Chào mừng bạn đến với blog ĐỌC & SUY NGẪM .

2 thg 5, 2010

Đoàn tàu xã hội chủ nghĩa


Nikolai Bykov là cựu sinh viên Liên Xô ở Hà Nội, năm nay đã ngoài 70 tuổi. Ông vừa đến Việt Nam theo một tours du lịch. Gặp lại bạn bè Việt Nam vừa đúng lúc trên truyền hình trình chiếu một chương trình lễ hội tưng bừng, sau đó là một lễ khánh khành công trình chào mừng một ngày gì đó. Vừa uống rượu, vừa xem chương trình truyền hình, ông buột miệng “Lại khánh thành... Lại lễ hội. Lại chào mừng. I hi...”... “Tốn hết cả tiền dân”... Rồi ông cao hứng kể một câu chuyện dân gian,... Ông nói trong tình cảm cởi mở giữa bạn bè: “Nhưng mà này... Đây là rượu nói, chứ không phải tôi nói đâu nhá!”.

Theo ông thì câu chuyện xuất hiện vào khoảng năm 1972, nghĩa là từ thời còn Liên Xô. Câu chuyện có tên là “Đoàn tàu xã hội chủ nghĩa”. Văn Quán ghi lại và gửi đến BVN.

BVN biên tập và đã chuyển cho Nikolai Bykov xem lại. Xin có lời cám ơn bạn Văn Quán.

Bauxite Việt Nam



Một đoàn tàu vừa xuất xưởng tại một nhà máy đóng tàu ở thành phố Leningrad để chào mừng lễ kỷ niệm 55 năm ngày “Cách mạng Tháng Mười”, được đặt tên là “Đoàn tàu xã hội chủ nghĩa”.

Trong các vị khách danh dự người ta thấy, ngoài các bậc khả kính như Tổng công trình sư Marx, Nhà thiết kế công nghệ Lenin, Kỹ sư thi công Stalin, còn có các đồng chí công nhân thuộc xí nghiệp đóng tàu và đông đảo nhân dân lao động.

Đồng chí Giám đốc Sở Giao thông thành phố Leningrad phát một bài diễn văn quan trọng tuyên bố về ý nghĩa đoàn tàu và một dàn kèn đồng dóng lên “Bài ca chiến thắng”, người ta phát lệnh để đoàn tàu khởi hành.

Sau khi máy khởi động một lúc lâu, thì còi tàu bỗng rú lên rộn rã một hồi, rồi lại rú lên một hồi nữa, rồi ... đứng ỳ ra đấy. Cả đoàn tàu xôn xao. Thảo luận và thảo luận.

Cuối cùng một hành khách lên tiếng “Xin đề nghị đồng chí Tổng công trình sư kiểm tra đoàn tàu”. Tổng công trình sư Marx xem xét rất kỹ càng rồi tuyên bố: “Thưa các đồng chí! Đoàn tàu được chế tạo theo đúng những nguyên lý của tôi. Còn vì sao nó không chạy thì quả thực tôi chưa phát hiện ra. Đề nghị thử lại xem ra sao”.

Đoàn tàu khởi động lại lần nữa. Còi tàu lại rú lên, và đoàn tàu lại đứng ỳ ở vị trí ban đầu. Quần chúng lại xôn xao bàn tán. Sau đó tất cả quần chúng quyết định mời nhà thiết kế công nghệ, đồng chí Lenin giúp kiểm ta xem sao”

Nhà thiết kế Lenin lại xuống tàu, xem xét máy móc một hồi, rồi tuyên bố: “Thưa các đồng chí. Đoàn tàu được thiết kế theo đúng nguyên lý của Marx, và hơn nữa, rất đúng phương án công nghệ của tôi. Còn vì sao nó không chạy, thì tôi không thể nào hiểu nổi. Thôi, ta thử lại một lần nữa xem sao”. Đoàn tàu lại nổ máy, còi tàu lại rú lên, và đoàn tàu lại đứng ỳ ra đấy. Cả đoàn tàu lại xôn xao thảo luận và đề nghị đồng chí Kỹ sư thi công Stalin kiểm ta xem sao.

Kỹ sư thi công Stalin xem xét một hồi, rồi tuyên bố: “Đoàn tàu được chế tạo theo đúng nguyên lý của Marx, và hơn nữa, rất đúng phương án công nghệ của Lenin và hoàn toàn không sai với phương án thi công của tôi, còn vì sao nó không chạy, thì ta phải tìm hiểu thêm. Tôi đề nghị nổ máy lại một lần nữa”. Nếu đoàn tàu vẫn không chạy, thì tôi đề nghị các đồng chí công nhân kiểm ta giúp xem máy móc có trục trặc gì không.

Đoàn tàu lại nổ máy, còi tàu lại rú lên mấy hồi, và đoàn tàu lại đứng ỳ ra đấy.

Một đồng chí công nhân già vác cây búa rõ to xuống tàu gõ gõ, đập đập một hỏi, hết đầu tàu lại đến bánh xe. Cuối cùng đồng chí công nhân cười váng, thét to: “Tôi tìm ra lý do rồi”. Cả đoàn tàu mừng rỡ. Cả ba đồng chí Marx, Lenin, Stalin và toàn bộ quần chúng trên đoàn tàu đồng thanh lên tiếng đề nghị đồng chí công nhân phát biểu ý kiến. Đồng chí công nhân nhún vai, rồi cất cao giọng:

“Thưa các đồng chí, đoàn tàu được thiết kế theo đúng các nguyên lý của Marx, theo đúng phương án công nghệ của Lenin và hoàn toàn tôn trọng phương án thi công của Stalin, nhưng chỉ sai mỗi một chỗ...”

Cả đòan tàu reo lên hối thúc... “Sao...Sao ...”. Rồi tất cả nín thở chờ đồng chí công nhân phát biểu ý kiến tiếp tục. Và đồng chí công nhân hạ giọng:

“Nhưng, thưa các đồng chí ...”. Cả đoàn tầu im phăng phắc ... hồi hộp. Đồng chí công nhân lại nhún vai, thở dài, và lần này hạ giọng thấp hơn, có vẻ gì đó rất nghiêm trang:

“Nhưng, ... các đồng chí ạ. Lỗi là tại hệ thống cung cấp năng lượng ... Đáng lẽ các đường dẫn năng lượng phải cung cấp cho bánh xe ... để bánh xe chạy, thì thật buồn, ... thật buồn các đồng chí ạ...”

Cả đoàn tầu vẫn im phăng phắc. Có người thét to: “Nói toạc ra đi, còn ạ với ậm cái gì mãi thế!”

Đồng chí công nhân nín thở, lấy hơi:

“Nhưng khó nói lắm”

Một giọng đáp lại:

“Thôi đừng có sợ. Năm nay là 1972 của Tổng bí thư Brezhnev rồi, chứ không phải là 1952 của Stalin nữa. Đảng cho tự do tư tưởng mà”

Đồng chí công nhân lấy lại bình tĩnh:

“Đáng lẽ ...”

“Đáng lẽ...Ư hừ...”

“Đáng lẽ ... Ư hừ... Khó nói quá... Đáng lẽ phải truyền năng lượng vào bánh xe cho tàu nó chạy, thì ... thì... các bố lại dồn hết cho cái ...”

“Cái gì... Ấm ư mãi thế!”

Nhìn quanh lấm lét... rồi lão đồng chí công nhân mới cất tiếng chậm rãi:

Ư hừ... Mẹ nó... (lão đồng chí công nhân buột mồm chửi thề) ... Dồn hết năng lượng cho cái còi... Ư hừ... Thế là cái còi cứ rú lên, còn đoàn tầu cứ đứng ỳ ra đấy. chứ còn ...... chứ còn ... cái mẹ gì nữa”

Cả đoàn tầu đồng thanh ồ một tiếng thở phào nhẹ nhõm:

À thì ra chỉ tại... chỉ tại... dồn hết sức cho cái còi ...”


Nikolai Bykov kể, Văn Quán ghi

2 nhận xét:

  1. Cau chuyen rat tham thuy. Chuc mung bai viet cua ban la len Top bai xem nhieu nhat tren mottramdo.com

    Trả lờiXóa
  2. Không cẩn thận đất nước này đang "tiến lên" thời đại "đồ đểu"

    Trả lờiXóa