Đã sang giữa tháng Ba âm lịch. Mùa xuân đã cạn ngày. Bao nhiêu lễ hội rộn ràng đã hết. Bao nhiêu những bãi đất trống trước cửa đình đã từng náo động trong những ngày hội xuân rộn rã trống chiêng đã trở về với sự bình yên vốn có. Ba tháng ăn chơi đã kết thúc. Nhưng dư âm của một mùa lễ hội thì vẫn còn đấy! Khiến cho những người yêu văn hóa cổ truyền day dứt và chạnh lòng.
Chúng ta có quá nhiều lễ hội. Có người tính mỗi ngày bình quân ở Việt Nam có hai mươi lễ hội. Mấy năm gần đây sự nở rộ của lễ hội ở trên khắp các miền của đất nước, đã bộc lộ ra tất cả những mặt tiêu cực lẫn tích cực của văn hóa Việt Nam.
Người dân ngày càng háo hức quan tâm và kéo đến với các lễ hội cho thấy một nhu cầu về văn hóa tâm linh hơn bao giờ hết. Nhưng đáng tiếc là người ta đi lễ Phật và đến với các lễ hội, với mục đích rất thực dụng.
Người trảy hội thời nay không còn đem đến lễ hội sự chính tâm như ngày xưa nữa!
Có người nói, quan sát lễ hội và người tham gia lễ hội là biết xã hội đang vận động ra sao. Người ta kéo đến lễ hội bằng những lời cầu khẩn quyết liệt nhưng đầy mê lầm, bằng những mâm lễ vật phàm tục để mặc cả với thần thánh, bằng những đồng tiền lẻ gài lên khắp thánh tượng, phật tượng, bằng những cuộc nhậu nhẹt say khướt nơi đất Phật Hương Sơn, Yên Tử bên những mâm đặc sản thú rừng được chặt chém bởi những tay đồ tể (cả nghĩa đen lẫn nghĩa bóng). Lễ hội là dịp để gặp gỡ và đánh chén. Sau đó là chuyện xả rác không tiếc tay, khiến cho những khu di tích thành ra một bãi rác khổng lồ.
"Xuân đã cạn ngày, nhưng dư âm của một mùa lễ hội thì vẫn còn đấy".Anh minh hoa: news.image.soixam.com
Điều đáng buồn là phần lớn những lễ hội mà chúng ta quan sát được, thì những nhà tổ chức chỉ chú trọng đến việc thu các loại tiền, sắp xếp các điểm đỗ xe, mà không có một lễ hội nào tuyên truyền một cách đầy đủ về ý nghĩa nhân văn của lễ hội, sự tích của thần linh. Đặc biệt là cả một phong trào sân khấu hóa lễ hội, đã làm biến dạng và tha hóa các giá trị của lễ hội.
Nhiều lễ hội làng, vốn có qui mô nhỏ bé đã được phù phép thổi phồng của các "chuyên gia văn hóa" thành các lễ hội lớn, hoành tráng, thu hút sự quan tâm của hàng vạn người. Lại có những lễ hội thuần túy là lễ hội tín ngưỡng địa phương, nhưng nay được biến thành các lễ hội mang tính chất quốc gia.
Chúng ta đều biết rằng lễ hội là thời điểm mạnh, hội tụ sức mạnh của cộng đồng Việt, ngưng kết nhiều ý nghĩa và biểu tượng văn hóa đã được trao chuyển từ đời này qua đời khác. Chúng ta tìm thấy trong lễ hội cả những hào quang chiến thắng của những cuộc chiến tranh vệ quốc trong quá khứ, những tầng sâu của nền văn minh lúa nước, những ứng xử của con người đối với tự nhiên. Nay, những điều đó chúng ta có còn tìm thấy trong những lễ hội?
Nước ta đang dấy lên chuyện tâm linh, nhưng toàn cổ xúy cho những lệch lạc.
Đáng lẽ đền Trần là nơi giáo dục hào khí Đông A và tinh thần yêu nước thì thành ra nơi cổ xúy chuyện ấn triện, thăng tiến và lợi lộc, mua quan bán chức.
Đáng lẽ đền Trần Thương, đền Bà Chúa Kho là nơi giáo dục tinh thần tận tụy và liêm chính, trách nhiệm với kho dự trữ của nhà nước thì thành ra nơi mặc cả vay mượn, mua bán quàng xiên.
Đáng lẽ lễ Tịch điền, đàn Xã Tắc là nơi giáo dục lòng biết trọng nông thuần phác thì lại thành ra nơi lòe loẹt, cờ đèn kèn trống.
Phải chăng lễ hội của chúng ta đang dẫn chúng ta đi lạc đường? Phải chăng dân ta đang đi vào bến lú sông mê, quên hết đức nghiệp của tổ tiên chúng ta?
Chúng ta đang sống trong những ngày rộn ràng của lễ hội đền Hùng, nhưng các nhà văn hóa lại rất lấy làm phiền lòng về những lễ vật dâng cúng ở đấy. Nào là bánh trưng nhân xốp của năm ngoái, nào là chai rượu khổng lồ của năm nay, rồi còn thêm bát miến khổng lồ. Toàn là những chuyện động trời của những kẻ háo danh.
Chúng ta đều biết rằng trong một lễ hội dân gian, bao giờ trước khi dâng cúng lễ vật lên các vị thành hoàng làng cũng có mục "củ soát tế vật". Khi ấy những vị trong đội tế sẽ tiến hành kiểm tra xem xét các lễ vật, xem chúng có đủ sự thanh khiết, sạch sẽ không; những lễ vật này có là đồ quốc cấm không, có được dâng lên với tấm lòng thành kính không, hay là người dâng lễ vật lợi dụng chuyện dâng lễ để nhằm mục đích khác.
Lễ hội chính là một phần của văn hóa và đạo đức của toàn xã hội, thể hiện niềm tôn kính đối với các vị anh hùng dân tộc, với Phật và Thánh Thần. Lễ hội cũng chính là nơi hội tụ sức sống của dân tộc, sức sống của văn hóa Việt từ ngàn đời truyền lại.
Rất mong ngành văn hóa kịp chấn chỉnh lễ hội, để văn hóa và đạo đức xã hội sẽ được vãn hồi kịp thời! Từ đó, nội lực văn hóa Việt Nam được hưng thịnh và phát huy trong thời buổi hiện nay!
Nguyễn Xuân DiệnChúng ta có quá nhiều lễ hội. Có người tính mỗi ngày bình quân ở Việt Nam có hai mươi lễ hội. Mấy năm gần đây sự nở rộ của lễ hội ở trên khắp các miền của đất nước, đã bộc lộ ra tất cả những mặt tiêu cực lẫn tích cực của văn hóa Việt Nam.
Người dân ngày càng háo hức quan tâm và kéo đến với các lễ hội cho thấy một nhu cầu về văn hóa tâm linh hơn bao giờ hết. Nhưng đáng tiếc là người ta đi lễ Phật và đến với các lễ hội, với mục đích rất thực dụng.
Người trảy hội thời nay không còn đem đến lễ hội sự chính tâm như ngày xưa nữa!
Có người nói, quan sát lễ hội và người tham gia lễ hội là biết xã hội đang vận động ra sao. Người ta kéo đến lễ hội bằng những lời cầu khẩn quyết liệt nhưng đầy mê lầm, bằng những mâm lễ vật phàm tục để mặc cả với thần thánh, bằng những đồng tiền lẻ gài lên khắp thánh tượng, phật tượng, bằng những cuộc nhậu nhẹt say khướt nơi đất Phật Hương Sơn, Yên Tử bên những mâm đặc sản thú rừng được chặt chém bởi những tay đồ tể (cả nghĩa đen lẫn nghĩa bóng). Lễ hội là dịp để gặp gỡ và đánh chén. Sau đó là chuyện xả rác không tiếc tay, khiến cho những khu di tích thành ra một bãi rác khổng lồ.
"Xuân đã cạn ngày, nhưng dư âm của một mùa lễ hội thì vẫn còn đấy".Anh minh hoa: news.image.soixam.com
Điều đáng buồn là phần lớn những lễ hội mà chúng ta quan sát được, thì những nhà tổ chức chỉ chú trọng đến việc thu các loại tiền, sắp xếp các điểm đỗ xe, mà không có một lễ hội nào tuyên truyền một cách đầy đủ về ý nghĩa nhân văn của lễ hội, sự tích của thần linh. Đặc biệt là cả một phong trào sân khấu hóa lễ hội, đã làm biến dạng và tha hóa các giá trị của lễ hội.
Nhiều lễ hội làng, vốn có qui mô nhỏ bé đã được phù phép thổi phồng của các "chuyên gia văn hóa" thành các lễ hội lớn, hoành tráng, thu hút sự quan tâm của hàng vạn người. Lại có những lễ hội thuần túy là lễ hội tín ngưỡng địa phương, nhưng nay được biến thành các lễ hội mang tính chất quốc gia.
Chúng ta đều biết rằng lễ hội là thời điểm mạnh, hội tụ sức mạnh của cộng đồng Việt, ngưng kết nhiều ý nghĩa và biểu tượng văn hóa đã được trao chuyển từ đời này qua đời khác. Chúng ta tìm thấy trong lễ hội cả những hào quang chiến thắng của những cuộc chiến tranh vệ quốc trong quá khứ, những tầng sâu của nền văn minh lúa nước, những ứng xử của con người đối với tự nhiên. Nay, những điều đó chúng ta có còn tìm thấy trong những lễ hội?
Nước ta đang dấy lên chuyện tâm linh, nhưng toàn cổ xúy cho những lệch lạc.
Đáng lẽ đền Trần là nơi giáo dục hào khí Đông A và tinh thần yêu nước thì thành ra nơi cổ xúy chuyện ấn triện, thăng tiến và lợi lộc, mua quan bán chức.
Đáng lẽ đền Trần Thương, đền Bà Chúa Kho là nơi giáo dục tinh thần tận tụy và liêm chính, trách nhiệm với kho dự trữ của nhà nước thì thành ra nơi mặc cả vay mượn, mua bán quàng xiên.
Đáng lẽ lễ Tịch điền, đàn Xã Tắc là nơi giáo dục lòng biết trọng nông thuần phác thì lại thành ra nơi lòe loẹt, cờ đèn kèn trống.
Phải chăng lễ hội của chúng ta đang dẫn chúng ta đi lạc đường? Phải chăng dân ta đang đi vào bến lú sông mê, quên hết đức nghiệp của tổ tiên chúng ta?
Chúng ta đang sống trong những ngày rộn ràng của lễ hội đền Hùng, nhưng các nhà văn hóa lại rất lấy làm phiền lòng về những lễ vật dâng cúng ở đấy. Nào là bánh trưng nhân xốp của năm ngoái, nào là chai rượu khổng lồ của năm nay, rồi còn thêm bát miến khổng lồ. Toàn là những chuyện động trời của những kẻ háo danh.
Chúng ta đều biết rằng trong một lễ hội dân gian, bao giờ trước khi dâng cúng lễ vật lên các vị thành hoàng làng cũng có mục "củ soát tế vật". Khi ấy những vị trong đội tế sẽ tiến hành kiểm tra xem xét các lễ vật, xem chúng có đủ sự thanh khiết, sạch sẽ không; những lễ vật này có là đồ quốc cấm không, có được dâng lên với tấm lòng thành kính không, hay là người dâng lễ vật lợi dụng chuyện dâng lễ để nhằm mục đích khác.
Lễ hội chính là một phần của văn hóa và đạo đức của toàn xã hội, thể hiện niềm tôn kính đối với các vị anh hùng dân tộc, với Phật và Thánh Thần. Lễ hội cũng chính là nơi hội tụ sức sống của dân tộc, sức sống của văn hóa Việt từ ngàn đời truyền lại.
Rất mong ngành văn hóa kịp chấn chỉnh lễ hội, để văn hóa và đạo đức xã hội sẽ được vãn hồi kịp thời! Từ đó, nội lực văn hóa Việt Nam được hưng thịnh và phát huy trong thời buổi hiện nay!
Nguồn :http://www.tuanvietnam.net/2010-04-28-phai-chang-le-hoi-dang-dan-chung-ta-lac-duong-
http://tinblog-entrychonloc.blogspot.com/
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét