6 triệu tấn, chúng tôi được xác nhận rằng cách có lời nhất là bán ilmenit sơ chế thô (qua khâu tuyển trọng lực) cho Trung Quốc, rồi mua lại của họ các thành phẩm chế biến tiếp theo.
Cần phải nhận dạng cho đúng tại sao chúng ta thất bại, không làm chủ được công nghệ trong rất nhiều ngành công nghiệp. Việc này sẽ giúp chúng ta đi dúng quỹ đạo công nghiệp hoá – hiện đại hoá, để không sa lầy vào cái “bẫy thu nhập trung bình”. Nhưng cho dù có những thất bại vừa qua, chúng ta không được phép hạ cái khẩu hiệu “khoa học – công nghệ là then chốt” xuống trong khi rất cần trưng nó lên để hoạch định một ngành công nghiệp hướng đến thương hiệu quốc gia dựa trên lợi thế tài nguyên thiên nhiên của mình.

***

Có tài nguyên không thể không khai thác. Nhưng không vội, không vơ vét, vì còn phải dành cho con cháu mai sau, và vì phải có đủ thời gian để học làm chủ công nghệ. Nhất quyết không bán rẻ tài nguyên cho nước ngoài.
Cát đen không những chỉ chứa TiO2, monaxit, đất hiếm mà trong đó còn có zircon, từ đó làm ra hợp kim zircaloy cho vỏ thanh nhiên liệu trong nhà máy điện hạt nhân, còn có thorium, nguồn nhiên liệu tương lai có thể thay thế cho uranium đang cạn dần. Vậy tại sao phải ra sức đào bới các đụn cát xinh xắn mà thượng đế đã dày công vun đắp để chắn sóng, che gió, để từ nước mưa chắt lọc ra những mạch nước mội ngay sát bờ biển... rồi đem cát đen ấy bán vội cho nước ngoài? Như thế đâu phải là công nghiệp hoá – hiện đại hoá!

Có người phản biện: “Các nước ngày nay giàu có chính là nhờ vơ vét tài nguyên để công nghiệp hoá trong hàng trăm năm qua, có còn gì dành lại cho con cháu họ đâu?” Xin thưa, ít ra họ cũng còn truyền lại khối tri thức khoa học – công nghệ khổng lồ làm của hồi môn cho con cháu.

Phạm Duy Hiẻn
Nguồn :
http://sgtt.com.vn/Thoi-su/Goc-nhin/122860/Viet-Nam-co-tranh-duoc-loi-nguyen-tai-nguyen.html

29 thg 5, 2010

Người Chết Như Nhau


Ngày hôm nay báo giới lề phải Việt Nam đồng loạt im lặng trước vụ việc chết người ở Nghi Sơn- Thanh Hóa.

Tuy nhiên một số báo vẫn tiếp tục khai thác vụ giết người , chặt đầu đã xảy ra trước đó mấy hôm tại Hà Nội.
Ngoài chuyện đi vào những tình tiết xoay quanh vụ giết người này, các báo còn ca ngợi các chiến sĩ công an đã nhanh chóng khám phá vụ án, bắt giữ hung thủ.
Dư luận từ ngoài đường đến công sở, trên các trang mạng trong nước hăm hở bàn tán về quan hệ tình ái của hung thủ Đức Nghĩa,về tư cách của nạn nhân Phương Linh, thậm chí là về những ông bố của nạn nhân, thủ phạm.
Vụ án hung thủ Đức Nghĩa gây xôn xao, thu hút dư luận bởi tính chất ly kỳ trong quan hệ tình ái và man rợ trong cách phạm tội. Các báo khai thác triệt để liên tục, ngay như Vietnamnet.vn một tờ báo tương đối có uy tín cũng tiếp tục đưa bài thứ 6 chung quanh vấn đề này.
Hung thủ Nguyễn Đức Nghĩa (đeo kính)

Bộ trưởng công an Lê Hồng Anh lập tức xuất hiện trước báo chí ngay sau 24 giờ vụ án xảy ra để khen thưởng các chiến sĩ công an có công phá nhanh vụ án, bộ trưởng nói rằng -“Đây là vụ án đặc biệt nghiêm trọng do tính chất dã man và xảo quyệt của thủ phạm. Tuy nhiên, với tinh thần kiên quyết đấu tranh chống tội phạm, chỉ sau gần 24 tiếng đồng hồ, các đồng chí đã bắt giữ được đối tượng gây án, làm ổn định tình hình dư luận trong quần chúng nhân dân”.
Sau khi khen ngợi, ông Lê Hồng Anh cũng nhấn mạnh rằng cần tiếp tục khẩn trương củng cố hồ sơ, sớm đưa đối tượng ra pháp luật.
Tinh thần trách nhiệm của ông Lê Hồng Anh cùng các chiến sĩ dưới quyền ông thực sự đáng khen nhiều nhiều như báo chí đã liên tiếp ca ngợi trong vụ tên Đức Nghĩa giêt người

Đáng buồn khi thấy ngành công an nỗ lực, nhanh chóng làm án vụ chết người này nhanh như vậy mà vụ chết người ở Nghi Sơn- Thanh Hóa đến giờ chưa thấy có tin tức gì rõ ràng ngoài bản kết luận mơ hồ của Công An Thành Phố Thanh Hóa. Đã thế một số báo còn tự gỡ bài đưa tin về vụ cháu bé Lê Xuân Dũng bị tử vong do đạn công an như vietnamnet.vn, dantri.com xuống biệt tăm không còn dâu vết
Chiếc xe của nạn nhân đã được Nghĩa đổi màu.

Một vụ án có người bị chết, thương nặng dù là tai nạn giao thông đi nữa còn phải có người bị liên can, trách nhiệm có tang vật, phương tiện. Vậy mà vụ này người chết rõ ràng do đạn của công an lại lăng yên chờ kết quả điều tra, đáng ra phải công bố tên tuổi người cầm súng, kết quả xử lý tạm thời, tang vật xử lý thế nào.
Chẳng lẽ đây là vụ án ‘’nhạy cảm’’ liên quan đến an ninh quốc gia cho nên mọi việc chưa thể công bố rõ ràng trong lúc điều tra.
Bản thông tin của văn phòng công an tỉnh ngoài điều tra vụ chết người còn hứa hẹn thêm là điều tra một số hành vi phạm tội khác.
Một số hành vi phạm tội khác mà CATH không nói rõ ở đây, nhưng chắc chắn những người dân tham gia phản đối giải phóng mặt bằng hôm đó sẽ run sợ khi nghe lời nói ấy của công an Thanh Hóa. Thông báo này hàm ý rằng nếu vụ cháu Dũng chết được làm rõ thì sẽ có nhiều tội danh khác của nhiều người dân khác được làm rõ. Không khó khăn khi nhận thấy hàm ý ở câu cuối cùng trong bản thông báo của công an tỉnh Thanh Hóa.
Bản tin đầu tiên của vietnamnet.vn đưa tình tiết này. - Đến khoảng 10h30 phút, trong lúc người dân đang xô xát với lực lượng chức năng, thì cháu Lê Xuân Dũng (12 tuổi), học sinh lớp 6, trường THCS Tĩnh Hải bị ngất. Một số người chạy đến cấp cứu, bất ngờ có hai phát súng nổ.
Chúng ta hãy nhớ kỹ rằng có hai phát súng nổ, xin nhấn mạnh hai tiếng nổ từ súng bắn ra. .
Chi tiết này phù hợp với các chi tiết mà bài báo đưa phần sau - Sau tiếng nổ đầu tiên, anh Lê Hữu Nam (43 tuổi) gục ngã ngay tại chỗ, máu chảy thành vũng. Phát súng thứ hai, đạn xuyên qua bàn tay phải chị Lê Thị Thanh (37 tuổi, ở thôn Trung Sơn), rồi trúng vào bụng dưới sườn trái cháu Dũng.
Cả ba người nhanh chóng được lực lượng chức năng đưa đi cấp cứu.


Trong khi đó bản thông báo của công an tỉnh Thanh Hóa nói rằng - Thấy tình hình phức tạp, một chiến sĩ công an trong đoàn đã rút súng để bắn cảnh cáo, cùng lúc đó số người quá khích xông vào giằng cướp súng, tiếng nổ xảy ra hậu quả…
Vậy câu hỏi đặt ra, chiến sĩ công an rút ‘’ để bắn cảnh cáo’’ đã bắn cảnh cáo chưa ? Nếu bắn rồi thì tất nhiên sẽ có hơn 2 tiếng nổ như báo đã mô tả.
Nếu chưa bắn thì lấy gì chứng minh chiến sĩ công an này chỉ rút súng để bắn cảnh cáo mà thôi. Nếu bắn rồi thì tiếng nổ ấy đâu ?
Khoảng cách giữa lúc người chiến sĩ công an rút súng và nhân dân gần nhau đến đâu.?
Thông báo của công an tỉnh Thanh Hóa không nói chính xác nhưng có miêu tả rằng. - các đối tượng quá khích dùng gạch đá ném vào ô tô. Hành động ném một vật gì đó vào mục tiêu nào đó thường ở khoảng cách từ vài mét trở nên. Nếu ở sát gần người ta theo tự nhiên sẽ đập chứ không dại gì ném để văng lại vào mình hay ném nhấm vào người của mình.

Vậy là từ khi chiến sĩ công an rút súng đến lúc người dân lao vào giằng co có một khoảng cách , một thời gian. Có hai phát nổ , hai viên đạn gây thương tích và chết người từ súng của người công an này. Hành động anh ta rút súng, súng của anh ta nổ ra đạn chết người hiển nhiên là có. Còn anh ta có ý định rút súng để bắn cảnh cáo không thì chưa rõ, vì chưa có phát đạn cảnh cáo xẩy ra. Hay khoảng cách lúc anh rút súng thì người dân đứng ngay sát đó cho nên anh không kịp bắn cảnh cáo ?

Anh chiến sĩ này mới ra trường, chưa công tác nhiều, chưa nhiều nghiệp vụ và kinh nghiệm để đến nỗi đó sao.
Anh ta tên là gì, cấp bậc gì, bao tuổi ?
Anh ta đươc phép mang súng ngắn, súng có nạp đạn, đến một nơi đang có xô xát gay gắt.
Anh ta không thể là người mới ra trường hay sĩ quan cấp thấp được. Phải có kinh nghiệm, bản lĩnh đối phó với bạo loạn , anh mới được trang bị súng và đạn thật đến hiện trường. Còn các chiến sĩ trẻ, cấp thấp thì chỉ có dùi cui, lá chắn cùng lắm là thêm bình xịt hơi cay mà thôi.

Điều nữa cần làm rõ là khi đạn thoát ra khỏi nòng súng, khẩu súng đang trong tay công an hay tay người dân quá khích đã cướp được. Chắc không phải dân cướp được về tay mình rồi làm súng nổ. Vì nếu vậy sẽ có một bản thông báo rõ ràng của công an tỉnh TH dân cướp súng tự bắn nhau, báo chí sẽ đăng tải ầm ĩ là dân cướp súng công an rồi tự làm súng nổ gây chết dân. Giật gân thế tha hồ mà khai thác đâu đến nỗi im lặng gỡ bài như bây giờ.?

Mong cho hương hồn của cô gái Phương Linh ít nhiều cảm thấy khuây khỏa khi thấy trên trần thế các chiến sĩ công an từ bộ trưởng đến chiến sĩ đã khẩn trương làm hết trách nhiệm tìm cho được kẻ thủ ác, họ còn đang miệt mài, tận tâm trên những dặm đường xa để tìm lại những phần thân thể của cô.
Cả nước thương cảm cô và nguyền rủa kẻ gây tội ác, báo chí miệt mài quan tâm đến cô, gia đình cô và không ngừng cất tiếng lên án kẻ gây ra cái chết của cô. Tội ác là không thể dung thứ, nhất là những tội ác dã man. Bởi đặt tình yêu vào cuôc tình lắt léo lắm mối, vào một kẻ tàn ác khiến cô phải từ giã cuộc sống, từ giã tuổi thanh xuân. Cô sống trong một gia đình thành thị, bố cô là cán bộ công an, cô được ăn học, có việc làm, cô có người yêu mới, cô đến nhà người yêu mới của người yêu cũ quan hệ tình dục trên bộ váy trắng mua ở shop thời trang Sài Gòn trên chiếc xe tay ga đắt tiền để rồi phải bỏ mạng vì tên sát nhân cuồng loạn.
Xã hội tức tưởi cho cô chết vì oan khuất. Từ chính quyền đến nhân dân ai cũng xót xa cho cô. Căm hờn tên giết người máu lạnh.
Ở dưới suối vàng, cô có thấy một em bé trai nhà quê bé nghèo, bố mẹ là dân cày, mặc chiếc quần đùi cũ kỹ, cái áo phông sờn mà ở thành thị chúng ta chưa chắc đã làm giẻ lau nhà. Em bé ấy cũng chết ngay tức khắc, chết tươi, chết lúc còn nở nụ cười hồn nhiên trên môi bởi một phát đạn từ súng của công an ( nghe nói là cướp cò).
Xin cô hãy bao bọc em ấy , đừng phân chia thành thị với nông thông, giàu với nghèo, con cán bộ công an hay con của nông dân. Bởi khi phải từ giã cõi đời , nên bình đẳng và bác ái với nhau. Chỉ có những người đang sống mới cư xử phân biệt giữa con người với con người, với cả người chết thế này, người chết thế kia. Mong sao dưới cõi âm cô và em Dũng thân ái trong tình chị em. Không như chúng tôi, những người đang sống trong cõi trần thế vinh quang, cao cả đầy lý tưởng này

KHI CÁC TỶ PHÚ TỰ NHẬN LÀ ĐẠI DIỆN GIAI CẤP VO SẢN

Trong bài “Thái lan: Khi những con quỷ đỏ giả vờ khoác áo dân chủ” đã trình bày để bạn đọc nhìn nhận về xu hướng communism của phong trào Áo đỏ, hay với tên gọi chính thức của nó là Mặt trận quốc gia Dân chủ chống độc tài (tên tiếng Anh National United Front of Democracy Against Dictatorship – UDD) mà người đứng đằng sau hậu thuẫn về mọi mặt đặc biệt là tiền bạc là cựu Thủ tướng Thái lan đang lưu vong ở nước ngoài Thackshin Shinawatra.

Chaikrua, tổng thư ký UDD mặc áo đỏ với chữ “Giai cấp vô sản”

Dẫu bây giờ là thế kỷ XXI, khi mà chủ nghĩa Marx-Lênin đã bị xã hội loài người vứt vào sọt rác, kể cả ngay tại các nước cộng sản cũ còn sót lại như Trung quốc và Việt nam người ta cũng rất hạn chế, hoặc chỉ lấp lửng và ít khi nhắc lại một cách rõ ràng những vấn đề như mang tính nguyên tắc là đấu tranh giai cấp, bạo lực cách mạng. Vậy mà những điều tưởng như đã đi vào dĩ vãng ấy đã được ông Thackshin một tỷ phú truyền thông với tài sản khoảng 4 tỷ đô la mang ra lau bụi, đánh bóng và sử dụng lại để lừa dối tầng lớp những người lao động nghèo ở Thái lan.

Ông Thackshin và thuộc hạ của ông ta là những chủ tư bản kếch xù với những khối tài sản khổng lồ giá trị hàng tỷ đô la của cá nhân, họ đã tự chọn cho mình mình là đại diện của giai cấp vô sản của nước Thái lan (!?).
Với mục đích sử dụng khối quần chúng đông đảo gồm những người lao động tay chân, nghèo khó ít học để tham gia đấu tranh cho sự công bằng và dân chủ trong xã hội Thái lan hôm nay. Dưới sự lãnh đạo của ông Thackshin đã chủ trương biến sự đòi hỏi dân chủ hiện tại phù hợp với luật pháp Thái lan bằng một cuộc đấu tranh giai cấp nhằm xóa bỏ giai cấp thượng lưu nhằm thiết lập một chế độ dân chủ của giai cấp vô sản (ระบอบประชาธิปไตยแห่งไพร่)


Điều này nói ra có thể không ai tin, nhất là những người đã từng sống dưới chế độ cộng sản như người Việt nam chúng ta bởi bài học của việc áp dụng CNCS ở Việt nam đã gây nên bao đau thương của chiến tranh và sự nghèo đói.
Nhưng xin khẳng định 90 % người lao động nghèo khổ (lực lượng hậu thuẫn cho phong trào CS Thái lan trước kia và phe Áo đỏ hiện nay) ở các tỉnh miền Bắc và Đông bắc Thái lan tuyệt đối tin tưởng điều này, họ nghĩ rằng nếu tiến hành một cuộc đấu tranh giai cấp, xóa bỏ tầng lớp trên (Hoàng gia) họ sẽ có một cuộc sống tốt hơn và dân chủ hơn.
Đó chính là sự ranh ma của ông Thackshin đã học được từ những người cộng sản, đó là ông Thackshin và thuộc hạ đã biến sự đấu tranh đòi hỏi dân chủ của quần chúng thành một cuộc đấu tranh giai cấp mang màu sắc cộng sản dưới sự lãnh đạo của ông ta, một tỷ phú đang sống lưu vong để trốn tránh một bản án về tham nhũng của Tòa án tối cao Thái lan. Mà ai cũng biết ông Thackshin là một người Thái gốc Hoa, theo các nguồn tin đáng tin cậy cho rằng cơ quan an ninh Thai lan cho biết cựu Thủ tướng Thackshin có mối quan hệ chặt chẽ với Trung quốc, một nhân vật cao cấp của đảng CSTQ có tên Yiang Bian là cố vấn đặc biệt của Đảng Thairakthai tiền thân của đảng Puathai đảng đối lập hiện nay của Thái lan. Theo đánh giá đảng của ôn Thackshin có khả năng quay trở lại nắm quyền lãnh đạo trong một cuộc bầu cử tương lai không xa bởi sự ủng hộ của người nghèo.

Phaiphna lãnh tụ phe áo đỏ đại diện cho g/c “vô sản” nhưng vàng đeo đầy người(!?)

Từ Thái lan trở lại Việt nam, trước kia những người cộng sản Việt nam khác với ông Thackshin bây giờ là động cơ thúc đẩy họ đi làm cách mạng vô sản, dựa vào quần chúng lao động bần hàn vì khi ấy họ nghèo khó.
Nhưng ngày nay những người nhân danh vô sản đó đã trở thành đại diện của giai cấp vô sản thì lại giống ông Thackshin ở chỗ họ là những kẻ giầu có, tiền bạc như núi ai ai cũng thuộc dạng tỷ phú đô la. Và cũng như ông Thackshin các nhà lãnh đạo Việt nam tuy giàu không kém nhưng vẫn cứ ăn theo giai cấp vô sản, vào coi sự đại diện cho quần chúng và nhân dân lao động là cái vỏ bọc để dẽ bề kiếm ăn và làm giàu.

Năm 1848 C.Mác và Ph. Ăng-ghen nêu lên trong Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản với khẩu hiệu “Vô sản toàn thế giới liên hiệp lại” với hy vọng bằng học thuyết của mình giai cấp vô sản sẽ đoàn kết để đào mồ chôn CN Tư bản xây dựng một xã hội cộng sản không giai cáp.
Đến ngày nay lời phát biểu đó đã đi vào dĩ vãng, bởi đã hết cái thời lợi dụng giai cấp vô sản, tầng lớp cùng khổ để cướp quyền lãnh đạo quốc gia, vì với chế độ dân chủ chính quyền đi ra từ lá phiếu bầu cử của công dân, mọi người chỉ một phiếu bầu như nhau bất kể người giàu hay kẻ nghèo.
Theo khẩu hiệu của C.Mác và Ănghen, giá bây giờ cho giai cấp vô sản toàn thế giới tập hợp lại thì cũng chỉ để ăn nhậu hưởng lạc cho vui vẻ, khổ nỗi họ lấy đâu ra tiền bạc để mua vé máy bay đi đến nơi C.Mác và Ănghen hẹn họ.

Nhờ có cái CNCS của hai ông “Tây theo ta”, bây giờ đại diện của giai cấp vô sản đã đổi đời, họ không còn là những kẻ vô sản đúng nghĩa của nó. Bởi vậy chắc có lẽ chỉ có đại diện giai cấp vô sản của mấy quốc gia cộng sản cũ mà họ còn nhân danh đó là những tỷ phú đô la như Hồ Cẩm Đào và thuộc hạ ở Đảng CS Trung quốc, Nông ...và thuộc hạ ở Đảng CS Việt nam, Fidel và thuộc hạ ở Đảng CS Cu ba, và cha con họ Kim ở Bắc Triều tiên và nay có thêm ông Thackshin vốn đã là tỷ phú ở Thái lan, nhờ có cái mác tỷ phú đó thay cho giấy phép để kiếm cớ đi ăn theo. Đến giờ câu khẩu hiệu trên của C. Mác và Ănghen phải đổi thành “Tỷ phú trên toàn thế giới liên hiệp lại”mới phù hợp.

Đúng như có người đã từng nói đại ý: “Cách mạng vô sản dựa vào quần chúng lao khổ là biện pháp dễ dàng và nhanh chóng nhất cho những kẻ vô học bất tài, hòng tiến tới giành lấy cái ghế quyền lực, điều hạn chế duy nhất của nó đó là hành động lừa gạt nhân dân mà những kẻ còn có đạo đức và lương tâm không bao giờ dùng nó”.

Nhưng chiếu theo kiểu thực dụng như Đặng Tiểu Bình nói về con mèo trắng mèo đen, thì cứ bất kể giá nào những kẻ hân danh cộng sản cũng dám làm mọi thứ để được làm đại diện của giai cấp vô sản. Dẫu có phải diệt chủng cả dân tộc mình, giết hại gần hết những người đồng chí tin cậy của mình với các cuộc Cải cách ruộng đất, Cách mạng văn hóa v.v.. với kết quả hàng triệu người đã bỏ mạng vì cái chủ nghĩa quái gở này mà những người cộng sản đã làm trong quá khứ, với hậu quả của nó thì như ai cũng biết, đã trở thành một nỗi kinh hoàng trong lịch sử của nhân loại.

Hỡi những người bạn Thái lan, những người bạn lao động nghèo khổ của vùng miền Bắc và Đông bắc Thái lan, xin các bạn hãy tỉnh táo, đừng để ông Thackshin đưa đất nước Thái lan của các bạn đi theo vết xe đổ của Liên xô, Trung quốc và các nước trong phe XHCN mà nhân dân Việt nam chúng tôi cũng đã từng là nạn nhân. Mà hậu quả khi núp bóng giai cấp vô sản, khi họ lợi dụng được chúng ta giành được quyền lực họ sẽ quay lại coi chúng ta là kẻ thù của họ. Mọi lời hứa với nhân dân khi trước đều bị vứt bỏ thay lời hứa “Xây dựng một chính quyền của dân, do dân và vì dân” khi có quyền lực họ sẽ cho các bạn một “Chính quyền của ông, do ông và vì chúng ông” như ở Việt nam chúng tôi hôm nay. Cái mà các bạn đang có hôm nay là giấc mơ của nhân dân Việt nam chúng tôi, đó một đất nước dân chủ và giàu mạnh như đất nước Thái lan đã có, cái đó phải ít nhất 50 năm nữa nếu các bạn đứng im thì Việt nam chúng tôi mới đuổi kịp.

Sao các bạn không biết trân trọng những cái mình đang có mà nhẹ dạ để những kẻ vô đạo đức, nhẫn tâm lợi dụng và lừa dối. Hãy đoàn kết, xiết chặt tay nhau và tự hào vì đất nước Thái lan của các bạn có một ông Vua hết sức tuyệt vời, người Cha của toàn thể các dân tộc Thái lan. Quốc ca Thái lan có câu mở đầu ” Đất nước Thái là máu thịt của người Thái, là nhà nước dân chủ, của nước Thái của mọi thành phần”, mà điều đó đã đang là sự thật trên đất nước các bạn.

Xin tặng các bạn Thái lan câu nói quen thuộc, là bài học nhớ đời của người Việt nam chúng tôi đã được thời gian chứng minh, đó là “Đừng nghe họ (những kẻ đại diện g/c vô sản nói)nói, hãy nhìn xem những gì họ làm”

Không cần suy nghĩ nhiều, chỉ cần nhìn ông cựu Thủ tướng Thackshin, sau 6 năm nắm quyền Thủ tướng tài sản cá nhân đã có thêm khoảng 2 tỷ đôla. Có bao giờ bạn có tự hỏi mình rằng thế họ lấy đâu ra không mà lại tin theo họ nói rằng “Tôi giàu rồi tôi không tham nhũng”?

Đừng quên rằng đồng tiền và quyền lực có sức mạnh tha hóa con người ghê gớm, nó có thể biến người tốt thành kẻ xấu, có thể biến người có lương tâm trở thành kẻ khốn nạn, các đảng viên cộng sản vì nó mà thoái hóa biến chất, vì quyền lực mà thành những kẻ bán nước cho giặc cũng có.
Ở Việt nam chúng tôi khi mà những người tự nhận là đại diện của giai cấp vô sản, của quần chúng nhân dân lao động khi tham nhũng thỏa thuê để trở thành những tỷ phú là như vậy đấy.


Nguồn :clbnhabaotudo.wordpress.com

Vay nợ ư? lo gì, con cháu tài giỏi hơn sẽ trả!


"Tính thế nào cũng rẻ hơn vé máy bay"
Mới đầu hè trời đã nóng nực, dân Hà Nội, dân TPHCM đổ mồ hôi hột chen chúc đi lại trên đường mà vẫn lo ngay ngáy: sợ cúp điện ngang xương, sợ đường tắc, sợ thịt lợn tai xanh, sợ bụi bặm ô nhiễm và sợ ngập lụt dù trời nắng to...
Thì đấy, TP. HCM nóng 40 độ mà dân vẫn ngụp lặn đó thôi, nguyên nhân thì biết rồi, khổ lắm, nói mãi, là do triều cường.

Nhưng dù sao cũng có cái để mà quên đi đủ thứ lo âu trước mắt: Chính phủ đã có một "món quà" bất ngờ dành tặng cho Quốc hội, cũng có nghĩa là sẽ tặng cho toàn dân: Giấc mơ đường sắt cao tốc.

Đương nhiên, nếu ta có đường sắt cao tốc hiện đại nhất thế giới thì khi muốn ra biển hóng gió để trốn nóng ở các thành phố lớn tiện lợi biết bao, nhất là chẳng ảnh hưởng gì mấy tới công việc cũng như tới hòa bình thế giới.
Này nhé, thay vì phải chen chúc trong nội đô, ta có thể chơi sang gấp nghìn lần, hết giờ làm thì đi đường sắt cao tốc vào... Thanh Hóa ăn ghẹ, ăn tôm, ...rồi lại về Hà Nội đi làm "một ngày như mọi ngày". Dịp cuối tuần thì có thể vi vu sáng Hà Nội - trưa Đà Nẵng - tối TPHCM, khỏi lo tắc đường, khỏi lo ông điện lực cúp điện ngang xương, khỏi lo bụi bặm!
Nói thì nói thế thôi, bình tâm mà nghĩ lại thì phân vân không biết đồng lương của mình có đủ mua vé tàu cao tốc hiện đại nhất thế giới để chơi ngông như thế không. Có lẽ, chúng ta sẽ chầu rìa quanh vại bia cỏ để nghe kể về cái thú đi tàu cao tốc như nghe kể chuyện cổ tích Andecxen. Mà như thế cũng đã lãng mạn lắm rồi vì mãi 20 năm nữa mới có tàu cao tốc hiện đại nhất thế giới cơ mà.

Giấc mơ nào rồi cũng phải tỉnh giấc và khi đã tỉnh táo hơn một chút thì câu hỏi khó chịu chợt nảy sinh: Vì sao "họ" lại nhiệt tình với đường sắt cao tốc hiện đại nhất thế giới đến thế nhỉ? Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính - Ngân sách Phùng Quốc Hiển có ngay đáp án: "Đây là dự án đón đầu, có tầm nhìn xa. Năm 2030, khi dự án đi vào hoạt động, thu nhập người dân sẽ khác, có thể là 3.000 USD/người chứ không phải 1.000 USD như bây giờ. Vì thế, nếu tính giá vé đường sắt cao tốc, phải tính bằng thu nhập lúc đó. Tính thế nào cũng vẫn rẻ hơn vé máy bay!"

Đúng là tâm huyết của bố mẹ cho tương lai của con cái giống như dự tính vay bà con lối xóm để xây một ngôi nhà đẹp và mốt nhất cho đứa con hôm nay còn đang bập bẹ i tờ. Liệu đứa con này 20 năm nữa có thích ở ngôi nhà mà bố mẹ nó hôm nay cho là đẹp, là vô cùng cần thiết không, nhất là khi chính nó phải trả nợ cho ngôi nhà đó?

Chưa biết kết cục ra sao, chỉ thấy Quốc hội chia làm hai phe rõ rệt, với những phát ngôn xứng đáng xếp hạng ấn tượng tuần này.

Cứ đồng ý chủ trương đi, lợi hại tính sau!
Trước tên hãy thử điểm danh những nhân vật đình đám của phe ủng hộ. Bộ trưởng Giao thông - Vận tải Hồ Nghĩa Dũng bảo chọn phương án hoành tráng nhất, làm đường sắt cho tốc độ 300 km/h dù chỉ chở được hành khách vì "muốn đi ngay vào hiện đại". Cứ theo cách suy luận này thì phải rút ra kết luận như sau: Những nước có đường sắt tốc độ 200 km/h (hình như chiếm đa số!), để người và hàng hóa có thể cùng du hành, dứt khoát là không hiện đại! Sự lựa chọn của họ dứt khoát là không khôn ngoan như chúng ta rồi.
Hoàn toàn đồng cảm và chia sẻ quan điểm này với Bộ trưởng Hồ Nghĩa Dũng, Thứ trưởng Ngô Thịnh Đức "xui" các ĐBQH hãy cứ thông qua chủ trương rồi Chính phủ sẽ chuẩn bị báo cáo khả thi phân tích hiệu quả kinh tế, phương án huy động vốn, chi phí, giá cả...
Theo lời ông Đức thì "Bố mẹ chưa đồng ý cho con cái cưới vợ thì chưa thể bàn những việc cụ thể". Chà, chuyện cưới hỏi chỉ ảnh hưởng đến quan viên 2 họ và nếu 2 họ có chủ trương cưới vợ cho con thì cũng căn cứ trên tuổi hôn nhân hợp pháp mà thôi, phần cơ bản còn lại thì cũng phải hỏi con: mày thích lấy ai? Có thích lấy đứa A con ông B hay đứa C con bà D không?
Nhưng xây đường sắt cao tốc lại là chuyện quốc gia đại sự, so sánh với nhau đã khập khiễng rồi. Cứ giả sử so sánh của ông Thứ trưởng Đức là đúng, thì thử hỏi có gia đình nào cưới hỏi mà lại vay từ A đến Z, nhà nghèo nhưng lại muốn làm đám cưới cỡ đắt ngang kỷ lục thế giới không? Hẳn nhiên câu trả lời sẽ là không.

Tần Thủy Hoàng không quyết liệt thì không có Vạn lý‎ trường thành!
Bộ trưởng Tài chính Vũ Văn Ninh thì ví việc xây đường sắt cao tốc như một gia đình xây nhà, nếu không đủ thì phải đi vay. Ông trả lời chắc nịch rằng "thời gian vay nợ nhiều của đường sắt là sau năm 2020, nhưng lúc đó nguồn lực kinh tế của ta sẽ khác. Bình quân đầu người của chúng ta bây giờ mới là 1.200 USD, nhưng dự tính trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, bình quân thu nhập đầu người của chúng ta năm 2020 là trên 3.000 USD". Sao thế nhỉ? Cứ theo hứa hẹn của bộ trưởng Ninh thì kinh tế Việt Nam 10 năm tới phải tăng trưởng với tốc độ hết sức phi mã là 10%/năm, còn cứ mà chưa đến 6% như năm vừa rồi, hay 7, 8% như những năm sáng sủa thì cũng chịu thôi.

Còn rất nhiều lập luận ủng hộ dự án, nghe đâu là từ những ĐB của các tỉnh có đường sắt đi qua, hay những ĐB đã được mời đi tham quan hệ thống đường sắt hiện đại của những cường quốc. Nhưng độc đáo nhất sẽ là phát biểu của Giám đốc công an TP Hải Phòng Trần Bá Thiều:"Người ta cho vay thì mình cứ vay, có nơi cho vay là tốt quá. Cứ ý kiến ra, ý kiến vào. Nếu Chính phủ đã quyết liệt như vậy thì tại sao Quốc hội không ủng hộ Chính phủ? Tần Thủy Hoàng xưa nếu không quyết liệt thì làm sao để lại Vạn lý Trường Thành?".

Tần Thủy Hoàng mà nghe thấy so sánh này, không biết ông ta sẽ nổi giận đến mức nào? Ngày xưa ông làm Vạn lý trường thành, nào có phải để phục vụ những thượng khách VIP. Cái thời chiến tranh liên miên ấy, Vạn lý trường thành là tường thành vững chắc để nước Tần khỏi phải chịu họa từ phương Bắc thôi. Ai mà biết sau này lại có người vác tường thành của ông ra để lập luận như thế bao giờ?


Con cháu tài giỏi hơn chúng ta sẽ trả nợ?
Bàn chuyện xây đường sắt cao tốc là bàn chuyện đi vay, đã vay thì phải trả nợ. Lại là lời của Bộ trưởng Tài chính Vũ Văn Ninh: "Khi nào chạm mức an toàn là do mình lựa chọn thôi. Chính phủ đã lựa chọn giới hạn là 50% GDP, cũng tùy tiềm năng kinh tế mà có nước chọn mức cao hơn. Vấn đề là phải trả được nợ. Vay ít mà không trả được thì vẫn vỡ nợ như thường".
Phải công nhận bộ trưởng nói đúng quá, trả được thì vay bao nhiêu mà không được? Vấn đề là ai dám chắc sẽ trả được? Chưa có đường sắt cao tốc mà dư nợ của chính phủ đến cuối năm 2009 đã là 41.9% GDP, trước mắt thấy hàng loạt dự án "xa xỉ": nào quy hoạch Hà Nội 90 tỷ USD, điện hạt nhân 12 tỷ USD, giờ lại đường sắt cao tốc 56 tỷ USD, không hiểu phải lên đến bao nhiêu %?

Lại phải trích phát biểu của Phó Chủ nhiệm UB Pháp luật của Quốc hội Trần Đình Long: "Mai sau thế hệ con cháu tài giỏi hơn chúng ta sẽ làm thay". Nói dại, lỡ thế hệ con cháu không tài giỏi hơn thì phải làm sao nhỉ? Sao các bác, các chú cứ bắt con cháu phải là thiên tài như thế? Không chỉ phải tài cỡ đoạt giải Nobel mà phải có tài trả nợ thay cho các bác các cô các chú mà các bác các cô các chú lại chẳng cần biết con cháu có muốn hưởng thụ những gì các bác, các chú để lại không?

Hình như, đã muốn ủng hộ thì không khó khăn gì để đưa ra rất nhiều lập luận "tô hồng", toàn những nhận định về tương lai xa thật là xa, đến lúc đó chẳng may có sai thì cứ xuống suối vàng mà tìm các bác các chú để trách cứ thoải mái.

Cũng hơi băn khoăn chút, chẳng thấy truyền thông nhắc đến Bộ trưởng nào phản đối dự án đường sắt cao tốc cả? Tiếc quá, không hiểu Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn hay Bộ trưởng Bộ Lao động thương binh xã hội sẽ nghĩ gì, có lạc quan được như hai vị Bộ trưởng kia không?

Quốc hội sắp hết nhiệm kỳ bàn đề xuất của Chính phủ sắp hết nhiệm kỳ!
Chỉ biết, vẫn còn rất nhiều ý kiến phản biện mạnh mẽ không chỉ từ các ĐBQH mà từ rất nhiều các chuyên gia độc lập phân tích về hiệu quả kinh tế, tác động môi trường, tác động xã hội, thậm chí từ cả Nguyên Bộ trưởng Giao thông vận tải Đào Đình Bình.
Như Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Nguyễn Văn Thuận thẳng thắn gọi dự án đường sắt cao tốc là "xa xỉ, ăn chơi", rằng "Đời cha ăn mặn đời con khát nước. Không cha mẹ nào lại ăn vào phần con cháu. Không thể quyết một dự án lớn mà không biết bao giờ mới trả nợ được", rồi "Trách nhiệm của QH thế nào? Chúng ta đã ai tính đến bài học nợ của Hy Lạp chưa? Cả EU bây giờ phải cứu mà không biết có cứu được không. Chúng ta chấp hành ý kiến cấp trên nhưng phải căn cứ vào thực lực. Không thể quyết một dự án lớn thế này mà không biết bao giờ mới trả nợ được".

Ấy ấy, ĐB Thuận nói thế có "xui" cho dự án của quốc gia quá không nhỉ? Chưa gì đã dọa Việt Nam phải học bài học từ Hy Lạp. Không lẽ ông Thuận không tin tưởng vào thế hệ con cháu của ông sao? Nhưng nghĩ lại thì "thuốc đắng giã tật, sự thật mất lòng", Hy Lạp lao đao còn được EU cứu, không biết nếu Việt Nam lao đao thì ai sẽ cứu Việt Nam?

Xuất sắc nhất, tỉnh táo nhất và trúng vấn đề nhất phải là phát ngôn rất thẳng thắn của ĐBQH Dương Trung Quốc: "Sao chúng ta lại phải vội vã khi đây là những kỳ họp cuối cùng của Quốc hội sắp hết nhiệm kỳ, bàn về đề xuất của Chính phủ cũng sắp hết nhiệm kỳ?". Đơn giản thế sao không ai để ý nhỉ? Hay vì đơn giản nên chẳng ai cần để ý? Hay vì Chính phủ sắp hết nhiệm kỳ nên mới phải ép Quốc hội, với hy vọng Quốc hội sắp hết nhiệm kỳ sẽ "chặc lưỡi" thông qua. Chịu, chẳng dám kết luận gì, đành chờ xem quốc hội sắp hết nhiệm kỳ sẽ quyết thế nào vậy.

( Bài đăng ở nhiều trang nhưng đã rút xuống hết )
Theo.TTXVN

Nguồn : kinhtehoinhap.vn

28 thg 5, 2010

Súng bị cướp cò hay công an bắn thẳng vào dân ?

Sau hai ngày, 3 công dân của nhà nước XHCNVN bị bắn tại công trường khu dự án lọc dầu huyện Nghi Sơn, tỉnh Thanh Hóa. Người dân vẫn tụ tập rất đông trước cổng căn nhà hai tầng của chủ tịch xã Lê Trọng Hồng. Mặc dù tài sản trong ngôi nhà đã bị phá hết. Tất cả cây cảnh, bàn thờ ghế bàn bị đốt. Các đồ đạc trong nhà như: Tủ, bếp ga cùng nhiều thứ khác đều bị phá tan; nhưng người dân vẫn chưa hết phẫn nộ bức xúc

Anh Lê Hữu Nam bị chúng bắn ...


... rồi kéo anh lên xe sau khi anh bị bắn vào đầu ...như kéo xác con lợn dịch tai xanh chết lên xe rác đi thiêu hủy!!
Trước cái chết của cháu Lê Xuân Dũng và hai công dân chị Lê Thị Thanh, anh Lê Hữu Nam bị thương vì đã quên mình cứu trẻ em bất lực bị thương nặng trước họng súng của NCQCS. Hiện anh Nam trong cơn nguy kịch đang trong phòng cấp cứu cách biệt, sống dưới dạng thực vật đang được thở yếu ớt bằng bình Ôxy.

Được biết qua thông tin của người dân sáng ngày 25-5-2010 rất đông người bị thu hồi đất đai tại khu vực công trình lọc hoa dâu Nghi Sơn đã không được đền bù công bằng thỏa đáng kéo ra công trường ngăn chặn thi công.
Một số đàn ông thanh niên đã bị công an bắt đi còn số đông đàn bà và trẻ em vẫn kiên quyết đòi lại sự công bằng. Sau thời gian các cán bộ cộng sản tụ họp hội ý. Trong phòng họp của chúng nhân dân không biết họ đã có quyết định gì, nhưng sau cuộc họp chủ tịch xã Lê Trọng Hồng ra tại hiện trường, hách dịch buộc giải tán công dân và không ra một lời hứa nào bảo quyền lợi của nhân dân, nên người dân vẫn bám trụ tại công trình.

Theo sau chủ tịch xã là công an, cảnh sát cơ động 113. Chủ tịch xã sau khi ra lệch hạch sách nhân dân không kết quả. Nhân dân vẫn tiếp tục cản trở thi công đòi quyền lợi nên bị công an đấm đá túi bụi. Cháu Lê xuân Dũng có mặt tại đó bị công an đấm trúng người đã ngất xỉu. Tên chủ tịch xã Lê Trọng Hồng sau khi hạch sách bằng lời không nổi quay mặt đi, trước khi đi ông còn ra lệnh miệng rằng : “Ai cản trở thi công thì bắn tôi chịu trách…” .

Chị Lê Thị Thanh thấy cháu Dũng ngất lịm chạy đến xoa cho cháu hồi sức thì ngay lập tức cảnh sát cơ động 113 đưa súng lên bắn vào người cháu Dũng và xuyên qua bàn tay chị Thanh trúng vào bụng. Một người đàn ông là anh Lê Hữu Nam nhìn thấy chạy vào bế thốc cháu bé định đưa đi cấp cứu miệng nói rằng:” Bay bắn thì bắn tao đây này chứ bắn chi thằng con nít !!!..”. Ngay lập tức một phát súng nổ xuyên mắt anh Nam qua một bên đầu, con mắt anh Nam lồi ra ngoài ngã gục tại trận.

Công an kéo anh Nam đưa lên xe cảnh sát. Nhìn vào hình ảnh người dân cung cấp đính kèm ta thấy cảnh công an kéo thân xác anh Nam bị thương đưa lên xe đi cấp cứu chẳng khác gì người ta kéo xác con lợn dịch tai xanh chết lên xe rác đi thiêu hủy!!


Dấu tích cây cảnh trước nhà của chủ tịch xã cháy khi xe máy bị đốt

Sau cái chết của cháu Dũng và hai người bị thương, người dân ở đây nhớ lại lời “ra lệnh” của chủ tịch xã Lê Trọng Hồng đã tuyên bố trước lúc ra về cùng nhưng viêc làm khuất tất của ông ta trước đây, nên nhiều người dân phẫn nộ chạy về nhà chủ tịch xã Lê Trọng Hồng để hỏi tội, nhưng khi tới nơi thì thấy ông chủ tịch xã bỏ trốn, bởi vì công an đã cho xe đến nhà chủ tịch xã để đưa gia đình ông cùng 2 két sắt tiền chạy trốn.
Người dân xông vào nhà đập phá bàn thờ như trên tôi đã nêu và các thông tin khác trên đài RFA cùng một số báo đã đưa tin.

Nhân dân đã có ý định đem xác cháu Dũng ra Trung ương ĐCS biểu tình. NCQ cộng sản không muốn bị bêu xấu nên cố tình tìm cách ngăn cản, gia đình cháu Dũng có bà cô đi tu cầu xin được chôn cất cháu, cùng tính mạng của những công dân bị bắt đang trong tay công an cộng sản vào sáng ngày hôm đó không biết sẽ ra sao, nên nhân dân đã đưa ra yêu cầu NCQ buộc phải thả 7 người bị bắt mới cho chôn cháu Dũng.
Hiện khi tôi viết bản tin này thì xác cháu Dũng đã được chôn cất.

Nguy cơ những người dân có bị bắt trở lại nữa hay không??? Đó là điều tôi đang lo lắng và búc xúc!!!..





Trong nhà của chủ tịch xã bị phá tan và đem vứt hết chỉ còn lại cái giường



Người dân vẫn tụ tập tại ngõ



Cháu Lê xuân Dũng bị bắn chết.



Máu ở hiện trường
Khi tôi tiếp xúc với một cán bộ công an thì cán bộ công an cho rằng nguyên nhân súng nổ gây thiệt mạng bé Dũng và bị thương 2 người là do nhân dân cản trở xô đẩy công an nên súng cướp cò. Như vậy hậu quả ai sẽ chịu trách nhiệm và ai phải vô tù đây.???

Kẻ bắn chết người vô tù???,Chủ Tịch xã vô tù ??? hay lại là những người dân phải chịu tội: “ chống thi hành công vụ”???. điều gì xảy ra chỉ có nhà cầm quyên cộng sản biết…
(Theo thông tin người dân cung cấp thi viên công an 113 bắn chết cháu Dũng và làm 2 người bị thương là đội trưởng đội cảnh sát cơ động, người này có mối quan hệ bà con với tướng Đồng Đại Lộc giám đốc công an tỉnh Thanh Hóa nên họ cũng đang rất lo sợ hiện có một người dân có cuốn phim quay được đoạn an bán người 9 (Bắn anh Lê Hữu Nam, ghi được cả lời nói ông chủ tích cho bắn nhưng họ không dám cung cấp)

Thanh Hóa ngày 27-5-2010
Hồ Thi Bich Khương thành viên khối 8406
Lược thuật chuyến đi Nghi Sơn ngày 26-5-201cùng muc sư Nguyễn Trung Tôn
Bài đăng trên :www.baotoquoc.com

Nguồn :
http://anhbasg.multiply.com/journal/item/2047

Văn bút nào tả xiết đây?

Một câu chuyện cực kỳ hi hữu và đau lòng đã xảy ra với người dân xã Tỉnh Hải, huyện Tỉnh Gia, tỉnh Thanh Hoá.
TĐT là người quê Thanh Hoá nên càng thấy thương tâm và đau xót hơn. Hu hu !


Nếu ai là người quê ở Thanh Hoá đều biết câu … nhất Xương, nhì Gia, thứ ba là Cống. Đó là câu cửa miệng của người Thanh Hoá thường nói khi kể về cái sự nghèo đói của quê hương mình. Nghèo khổ nhất là huyện Quảng Xương (có xã chuyên đi ăn mày), tiếp đó đến huyện Tỉnh Gia và sau đó là huyện Nông Cống.

Một bé trai đã chết và 2 người lớn bị thương vì trúng đạn, trong đó có một người bị thương nặng. Báo chí chưa dám đưa tin là súng của ai, ai bắn, ai ra lệnh bắn nhưng có thể hiểu sơ bộ rằng chắc chắn là súng là của công an, đã được công an rút ra khỏi bao, còn tại sao lại bắn và đạn lại găm vào người và làm chết dân thì phải ... hạ hồi phân giải.

Pháp luật Việt Nam đã quy định không phải ai cũng có quyền mang súng, những người được phép mang súng là những người đại diện cho chính quyền, họ không thể tuỳ tiện nổ súng được kể cả khi bắn vào tội phạm; nhất đó lại là việc bắn vào dân chúng, những người đang chưa ... “đồng thuận” với chính quyền địa phương và doanh nghiệp trong việc thoả thuận giá cả về đất cát của họ.

Những khẩu súng được mua bằng tiền thuế của dân, mua nhằm mục đích để trấn áp tội phạm, duy trì trật tự an ninh xã hội, bảo vệ tổ quốc … đã nhả đạn vào người dân vô tội.
Sự thật này cay đắng biết bao!

Với sự bất cẩn của những người sử dụng súng, sự thiếu trách nhiệm chỉ đạo của lãnh đạo chính quyền các cấp, trong vụ này sinh mạng người dân đã bị xem nhẹ và coi thường!
Sự thật này đáng sợ biết bao!

Vụ việc này có thể bị chìm xuồng hay được xử lý thích đáng thì cũng là một nỗi đau cho những người đọc bản tin này. Nhất là những người quê ở Thanh Hoá.
Tại sao lại không phải là ở địa phương khác chứ … Hix!

Chẳng cần phân tích nhiều lời thì ai cũng thừa hiểu rằng hiện nay chính sách giải phóng mặt bằng của đảng thiên tài và nhà nước vì dân của chúng ta tuy cực kỳ sáng suốt nhưng chưa theo kịp với thực tế. Từ bất cập này nảy sinh ra việc dân tình chống đối là việc dễ hiểu và cần phải có sự thoả thuận ở mức đa số dân chúng chấp thuận được, người cầm đồng tiền chi trả cho những người dân phải thấu hiểu và thông cảm với hoàn cảnh của những người bị mất đất đai thì mới có thể thuyết phục họ ... đồng thuận được.

Nếu dự án lấy đất làm sân bay, làm đường, trường, trạm … thì đành một nhẽ. Đây là dự án cho các doanh nghiệp làm kinh doanh. Đã là doanh nghiệp kinh doanh thì phải thoả thuận với dân mới là thoả đáng. Giá cả có thể thấp hoặc cao hơn thị trường. Doanh nghiệp có thể đầu tư hoặc bỏ cuộc để tìm nơi khác phù hợp hơn là chuyện bình thường. Đằng này chính quyền lại tiếp tay cho doanh nghiệp và đã dẫn đến sự việc là súng đạn dùng để bảo vệ nhân dân, nay lại bắn thẳng vào họ.
Văn bút nào tả xiết đây?
Trời đất nào dung tha cho những người có trách nhiệm đây?

Nếu chính sách không thoả đáng, người dân chống đối quá đi chứ! Chỉ có người nào ngu dốt hoặc thấp cổ bé họng mới không chống đối lại mà thôi! Người dân theo đảng thiên tài làm cách mạng vì hy vọng được chia 1 sào ruộng thì họ cũng sẵn sàng chết vì 1 sào ruộng của mình!

Đất đai của người ta bị trưng thu với giá từ trên trời ấn xuống, ngay sau đó một thời gian ngắn giá đất đã được nhà đầu tư bán ra, hoặc đất xung quanh khu vực đó đã chênh lệch gấp hàng chục, hàng trăm lần so với giá “được” đền bù. Của đau, con xót, người ta không phát khùng lên mới là chuyện lạ.

Ngay cả TĐT đây cũng đang lo sốt vó lên nếu khu dân cư, nơi mà mình có cái nhà đang ở tại nội thành TP Hà Nội, tự nhiên vào một ngày đẹp trời nào đó có một ông tên là bất động sản hay ông đại gia lắm tiền, nhiều của nào đó cắm đất, lập dự án!

Chẳng ai lạ gì chính sách giải phóng mặt bằng hiện nay cả, Nhà nước trưng mua với giá quy định, nói là thị trường nhưng từ khi soạn thảo văn bản đến khi áp dụng thì giá nó đã trượt đi tận đẩu tận đâu rồi! Tên dân đen nào chống đối thì chính quyền cho quân đội, công an đến cưỡng chế liền. Khi khu nhà chung cư, biệt thự, văn phòng cho thuê, siêu thị … mọc lên thì nhà đầu tư, doanh nghiệp lại bán cho dân chúng theo giá thị trường. Kết quả là đa số người dân đành phải nuốt quả đắng, bấm bụng, bịt mồm chuyển ra sinh sống ở những chung cư củ chuối (dột nát, bẩn thỉu và có thể sập bất cứ lúc nào) dành cho các hộ di dân ở vùng ven đô, ngoại thành trong tình trạng cái gì cũng thiếu thốn và mọi sinh hoạt trong gia đình bị đảo lộn.

Thật là đáng thương thay số phận của những người dân Việt Nam hiện nay!
Chẳng biết bao giờ đến lượt nhà mình bị giải toả đây!

P/S 1.

Nếu cái thằng VNN già dái, non hột đã gỡ bài xuống thì bài của VNN đã được đăng lại nguyên văn
ở đây
Báo Công an Thanh Hoá có bào chữa rằng do dân giằng co súng với công an nên đã làm cho đạn bay vào dân.
Tuy nhiên báo này không dám đăng là ngoài phát súng chỉ thiên còn có thêm bao nhiêu phát đạn nữa bay thẳng vào dân!
Ở đây có cả văn bản đóng dấu đỏ của công an Thanh Hoá.

Theo thằng VNN thì có 2 phát đạn bay thẳng vào dân, TĐT cũng nhận định rằng ít nhất phải có từ 2 phát đạn trở lên nã thẳng vào dân thì mới có thể làm 1 người chết và 2 người bị thương được.
Theo lẽ thường nếu 2 người tranh chấp 1 khẩu súng nếu có tiếng nổ phát ra thì cả hai đều phải buông tay hoặc ít nhất người giằng súng cũng phải buông tay. Vậy từ tiếng súng thứ hai, đạn tiếp tục bay thẳng vào dân là như thế nào?

P/S 2.

Và thêm một tin động trời khác nữa là
ban Giải phóng mặt bằng (một tổ chức đại diện cho Nhà nước, cho chính quyền và cơ quan chức năng các cấp thoả thuận với dân trong việc lấy đất của họ) thuê hơn 50 tên côn đồ đánh đập tàn nhẫn và doạ bắn bỏ dân đen bị mất đất vì họ chưa đồng ý với giá cả doanh nghiệp đưa ra (báo lề phải đăng tin)!

Thật đúng là không văn bút nào có thể tả được tình hình đất với cát này được nữa!

27 thg 5, 2010

Lan man chuyện giải phóng mặt bằng

Hôm nay sững sờ đọc tin trên báo

http://vietnamnet.vn/xahoi/201005/Ba-nguoi-bi-ban-tai-khu-kinh-te-Nghi-Son-912283/(Tin này đã bị tự ý đục bỏ)
3 người chết và bị thương tại khu GPMB Nghi Sơn
25/05/2010 22:03:16

Một vụ nổ khiến 3 người dân xã Tĩnh Hải chết và bị thương đã xảy ra khoảng 10h30 ngày 25/5/2010, tại khu mặt bằng Nhà máy Lọc hóa dầu Khu kinh tế Nghi Sơn, thuộc địa bàn xã Tĩnh Hải, huyện Tĩnh Gia, tỉnh Thanh Hóa.
Theo một số người dân chứng kiến vào thời điểm nói trên có nhiều người dân tập trung ở khu mặt bằng Nhà máy Lọc hóa dầu Khu kinh tế Nghi Sơn để đòi quyền lợi được hỗ trợ hoa màu trên đất. Tại khu mặt bằng có chính quyền địa phương và lực lượng công an.

Vũng máu còn lại tại hiện trường.

Sau đó, đã xảy ra xô xát, bất ngờ người dân nghe thấy 2 tiếng súng nổ, rồi thấy chị Lê Thị Thanh bị đạn xuyên qua tay; em Lê Xuân Dũng, 12 tuổi; ông Lê Hữu Nam, hơn 40 tuổi (cả 3 người đều quê ở xã Tĩnh Hải, huyện Tĩnh Gia) bị trúng đạn gục tại chỗ, máu chảy lênh láng.

Nhiều người dân đã xúm lại để cấp cứu cho chị Lê Thị Thanh; em Lê Xuân Dũng và ông Lê Hữu Nam.

Lực lượng chức năng (trong đó có các cán bộ công an) đã đưa 3 nạn nhân lên xe ô tô đi cấp cứu.
Chị Lê Thị Thanh đang được các bác sĩ chăm sóc tại Bệnh viện Đa khoa huyện Tĩnh Gia.
Ông Lê Hữu Nam, bị thương rất nặng đang cấp cứu tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thanh Hóa.
Em Lê Xuân Dũng đã tử vong.

Ông Trần Văn Thực, Chánh Văn phòng Công an tỉnh Thanh Hóa cho biết: "Thời gian qua tại Khu kinh tế Nghi Sơn, Công an tỉnh Thanh Hóa đã huy động lực lượng phối hợp với chính quyền địa phương ra quân đảm bảo an ninh trật tự nhằm đẩy nhanh tiến độ thực hiện khu công nghiệp này.


Đặc biệt, ở xã Tĩnh Hải mấy ngày nay liên tục xảy ra việc người dân ra ngăn cản không cho các nhà thầu thi công Khu mặt bằng Nhà máy Lọc hóa dầu Nghi Sơn.
Sáng 25/5/2010, tình hình an ninh trật tự ở đây vẫn diễn ra lộn xộn nên chính quyền địa phương cùng với lực lượng công an đã có mặt để vận động quần chúng nhân dân giải tán đám đông nên việc xô sát đã xảy ra.

Hiện tại, chúng tôi mới chỉ nắm được thông tin có một học sinh bị chết, một người bị thương đang cấp cứu ở bệnh viện". Ông Thực khẳng định: “Hiện lãnh đạo công an tỉnh cũng đã xuống địa bàn xảy ra tai nạn để điều tra nguyên nhân vụ việc”.
Minh Anh

Nếu cứ thế này thì...Nhiều năm sau cụm từ '' giải phóng mặt bằng'' chắc chắn sẽ đi vào lịch sử Việt Nam như một điển tích đau thương. Cụm từ này sẽ khắc sâu trong lòng người dân nghèo Việt Nam không khác gì những cụm từ trong quá khứ khiến nhiều người còn sống phải lạnh mình khi nhớ lại như '' cải cách ruộng đất , cải tạo tư sản, tập trung cải tạo,hợp tác xã, bao cấp, xếp hàng, tem phiếu..''

Giải Phóng Mặt Bằng là một nét đặc trưng trong sự phát triển kinh tế Việt Nam ở những năm gần đây. Để công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước Việt Nam phải dành một số diện tích đất đai để làm hạ tầng cơ sở cho các nhà máy, khu công nghiệp, khu du lịch sinh thái, khu đô thị mới, đường sá, cầu cống...
Trong công cuộc đổi mới, phát triển hiện đại thì việc thu hồi quyền sử dụng đất để tập trung cho mục đích khác hiệu quả hơn là điều tất yếu. Đó là một việc làm đúng đắn mà bất kỳ quốc gia phát triển nào cũng phải trải qua.
Ở Việt Nam cũng vậy. Có điều khi thu hồi quyền sử dụng đất chưa nơi nào trên thế giới này cụm từ '' GPMB '' lại gây nhức nhối . nhiều nước mắt như Việt Nam.

Trước tiên phải nói những khó khăn trong việc GPMB là do tâm lý của người dân Việt Nam từ ngàn đời để lại, đó là tâm lý nông dân, làng xã. Một tâm lý coi trọng đất đai là máu thịt, nơi gắn bó, chôn rau cắt rốn, nơi trở về. Hàng bao đời nay mảnh ruộng, cánh cò, lũy tre, bờ đê, thảm cỏ đi sâu vào đời sống người Việt, được khắc họa bằng đủ loại hình văn hóa, nghệ thuật như ca dao, thơ, hò, vè , kịch...đất đai với người Việt vốn thuần nông gắn bó như máu thịt, như bộ phận trên cơ thể.
Sâu xa hơn nữa trong tiềm thức, tâm linh đó là một sự thiêng liêng đã nuôi nấng, sinh ra người nông dân. Phải xa quê hương, thoát ly, rời khỏi mảnh đất của mình đối với người nông dân là một điều bất đắc dĩ. Có những người đi xa quê hương gần hết đời người bên xứ lạ, khi chết vẫn thầm ước mong được chôn cất tại quê nhà. Với những trạng thái tâm lý, tình cảm ăn sâu từ đời này sang đời khác với đất đai, việc buộc phải chuyển đi nơi khác hay buộc phải từ giã canh tác, di chuyển nhà ở nhất là mồ mả là điều tối kỵ đối với người nông dân.

Khó khăn nữa lại thuộc về những người thực hiện dự án, từ những thiếu sót trong việc tuyên truyền, đền bù khiến người dân vốn đang bị tổn thương càng thêm phẫn uất.

Một anh bạn từng làm công tác giải quyết khiếu kiện về đất đai, đền bù đã buồn bã nói với tôi
- 80% dân khiếu kiện là đúng, chỉ có số ít chày bửa hay do thế lực bên ngoài kích động.Phải nhìn thực sự rằng có nhiều kẻ đã lợi dụng công cuộc hiện đại hóa, thu hồi đất, GPMB để toan tính trục lợi. Đó là điều hiển nhiên, con số này không những ít mà còn đông đảo.
Nhiều khu đất dùng làm nhà máy không sử dụng hết diện tích. Khi lập dự án những kẻ đầu tư cố tình vẽ cho thật rộng ra, rồi xây rào khoanh lại, một cái nhà xưởng vài chục công nhân sản xuất giấy ăn cùng lắm dùng đến vài ngàn mét vuông là quá đủ.
Nhưng vẫn cứ khoanh cả một diện tích bao la chủ yếu với mục đích chiếm giữ đất, sau này chia bớt, nhượng lại ăn chênh lệch cao gấp mấy lần vốn ban đầu bỏ ra. Việc đền bù 24 triệu 1 sào ruộng, san lấp rồi bán trao tay cho đầu tư Đài Loan 300 triệu 1 sào ở Mao Điền, Hải Dương khiến người dân phẫn nộ, những bà mẹ liệt sĩ phải cắn răng bê di ảnh của con mình đi khiếu kiện, phản đối trước hàng hàng, lớp lớp đủ các loại cảnh sát trang bị hầm hố như đánh trận.

Chúng ta thường thấy những hình ảnh quân đội, cảnh sát dàn quân như vậy chỉ có trong chiến tranh, trên phim ảnh. Thế mà ngày nay trên đất nước của mình đã sạch bóng quân xâm lược. Cớ sao súng ống, dùi cui, hơi cay , quân đặc nhiệm vẫn hàng ngày dàn trận trên khắp các vùng đất quê hương, chiến tranh đang xảy ra ư, chiến tranh với kẻ thù nào. Kẻ thù là những người đàn bà bê di ảnh con trai trong bộ quân phục, loang lổ vết ố của thời gian sao. Là những ông cụ , bà cụ già từng nuôi dấu cán bộ, là những người treo trong nhà hàng hà đa số những tấm bằng khen, ghi công trạng vì hy sinh cho đất nước có chủ quyền đó sao ?

Có câu chuyện tôi nghe kể, không rõ có phải thật hay chuyện đùa. Một trợ lý của một quan chức địa phương hiến kế lấy khu đất của dân làm khu biệt thự bán kiếm doanh thu cho địa phương( tất nhiên là có phần riêng cho những người tham gia và quyết định).
Quan chức nói - Làm thế dân nó kêu
Trợ lý- Mình đền bù theo giá quy định của nhà nước, đứa nào kêu được.
Quan chức.- Giá quy định có sát thực tế đâu, đền thế nó kéo nhau cả lũ biểu tình thì rách việc.
Trợ lý- Chúng mà kéo đông định gây áp lực, cứ khoác cho bọn thế lực thù địch đứng đằng sau xui dục chống phá, mưu hại đất nước. Cho quân đến dẹp hết là xong. Làm đúng quy định, biểu tình, khiếu kiện cái gì.

Câu chuyện nghe còn chua chát hơn cả thời thực dân, thời mà bọn lý trưởng, cường hào chôn rượu lậu để cướp đất người lương thiện. Có lẽ câu chuyện trên chỉ là một chuyện đùa trong dân gian, thế nhưng nghe vẫn chua xót vì thực tế không xa câu chuyện bao nhiêu.

Chúng ta thử điểm xem có bao vụ chống đối đền bù GPMB, bao người dân phải ra tòa vì tội '' chống đối, phá hoại đường lối chính sách, gây rối trậ tự cộng cộng, chống người thi hành công vụ''. Xin thưa có quá nhiều, hầu như tỉnh thành nào cũng có.
Cá biệt có những dự án ban đầu định lấy đất để chia lô xây biệt thự, xây nhà hàng kinh doanh, dân phản ứng thì thay đổi làm thành vườn hoa công cộng, di tích này nọ.
Xử sự như thế sao mà dân tin tưởng được. Sao mà không gây hoài nghi, ức chế trong lòng dân.
Vì chuyện GPMB mà nhân dân và cảnh sát đụng độ với nhau như kẻ thù. Bạo loạn cũng có, dân đi tù cũng có, dân thương tích cũng có, giờ cả trẻ em chết nữa như vụ Nghi Sơn này thử hỏi đến lúc cần phải nhìn nhận nghiêm khắc về những ẩn số đằng sau việc GPMB hay chưa.?

Người dân thường nghe những luận điệu của đài, báo là do dân thiếu thông tin, do dân không hiểu biết, do dân bị xúi dục, dân thế này, thế nọ. Có bao giờ chúng ta đặt câu hỏi là tại sao chính sách đúng của chính quyền mà hết năm này sang năm khác, nơi này sang nơi khác tình trạng chống đối, phản ứng, khiếu kiện việc GPMB vẫn xảy ra ngày càng gia tăng với mức độ trầm trọng. Phải chăng do chính quyền quá mềm mỏng, chính quyền thiếu công cụ hỗ trợ thông tin ..?

Vô lý, nhìn những vụ việc khi xảy ra mà xem. Chính quyền huy động đầy cảnh sát, quân đội vũ trang có vũ khí, công cụ đông gấp mấy lần dân khiếu kiện, đài báo lâu nhâu vào lên án, phê phán dân..
Hôm trước ở Cồn Dầu một cụ già chết, vì chuyện GPMB mà quan tài cụ thành vật tranh giành giữa chính quyền và nhân dân.
Hôm nay cũng vì GPMB ở Tĩnh Gia, Thanh Hóa mà máu người dân phải đổ do súng đạn, một trẻ em thiệt mạng. Đó là chưa kể bao người vì uất ức mà thành đổ bệnh.

Đã có bài học nào rút ra một cách công khai, thẳng thắn để rút kinh nghiệm GPMB giữa dân và chính quyền chưa. Hay cứ để một bên ỷ vào con bài '' thế lực thù đich'' để quy kết lấy cớ dùng bạo lực, một bên thì cứ đơn sơ theo cảm tính ông cha ngàn đời mà xông ra ngăn cản để hứng dùi cui, đạn nhận lấy nhà tù, thương vong, chết chóc.

Đất nước không còn bóng ngoại xâm mà máu người dân vẫn nhuộm đỏ đất quê hương để giành giữ. Đau đớn là chết do súng đạn, những thứ chỉ được dùng trong chiến tranh,cho kẻ thù.Bỗng nhiên tôi cảm giác rằng các thế lực thù địch mà nhà nước ta hay nói không xa xôi bên tận phương trời nào, không mơ hồ như cái tên nhóm nào đó tận đâu. Mà nó rõ ràng, hiện hiển ngay quanh tôi, ngay trước mặt mọi người dân.Khuôn mặt chúng mỡ màng mà ta hay thấy đâu đó hàng ngaỳ trên báo chí, trên truyền hình

Nguồn :http://nguoibuongio.multiply.com/journal/item/466

Cau Chuyen So Viet






















Bốn câu hỏi cho CN đường sắt Việt Nam


Đường sắt cao tốc không phải là khẩu súng kíp thời Cao Thắng để có thể chỉ cần nhìn rồi bắt chước mà làm được. Phải có một lực lượng kỹ thuật đủ khả năng lĩnh hội, đủ khả năng nghiên cứu để dân tộc có thể thông qua họ mà tự lực tự cường

Đường sắt cao tốc" nhất thiết phải là Shinkansen?
Trong khi Quốc hội Việt Nam vẫn chưa phê chuẩn kế hoạch xây dựng "đường sắt cao tốc" nối Hà Nội và TP Hồ Chí Minh, thì theo tờ Nikkei tiếng Anh của Nhật, ông Nguyễn Hữu Bằng, TGĐ Tổng công ty Đường sắt Việt Nam, đã "cầm đèn chạy trước ô tô", tuyên bố với tờ Nikkei là Việt Nam sẽ chọn Tập đoàn Sumimoto Corp, Mitsubishi Heavy, Itochu Corp và Kawasaki Heavy Industries Ltd để xây dựng đường sắt Shinkanken trị giá 56 tỷ USD
[1]. Tuyên bố này làm thế giới xôn xao.

Có nhiều loại "đường sắt tốc độ cao", trong đó Shinkansen của Nhật Bản không phải là loại duy nhất, mà chỉ là một trong những loại sang trọng nhất, tiện lợi nhất, và dĩ nhiên cũng... đắt tiền nhất.
Loại "High Speed Train" tốc độ cao nhất của Nhật hiện nay là loại MLX01 (JRMalew) đang giữ kỷ lục thế giới 581km/h. Ngoài loại "High Speed Train" này, người ta còn có nhiều loại "tàu tốc độ cao" khác, như Limited Express Train, Express Train, hoặc Special Express Train, mà tên gọi tùy theo tốc độ và số lượng ga dừng.

Cải tạo hệ thống đường sắt, trong đó đặc biệt quan trọng là xây dựng đường sắt tốc độ cao, là nhu cầu thực sự của Việt Nam hiện nay. Tuy nhiên, lạ nhất là những người chịu trách nhiệm soạn thảo chiến lược đã hoàn toàn đồng nhất "đường sắt cao tốc" với "Shinkanshen của Nhật Bản".
Bỏ ra 2/3 GDP để mua về hệ thống Shinkansen của họ thì đúng như giáo sư Davis Dapice đã nói, đó là: "Kim tự tháp của Việt Nam"
[2]. Chúng ta nên hiểu ý vị giáo sư này, kim tự tháp không chỉ là "biểu tượng" của sự "hoành tráng" một cách lãng phí. Đó còn là một trong những nguyên nhân tiêu hủy toàn bộ nguồn chất xám, máu và mồ hôi của nền văn minh Ai Cập cổ đại. Ngày nay, cư dân thành Cairo không phải là con cháu của những người đã dựng nên nền văn minh kỳ vĩ ấy

Xây dựng "đường sắt cao tốc" để có tầng lớp trung lưu?


Hệ thống đường sắt cao tốc của Shinkansen ở Nhật Bản (Ảnh: wordpress.com)

Việt Nam cần một hệ thống đường sắt tốc độ cao, tốc độ khoảng 100 km/h - 150 km/h - 200 km/h, không nhất thiết phải là hệ thống Shinkansen của Nhật, (không nhất thiết phải là Shinkansen của Nhật) để kết nối nội bộ trong các vùng kinh tế trọng điểm, đặc biệt là vùng Đồng bằng sông Hồng mà Hà Nội là trung tâm và vùng Đông Nam Bộ mà TP Hồ Chí Minh là trung tâm.
Lấy TP Hồ Chí Minh làm ví dụ: Việt Nam nhất thiết phải có những tuyến đường sắt cao tốc kết nối trung tâm Hồ Chí Minh với Biên Hòa (Đồng Nai), Thủ Dầu Một (Bình Dương), Vũng Tàu...sao cho mỗi cá nhân có thể di chuyển giữa các thành phố vệ tinh và trung tâm chỉ mất khoảng 1giờ.
Hệ thống đường sắt này cần đầu tư lớn, nhưng không cần đến mức 2/3 GDP. Và hơn thế nữa, nhu cầu sử dụng cũng lớn, hoàn toàn có thể tính toán được một cách dễ dàng. Nó không bị cạnh tranh quyết liệt bởi các phương tiện khác như xe máy, xe bus hay máy bay.
Về mặt hiệu ứng xã hội, hệ thống đường sắt này là một trong những điều kiện để xây dựng và phát triển tầng lớp trung lưu.

Theo kinh nghiệm đã thành công của Nhật Bản, việc lấy Tokyo là trung tâm với hàng chục đô thị vệ tinh xung quanh, đã định hình một thói quen cư trú và giao thông của tầng lớp trung lưu.

Theo kinh nghiệm đã thành công của Nhật Bản, việc lấy Tokyo là trung tâm với hàng chục đô thị vệ tinh xung quanh, đã định hình một thói quen cư trú và giao thông của tầng lớp trung lưu.

Đô thị trung tâm là nơi làm việc. Các đô thị vệ tinh là nơi để ngủ. Mỗi sáng, hàng triệu người di chuyển bằng đường sắt cao tốc (không phải là tàu Shinkansen) từ các đô thị vệ tinh vào thành phố trung tâm để làm việc. Bên trong đô thị trung tâm thì chủ yếu dùng đường sắt ngầm (Metro). Đến tối, người dân về các vệ tinh để ngủ.

Nếu Việt Nam áp dụng bài học này, giá mua, thuê đất và nhà ở đô thị trung tâm sẽ hạ nhiêt, ở các vệ tinh sẽ tăng lên, tạo ra trạng thái tương đối hài hòa, không cực đoan như hiện nay.
Cần có thêm nhiều đô thị vừa và nhỏ để tầng lớp trung lưu nhờ đó sẽ có tích lũy để tái đầu tư cho chính mình. Nền kinh tế và xã hội của đất nước sẽ được hưởng những lợi ích có tính chiến lược lâu dài từ sự tái đầu tư này của họ.


Hiện nay, không có đường sắt cao tốc nội bộ vùng, không ai có thể sống ở các vệ tinh mà có thể làm việc được đô thị trung tâm. Xe máy, xe bus, máy bay không thể đáp ứng nhu cầu này. Mọi người đều dồn hết về thành phố. Hậu quả là giá mua và thuê nhà, đất ở Việt Nam thuộc hàng "top" 10 trên thế giới, dù về kinh tế, chúng ta chưa vươn tới được hàng 100.

Với giá nhà, đất mua bán và cho thuê như hiện nay ở các đô thị trung tâm, những người được gọi là thuộc "tầng lớp trung lưu" phải tiêu phí hầu hết tiền mình kiếm được để thuê nhà. Còn mua nhà và xây nhà thì có lẽ thuộc về nhóm người "thượng lưu" hoặc một số ít ai đó "may mắn".
Họ hầu như không còn tích lũy để chăm sóc cho con cái một mức sống và một môi trường giáo dục tốt, cũng không còn tích lũy để tái đầu tư cho bản thân về mặt giáo dục và văn hóa. Nhu cầu "học tập suốt đời" là nhu cầu có tính khách quan của của tầng lớp này, nhưng không có cơ sở vật chất để thực hiện.

Xây dựng chiến lược đường sắt bằng các think tank(s)?
Nguồn tài chính của quốc gia, mỗi khi đầu tư, cần phải được xem là một cơ hội để phát triển năng lực của người Việt Nam.
Việt Nam nên xây dựng một tuyến đường mẫu, mời gọi nhiều nước phát triển cùng cạnh tranh, bắt buộc họ phải để cho lực lượng quản lý và kỹ thuật của ta cùng tham gia để học hỏi.
Tuy nhiên, đường sắt cao tốc không phải là khẩu súng kíp thời Cao Thắng để có thể chỉ cần nhìn rồi bắt chước mà làm được. Phải có một lực lượng kỹ thuật đủ khả năng lĩnh hội, đủ khả năng nghiên cứu để dân tộc có thể thông qua họ mà tự lực tự cường.

Việt Nam cần xây dựng các think tank(s) trong lĩnh vực công nghệ đường sắt, tích cực giao lưu với giới kỹ thuật trong ngành ở các nước phát triển, nghiên cứu học hỏi kỹ thuật cũ, phát kiến, cải tiến kỹ thuật mới, tiến tới tự mình xây dựng hệ thống đường sắt nội bộ vùng cho các vùng kinh tế trọng điểm.
Từ đó việc xây dựng tuyến đường kết nối các các vùng kinh tế địa phương này để tạo ra mạng lưới đường sắt quốc gia, chỉ còn là việc ngày một ngày hai.
Dĩ nhiên, đó không phải là mục đích cuối cùng của các tài năng trẻ ở nước Việt. Mà họ phải đi đến chỗ sáng tạo để cống hiến được kỹ thuật mới, chuyển giao nó cho thế giới. Đó là con đường duy nhất để kiến thiết danh dự cho dân tộc mình trước nhân loại. Họ cần ôm ấp và hiện thực hóa những giá trị tinh thần mới để để làm được điều đó.
Dĩ nhiên, trong một think tank về công nghệ đường sắt, nếu chỉ có các chuyên gia kỹ thuật là không đủ. Điểm yếu rõ nhất của chiến lược xây dựng hệ thống Shinkansen Nhật Bản mà chính phủ vừa trình Quốc hội là tách tư duy về giao thông khỏi tư duy có tính kinh tế, xã hội, văn hóa, và giáo dục, làm như thể những lĩnh vực ấy không liên quan gì với nhau trong thực tế. Chính phủ cần (ít nhất) một think tank trong đó các chuyên gia kỹ thuật là nòng cốt, được sự hỗ trợ của các chuyên gia xã hội học đô thị, kinh tế, kể cả quốc phòng an ninh, để hoạch định chích sách trước khi trình Quốc hội.
Các kế hoạch trình Quốc hội nhất thiết phải có báo cáo phân tích chiến lược kèm theo.
Và, tư duy chiến lược ngày nay phải vượt lên tư duy phân tích, đạt đến tư duy phức hợp, nhìn đất nước này như một cơ thể, chỉ cần một tế bào phát triển bất thường thì dẫu chưa thành ung thư vẫn có thể khiến toàn thân rệu rã, không nhìn đất nước như một cỗ máy mà tư duy cơ giới chia tách ra thành từng phần rời rạc.

Con đường nào để đi đến hiện đại?
Bộ trưởng Bộ Giao thông Hồ Nghĩa Dũng nói ông muốn làm ngay "đường sắt cao tốc" vì muốn "đi ngay vào hiện đại"
[3].
Nhưng, không có đường tắt để "đi ngay vào hiện đại".
"Đi tắt đón đầu" thì bài học "đại nhảy vọt" của Trung Hoa hiện đại vẫn chưa đủ sao?
Con đường đi đến hiện đại là con đường rải đầy chất xám, đầy mồ hôi và nước mắt của các dân tộc đã đến đích. Đó là con đường của vinh quang và cay đắng, không phải là con đường dành cho những dân tộc lười biếng trong hành động và dễ dãi trong tư duy.
Con đường hiện đại hóa không phải là con đường bằng phẳng. Chỉ có những dân tộc nào dám can đảm bước đôi chân trần lên những nẻo đường đầy chông gai của nó, vượt qua những sa mạc khổng lồ mà nó đi qua, leo những đỉnh núi "ngàn thước lên cao ngàn thước xuống" thì mới đủ tư cách trở thành một dân tộc hiện đại mà thôi.

Con đường nào đi đến hiện đại (Ảnh: wordpress.com)

Cựu thủ tướng Singapore Lý Quang Diệu, trong hồi ký "The Singapore story - from third world to first", đã kể rằng, khi đi thăm Mỹ năm 1966, ngay lúc Singapore mới bị bắt buộc phải tách khỏi Malaysia với vô vàn khó khăn, ông đã tuyên bố với các nhân vật quan trọng nhất của nước Mỹ rằng:
"Tôi đến đây không phải để cầm cái bát ăn xin"

Lý Quang Diệu dẫn dắt dân tộc Singapore "đi vào hiện đại" bằng tinh thần ấy, để rồi đến lúc về già, ông có thể kể cho hậu thế về "câu chuyện Singapore", câu chuyện của một đất nước "đi từ thế giới hạng ba đến thế giới hạng nhất" chỉ trong một thế hệ, câu chuyện khiến không ít người Việt phải thao thức vì được khai sáng một điều căn bản: "Trí tuệ lớn không thể sinh ra nếu thiếu lòng tự trọng. Và, con đường của những người hành khất không bao giờ là con đường thay đổi số phận".

Tôi cũng muốn nói thêm rằng, trong bối cảnh đang cần kích cầu như hôm nay, nếu chúng ta vay tiền là Nhật cho ngay thôi. Họ đang cần kích cầu cho những gã Sumo đang sắp ngã lăn quay của họ.

Hàng năm, ngành xây dựng Nhật báo cáo kinh doanh vào cuối tháng 5 đầu tháng 6. Mới đây, theo một bài báo tiếng Nhật của tờ Mainichi, hiện nay, Nhật có 4 đại gia ngành xây dựng là Kajima, Obayashi, Shimizu và Taisei, trong đó 3 đại gia đầu lỗ nặng, đang trong tình trạng "báo động đỏ", chỉ có Taisei có lãi nhưng triển vọng cũng mờ mịt.
[4]

Vay ODA của Nhật để xây Shinkanshen thì phải để cho công ty Nhật thầu mọi thứ. Việt Nam sẽ "tình nghĩa" bằng cách đi vay tiền của Nhật để kích cầu cho các công ty sắp phá sản của họ chăng?

Ông Nguyễn Bình Giang, TGĐ của cái gọi là Công ty Cổ phần Phát triển Kinh tế Tri thức, cho rằng cần phải có những dự án siêu lớn để bơm hàng trăm tỷ USD vào nền kinh tế, bất chấp hậu quả nhưng có thể tạo ra..."hiệu quả kinh tế xã hội rộng khắp"(?)
[5].
Ý nghĩ này của ông cũng giống sự ngông cuồng của một vị tướng đẩy cả đội quân của mình vào chiến trường khi mà chưa chuẩn bị xong lương thực, nước uống, thuốc men, súng đạn... cho binh sĩ, đến cả con đường vận chuyển những thứ ấy cũng chưa có. Ông tướng này không rơi đầu ngoài trận mới là lạ.
Các anh doanh nhân và kỹ sư trẻ của chúng ta, nếu may mắn, có thể được các anh doanh nhân và kỹ sư trẻ của Nhật thuê làm cửu vạn khuân vác gạch, đá, xi măng, sắt thép...để xây tàu. Chúng ta có thể tưởng tượng rằng đó cũng là một "hiệu quả kinh tế xã hội rộng khắp" để an ủi vậy.

Tham khảo:
[1] http://www.businessweek.com/news/2010-03-08/toyota-woes-prompt-hatoyama-to-be-technology-salesman-update1-.html
[2] http://tuanvietnam.net/2010-05-23-duong-sat-cao-toc-bac-nam-kim-tu-thap-cua-viet-nam-
[3] http://vietnamnet.vn/chinhtri/201005/Lam-duong-sat-cao-toc-vi-muon-di-ngay-vao-hien-dai-912240/
[4] http://mainichi.jp/select/biz/news/20100514ddm008020098000c.html
[5] http://vnexpress.net/GL/Ban-doc-viet/Kinh-doanh/2010/05/3BA1C305/
Tác giả: Nguyễn Lương Hải Khôi (từ Nhật Bản)
Nguồn :
http://www.tuanvietnam.net/2010-05-26-bon-cau-hoi-cho-cong-nghiep-duong-sat-viet-nam