Chào mừng bạn đến với blog ĐỌC & SUY NGẪM .

10 thg 5, 2010

Một phần trăm?

Trái với “quyết tâm” mà Bộ Tài chính tuyên bố, Nghị quyết phiên họp Chính phủ tháng 4 vừa ban hành đã “nới” chỉ số tăng giá tiêu dùng (CPI) thêm 1% so với chỉ tiêu Quốc hội giao, lên 8%.
Thêm vào đó, Chính phủ quyết “nhả phanh” bằng việc cho phép tăng tính thanh khoản “thông qua việc tăng tổng phương tiện thanh toán và tổng dư nợ tín dụng”.

Dĩ nhiên, dân nghèo sẽ là đối tượng lãnh hậu quả trước tiên, như cảm nhận của chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Lê Thị Thu Ba: “Người dân cho rằng Chính phủ không nghiêm chỉnh chấp hành chủ trương bình ổn giá... Hiện nay tiền lương cũng chưa được tăng mà giá cả đã tăng nhiều rồi”. Nhận xét này được Phó Chủ tịch Quốc hội Tòng Thị Phóng minh định thêm bằng phản ánh của cử tri Tây Nguyên

Sự “hy sinh” nói trên được giải thích là để đạt bằng được tốc độ tăng GDP 6,5%.

Song cú “nhả phanh” này có thể sẽ đưa tới hậu quả khó lường. Bởi lẽ với độ mở của nền kinh tế hiện nay không thể không chịu tác động từ khủng hoảng thế giới.
Phố Wall vừa trải qua cơn nguy kịch nhất trong lịch sử khi chỉ số Dow Jones đột ngột tuột dốc mất gần 1.000 điểm, tức hơn 9% giá trị cổ phiếu.
Nhờ thế giá vàng lao lên như tên bắn, tái chiếm mốc 1.210,7 USD/ounce. Dự kiến mức giá này có thể chưa là đỉnh do giới đầu tư tìm trú ẩn trong vàng để phòng ngừa khủng hoảng tài chính từ Hy Lạp và một số nước châu Âu dẫn theo việc “đóng băng” vốn toàn cầu.

Trong khi đó nợ quốc gia Việt Nam hiện đã tăng sát mức trần cho phép - như cảnh báo của Ủy ban Tài chính - Ngân sách. Nợ Chính phủ tăng cao, từ 33,8% GDP năm 2007 đến năm 2009 chiếm 41,9% GDP và cuối năm 2010 có thể chiếm tới 44,6% GDP!

Đó là những lý do khách quan. Còn lý do chủ quan lại hiển hiện quá rõ ràng đưa đến nguy cơ nợ nhiều thêm, lạm phát tăng cao. Đó là việc điện sản xuất thiếu triền miên và đặc biệt là các lễ hội, festival, duyệt binh, bắn pháo hoa... trị giá cả ngàn tỉ đồng trải dài từ Nam chí Bắc, diễn ra đủ bốn mùa.
Chủ tịch Hội đồng Dân tộc Ksor Phước đã phải khẩn thiết yêu cầu thống kê xem một năm lễ hội các cấp ngốn hết bao nhiêu tiền, bởi theo ông “lễ hội nào cũng vui nhưng rất tốn kém”.
Dĩ nhiên “vui” không phải là hàng hóa vật chất từ hàng ngàn tỉ đồng đầu tư ra đem lại!

Dubai rồi Hy Lạp đã phải trả giá đắt cho việc vay nợ chơi sang mà không chí thú làm ăn. Nếu các bài học này không thuộc thì có lẽ sự bất tín từ thị trường sẽ không dừng ở con số một phần trăm?!


Ngồn : http://butlong.multiply.com/journal/item/568/568

Mời ghé thăm :http://tinblog-entrychonloc.blogspot.com/

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét