Từ ngày Hồ chủ tịch qua đời và để lại Di chúc tới nay chưa hề có một cuộc kiểm điểm đến nơi đến chốn việc thực hiện Di chúc.Trước hết là cần phải có tự kiểm điểm của những người gánh trách nhiệm lãnh đạo và tổ chức thực hiện Di chúc. Nhân ngày giỗ Cụ lần thứ 40, tôi xin nêu mấy gợi ý góp vào công việc cực kỳ quan trọng này.
1. Kiểm điểm việc giấu giếm Di chúc:- Trì hoãn đến 20 năm mới công bố thêm một phần Di chúc bị giấu giếm (nếu không có cuộc phối hợp hành động của ông Vũ Kỳ, Thư ký riêng của Hồ chủ tịch với nhà báo Bùi Tín Phó tổng biên tập báo Nhân dân thì chắc còn bị tiếp tục giấu giếm).- Phần công bố thêm đã hết chưa hay còn nữa? Toàn Đảng toàn dân vẫn thắc mắc sao Di chúc không có phần dặn dò về nhân sự ở cấp lãnh đạo tối cao, hay có mà vẫn bị giấu?
2. Kiểm điểm việc làm trái Di chúc:- Không hỏa táng thi hài mà lại ướp xác, xây lăng đồ sộ tốn kém rồi phải giữ gìn bảo vệ càng hết sức tốn kém chưa biết đến bao giờ, trái với yêu cầu của người đã khuất, trái với tập tục “mồ yên mả đẹp” của dân tộc. Một ngôi lăng đồ sộ giữ đằng đẵng một thi hài không chôn đi được ngay giữa thủ đô là một cuộc hành hạ dai dẳng vong hồn người đã khuất và tạo một khối ám nặng nề trong không gian hiện thực và không gian tâm linh của toàn dân tộc. Về mặt tư tưởng, việc làm này là một bằng chứng về tệ sùng bái cá nhân, dựng một rào cản cho sự nghiệp giải phóng tư tưởng trên con đường đi tới tự do của nhân dân – chủ thể của cuộc cách mạng dân tộc dân chủ.- Không thực hiện “giữ gìn sự đoàn kết nhất trí của Đảng như giữ gìn con ngươi của mắt mình” mà hoạt động bè phái có hệ thống trên qui mô lớn, “công tác cán bộ nằm trong tay một người hoặc một nhóm người […] tiến hành trong vòng bí mật”, như nguyên Phó ban tổ chức Nguyễn Đình Hương đã thẳng thắn vạch rõ (báo Tuổi trẻ ngày 27.4.2008, Tuần Việt Nam ngày 28.07.2009).
Các đại hội Đảng đều diễn ra một cách hình thức theo sự sắp đặt trong tay một người hoặc một nhóm người để thực chất chỉ là đại hội của những đảng viên có chức quyền, do đó đẩy Đảng vào tình trạng dưới một danh xưng chung đã phân ra hai đảng: một Đảng yêu nước vì dân gồm đại đa số đảng viên, thiểu số còn lại gồm hầu hết quan chức các cấp kết chặt nhau, móc ngoặc nhau sắp đặt ghế cho nhau thâu tóm mọi quyền hành thành một đảng yêu ghế, đè dân, hai đảng hoàn toàn ngược hẳn nhau về lý tưởng, về lẽ sống, về lối sống, về mức sống.- Không thực hiện dân chủ.Di chúc viết:“Trong Đảng phải thực hành dân chủ rộng rãi”“Xây dựng một nước Việt Nam hòa bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh”Nhưng trong Đảng không hề có dân chủ. Nhiều Ủy viên Bộ chính trị các khóa và mới đây Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng trong bài viết nhân giỗ đầu cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt mạnh mẽ đòi hỏi phải thực hành dân chủ trong Đảng, qua đây có thể thấy, ngay trong Bộ chính trị cũng không có dân chủ.Trong Đảng, trong Bộ chính trị thì như thế, còn trên phạm vi toàn xã hội thì khỏi nói, người dân không có đến cả quyền xuống đường khẳng định Hoàng Sa Trường Sa của Việt Nam, mặc áo in hình bản đồ Việt Nam có quần đảo Hoàng Sa Trường Sa tới dự hội thảo về biển Đông bị người của “cơ quan chức năng” buộc phải cởi ra, thì mảnh đất trên đó xây lăng giữ thi hài bên cạnh một Hội trường Ba Đình di tích lịch sử gắn với Đảng và Hồ chủ tịch bị đập thành đống gạch vụn là đất Việt hay đất Tàu đây? Từ hơn 30 năm nay, trên dòng tiêu ngữ tên nước đã mất hai chữ dân chủ thiêng liêng, bị gạt ra một cách khuất tất khỏi cương lĩnh chính trị một thời gian dài mãi đến Đại hội 9 mới xuất hiện trở lại, nhưng cũng chỉ là cái xác chữ trên mặt giấy, còn trên thực tế thì càng ngày càng mất dân chủ.- Cán bộ Đảng không thực hiện chức năng đầy tớ, mà ngược lại.Di chúc viết: “Mỗi đảng viên và cán bộ phải thực sự thấm nhuần đạo đức cách mạng, thật sự cần kiệm liêm chính, chí công vô tư. Phải giữ gìn Đảng ta thật trong sạch, phải xứng đáng là người lãnh đạo, là người đầy tớ thật trung thành của nhân dân”, nhưng thực tế diễn ra hoàn toàn ngược, phần lớn các cán bộ chủ chốt trong bộ máy Đảng và Nhà nước đều trở thành những “quan cách mạng”, họ ngang nhiên tự khẳng định một lối sống và làm việc chẳng khác gì thậm chí xấu xa tồi tệ gấp bội những quan lại trong các chế độ cũ đến nỗi nhiều năm nay không còn ai trong họ dám tự tuyên bố mình là người đầy tớ của nhân dân, hẳn vì sợ nếu tuyên bố như vậy sẽ bị nhân dân coi là giễu cợt và phỉ báng hai chữ “đầy tớ” trong Di chúc. Nếu có một nhà văn nào hiện nay đủ văn tài cỡ Nguyễn Công Hoan thì chỉ cần tả chân cái lối sống theo “đạo đức vua quan cách mạng” cũng làm nên một tác phẩm hiện thực lớn mang tên “Đống rác mới”.- Việc chỉnh đốn Đảng trở thành chỉnh đốn ngược, bởi vì không có sự tự chỉnh đốn trước để nêu gương của những người đứng ra lãnh đạo công tác chỉnh đốn nên càng chỉnh đốn, giặc nội xâm vào cấp ủy ngày càng đông.Các tổng kết chính thức đã cho thấy, trong nhiệm vụ chống tham nhũng – tức là đánh giặc nội xâm, như Hồ chủ tịch đã gọi từ những ngày đầu Cách mạng Tháng Tám – vai trò của cấp ủy Đảng rất yếu kém. Vậy giặc nội xâm đã ngồi đầy ít nhất 51% trong các cấp ủy rồi còn gì ! Nhiều cụ lão thành bảo tôi: 51% sao được, phải đến tám chín mươi phần trăm ấy chứ! Tuy nhiên tôi chỉ nêu con số “khiêm tốn” 51% cho chắc. Tỷ lệ này ở Ban chấp hành trung ương là bao nhiêu? Ở Bộ chính trị là bao nhiêu?
Chưa ai đưa ra được con số cụ thể, nhưng tôi nghĩ cũng không thấp hơn 51%. Và xin nêu một thông tin rất đáng tin cậy của nguyên Phó ban tổ chức trung ương phụ trách công tác bảo vệ chính trị nội bộ Nguyễn Đình Hương: “Vụ chạy chức ở Cà Mau không phải cá biệt, có thể nói cái sự “chạy” thì nơi nào cũng có, cấp nào cũng có, trung ương cũng có, tỉnh có, huyện có, các bộ ngành đều có…” [...] “và chạy ở mức 100 triệu đồng chưa là cái gì, tôi biết có những trường hợp “chạy” lớn hơn nhiều” (báo Tuổi trẻ ngày 27.4.2008).
Mọi người đều biết, giặc nội xâm từ lâu đã thành một thế lực tài phiệt đen (tích lũy siêu tốc bằng ăn cắp ăn cướp) núp sau thẻ đỏ với con dấu đỏ làm “vũ khí sắc bén” luôn là một đồng minh tự nhiên của giặc bành trướng và các thế lực tài phiệt đủ màu sắc đỏ vàng đen trắng bên ngoài. Từ chỗ là một đồng minh tự nhiên đến chỗ tự bán mình để được tuyển mộ vào biên chế ngầm của các thế lực đầy dã tâm bên ngoài ấy, khoảng cách chỉ một sợi tóc, thậm chí có lẽ không ít tên đã “vào biên chế ” rồi mà công tác bảo vệ chính trị nội bộ, vô tình hoặc cố ý, vẫn chưa vạch mặt chúng.
1. Kiểm điểm việc giấu giếm Di chúc:- Trì hoãn đến 20 năm mới công bố thêm một phần Di chúc bị giấu giếm (nếu không có cuộc phối hợp hành động của ông Vũ Kỳ, Thư ký riêng của Hồ chủ tịch với nhà báo Bùi Tín Phó tổng biên tập báo Nhân dân thì chắc còn bị tiếp tục giấu giếm).- Phần công bố thêm đã hết chưa hay còn nữa? Toàn Đảng toàn dân vẫn thắc mắc sao Di chúc không có phần dặn dò về nhân sự ở cấp lãnh đạo tối cao, hay có mà vẫn bị giấu?
2. Kiểm điểm việc làm trái Di chúc:- Không hỏa táng thi hài mà lại ướp xác, xây lăng đồ sộ tốn kém rồi phải giữ gìn bảo vệ càng hết sức tốn kém chưa biết đến bao giờ, trái với yêu cầu của người đã khuất, trái với tập tục “mồ yên mả đẹp” của dân tộc. Một ngôi lăng đồ sộ giữ đằng đẵng một thi hài không chôn đi được ngay giữa thủ đô là một cuộc hành hạ dai dẳng vong hồn người đã khuất và tạo một khối ám nặng nề trong không gian hiện thực và không gian tâm linh của toàn dân tộc. Về mặt tư tưởng, việc làm này là một bằng chứng về tệ sùng bái cá nhân, dựng một rào cản cho sự nghiệp giải phóng tư tưởng trên con đường đi tới tự do của nhân dân – chủ thể của cuộc cách mạng dân tộc dân chủ.- Không thực hiện “giữ gìn sự đoàn kết nhất trí của Đảng như giữ gìn con ngươi của mắt mình” mà hoạt động bè phái có hệ thống trên qui mô lớn, “công tác cán bộ nằm trong tay một người hoặc một nhóm người […] tiến hành trong vòng bí mật”, như nguyên Phó ban tổ chức Nguyễn Đình Hương đã thẳng thắn vạch rõ (báo Tuổi trẻ ngày 27.4.2008, Tuần Việt Nam ngày 28.07.2009).
Các đại hội Đảng đều diễn ra một cách hình thức theo sự sắp đặt trong tay một người hoặc một nhóm người để thực chất chỉ là đại hội của những đảng viên có chức quyền, do đó đẩy Đảng vào tình trạng dưới một danh xưng chung đã phân ra hai đảng: một Đảng yêu nước vì dân gồm đại đa số đảng viên, thiểu số còn lại gồm hầu hết quan chức các cấp kết chặt nhau, móc ngoặc nhau sắp đặt ghế cho nhau thâu tóm mọi quyền hành thành một đảng yêu ghế, đè dân, hai đảng hoàn toàn ngược hẳn nhau về lý tưởng, về lẽ sống, về lối sống, về mức sống.- Không thực hiện dân chủ.Di chúc viết:“Trong Đảng phải thực hành dân chủ rộng rãi”“Xây dựng một nước Việt Nam hòa bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh”Nhưng trong Đảng không hề có dân chủ. Nhiều Ủy viên Bộ chính trị các khóa và mới đây Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng trong bài viết nhân giỗ đầu cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt mạnh mẽ đòi hỏi phải thực hành dân chủ trong Đảng, qua đây có thể thấy, ngay trong Bộ chính trị cũng không có dân chủ.Trong Đảng, trong Bộ chính trị thì như thế, còn trên phạm vi toàn xã hội thì khỏi nói, người dân không có đến cả quyền xuống đường khẳng định Hoàng Sa Trường Sa của Việt Nam, mặc áo in hình bản đồ Việt Nam có quần đảo Hoàng Sa Trường Sa tới dự hội thảo về biển Đông bị người của “cơ quan chức năng” buộc phải cởi ra, thì mảnh đất trên đó xây lăng giữ thi hài bên cạnh một Hội trường Ba Đình di tích lịch sử gắn với Đảng và Hồ chủ tịch bị đập thành đống gạch vụn là đất Việt hay đất Tàu đây? Từ hơn 30 năm nay, trên dòng tiêu ngữ tên nước đã mất hai chữ dân chủ thiêng liêng, bị gạt ra một cách khuất tất khỏi cương lĩnh chính trị một thời gian dài mãi đến Đại hội 9 mới xuất hiện trở lại, nhưng cũng chỉ là cái xác chữ trên mặt giấy, còn trên thực tế thì càng ngày càng mất dân chủ.- Cán bộ Đảng không thực hiện chức năng đầy tớ, mà ngược lại.Di chúc viết: “Mỗi đảng viên và cán bộ phải thực sự thấm nhuần đạo đức cách mạng, thật sự cần kiệm liêm chính, chí công vô tư. Phải giữ gìn Đảng ta thật trong sạch, phải xứng đáng là người lãnh đạo, là người đầy tớ thật trung thành của nhân dân”, nhưng thực tế diễn ra hoàn toàn ngược, phần lớn các cán bộ chủ chốt trong bộ máy Đảng và Nhà nước đều trở thành những “quan cách mạng”, họ ngang nhiên tự khẳng định một lối sống và làm việc chẳng khác gì thậm chí xấu xa tồi tệ gấp bội những quan lại trong các chế độ cũ đến nỗi nhiều năm nay không còn ai trong họ dám tự tuyên bố mình là người đầy tớ của nhân dân, hẳn vì sợ nếu tuyên bố như vậy sẽ bị nhân dân coi là giễu cợt và phỉ báng hai chữ “đầy tớ” trong Di chúc. Nếu có một nhà văn nào hiện nay đủ văn tài cỡ Nguyễn Công Hoan thì chỉ cần tả chân cái lối sống theo “đạo đức vua quan cách mạng” cũng làm nên một tác phẩm hiện thực lớn mang tên “Đống rác mới”.- Việc chỉnh đốn Đảng trở thành chỉnh đốn ngược, bởi vì không có sự tự chỉnh đốn trước để nêu gương của những người đứng ra lãnh đạo công tác chỉnh đốn nên càng chỉnh đốn, giặc nội xâm vào cấp ủy ngày càng đông.Các tổng kết chính thức đã cho thấy, trong nhiệm vụ chống tham nhũng – tức là đánh giặc nội xâm, như Hồ chủ tịch đã gọi từ những ngày đầu Cách mạng Tháng Tám – vai trò của cấp ủy Đảng rất yếu kém. Vậy giặc nội xâm đã ngồi đầy ít nhất 51% trong các cấp ủy rồi còn gì ! Nhiều cụ lão thành bảo tôi: 51% sao được, phải đến tám chín mươi phần trăm ấy chứ! Tuy nhiên tôi chỉ nêu con số “khiêm tốn” 51% cho chắc. Tỷ lệ này ở Ban chấp hành trung ương là bao nhiêu? Ở Bộ chính trị là bao nhiêu?
Chưa ai đưa ra được con số cụ thể, nhưng tôi nghĩ cũng không thấp hơn 51%. Và xin nêu một thông tin rất đáng tin cậy của nguyên Phó ban tổ chức trung ương phụ trách công tác bảo vệ chính trị nội bộ Nguyễn Đình Hương: “Vụ chạy chức ở Cà Mau không phải cá biệt, có thể nói cái sự “chạy” thì nơi nào cũng có, cấp nào cũng có, trung ương cũng có, tỉnh có, huyện có, các bộ ngành đều có…” [...] “và chạy ở mức 100 triệu đồng chưa là cái gì, tôi biết có những trường hợp “chạy” lớn hơn nhiều” (báo Tuổi trẻ ngày 27.4.2008).
Mọi người đều biết, giặc nội xâm từ lâu đã thành một thế lực tài phiệt đen (tích lũy siêu tốc bằng ăn cắp ăn cướp) núp sau thẻ đỏ với con dấu đỏ làm “vũ khí sắc bén” luôn là một đồng minh tự nhiên của giặc bành trướng và các thế lực tài phiệt đủ màu sắc đỏ vàng đen trắng bên ngoài. Từ chỗ là một đồng minh tự nhiên đến chỗ tự bán mình để được tuyển mộ vào biên chế ngầm của các thế lực đầy dã tâm bên ngoài ấy, khoảng cách chỉ một sợi tóc, thậm chí có lẽ không ít tên đã “vào biên chế ” rồi mà công tác bảo vệ chính trị nội bộ, vô tình hoặc cố ý, vẫn chưa vạch mặt chúng.
Công tác bảo vệ chính trị nội bộ thì như thế, còn tinh thần phê bình và tự phê bình thì sao?Xin nêu lại lời thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng: “Có bốn nguyên nhân dẫn đến tham nhũng là thể chế còn sơ hở, thủ tục hành chính rắc rối phiền hà, tinh thần phê bình và tự phê bình còn yếu, đặc biệt là trách nhiệm của cấp ủy và người đứng đầu chưa được thể hiện” (báo Tuổi trẻ ngày 13.01.2008). Tiện thể xin mạn phép gợi ý TS luật Cù Huy Hà Vũ (người phát đơn kiện Thủ tướng) nghiền ngẫm kỹ chiều sâu mấy chữ “trách nhiệm của cấp ủy và người đứng đầu” mà Thủ tướng nhấn mạnh để xem xét đúng mức trách nhiệm của Thủ tướng trong vụ bô-xit Tây Nguyên.
Nếu mở được phiên tòa, hẳn là Thủ tướng sẽ nói trước tòa rằng ông làm theo nhiệm vụ cấp ủy giao cho, theo chỉ thị của người đứng đầu cấp ủy. Vụ kiện này chắc không thể mau thấy hiệu quả cuối cùng, nhưng hiệu quả nhãn tiền rất đáng quý là nó mở ra một cửa đột phá, một tiền lệ quan trọng trên mặt trận pháp lý, phối hợp với mặt trận tư tưởng, vốn chằng chịt những rào cản kinh niên, nó đưa nguyên tắc “mọi công dân bình đẳng trước pháp luật” bấy lâu chỉ tồn tại trên giấy trở thành một nếp sống phải được bình thường. Sớm muộn cũng sẽ đến lúc mọi người dân thấy rằng việc công dân phát đơn kiện Thủ tướng, kiện Tổng bí thư là việc bình thường.
Tôi đoán các cụ lão thành sau khi cùng nhau ký tâm thư (viết ngày 28.06.2007) gửi Trung ương Đảng mà thấy thư bị đút ngăn kéo (hiện chưa báo nào đăng), hẳn sẽ phải tính đến việc các công dân-lão thành cách mạng, công dân-đảng viên từ chỗ thực hiện trách nhiệm đảng viên phải chuyển sang thực hiện trách nhiệm công dân bằng việc khởi kiện công dân Nông Đức Mạnh-Tổng bí thư về hành vi đem tài nguyên quốc gia ký kết hợp tác với kẻ thù bành trướng đang xâm chiếm đất đai và biển đảo của Tổ Quốc Việt Nam – một trong những hành vi đã dẫn đến tình trạng nguy hiểm cho an ninh quốc gia hiện nay mà lão thành cách mạng Nguyễn Trọng Vĩnh, nguyên Đại sứ nước ta tại Trung Quốc từ 1974 đến 1989, đã vạch rõ.
3. Kiểm điểm về tình trạng ngoài miệng xưng tụng Hồ Chí Minh, trong hành động thì gây tổn thương nặng nề Hồ Chí Minh:Điển hình cho tình trạng này là việc ướp xác xây lăng như đã nêu trên, gần đây lại quyết phá cho bằng được Hội trường Ba Đình, một di tích cách mạng hàng đầu kề bên di tích Hoàng thành Thăng Long nghìn tuổi mới được phát hiện làm vang động thế giới [theo tin mới nhất chưa được kiểm chứng thì chính vì việc này nên UNESCO đã không công nhận di tích Hoàng thành Thăng Long vô giá của Việt Nam là di tích thế giới – BVN], bất chấp lời can ngăn của Đại tướng Võ Nguyên Giáp và nguyên Thủ tướng Võ Văn Kiệt (lúc sinh thời) – đại diện cho tình cảm và ý chí của đại đa số đảng viên và nhân dân, lại không cho các báo đăng thư can ngăn của Võ Đại tướng, khi báo Đại đoàn kết đăng lên thì lập tức cách chức Tổng biên tập.
Có thể nói Tổng biên tập báo Đại đoàn kết, đảng viên trung kiên nhà báo chiến sĩ Lý Tiến Dũng đã can đảm xé rào theo gương Kim Ngọc và Võ Văn Kiệt để thay mặt giới báo chí bày tỏ niềm kính yêu đối với Hồ chủ tịch, bày tỏ sự ủng hộ nhiệt liệt của đại đa số đảng viên và nhân dân hiệp ý chung lòng với Đại tướng Võ Nguyên Giáp và nguyên Thủ tướng Võ Văn Kiệt. Các lão thành và cựu chiến binh khắp nơi tìm mua số báo Đại đoàn kết đăng thư Võ Đại tướng chuyền nhau đọc, lại photo nhân bản truyền rộng hơn nữa. Thế nhưng Tổng biên tập báo Đại đoàn kết cứ bị cách chức, Hội trường Ba Đình vẫn bị đập bỏ dưới bàn tay bạo quyền, rõ ràng đây là một hành vi ngang nhiên thách thức tình cảm của đại đa số đảng viên và nhân dân đối với Hồ chủ tịch, với Đại tướng Võ Nguyên Giáp và Thủ tướng Võ Văn Kiệt.
Cần nhìn kỹ vào động cơ sâu xa của sự thách thức này: nó làm đau lòng đảng viên và nhân dân bao nhiêu thì làm vui lòng thế lực bành trướng bấy nhiêu. Từ lâu mọi người đều biết, trong thâm tâm thế lực bành trướng luôn có một nỗi khó chịu trước sự ra đời của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa với một chế độ chính trị tiến bộ nhất châu Á lúc bấy giờ, lại càng khó chịu khi trên thế giới vang lên lời hoan hô 3 tiếng liền nhau: Việt Nam – Hồ Chí Minh – Võ Nguyên Giáp! Và trớ trêu thay, ngay trong hàng ngũ cao cấp của Đảng Lao động Việt Nam cũng có những người mang nặng nỗi khó chịu giống hệt thế lực bành trướng.
Cái tâm lý “thích làm vua” (cụm từ của nhà văn Nguyễn Minh Châu) trong điều kiện Đảng cầm quyền – Đảng trị trên cả nước vừa “thắng hai đế quốc to” (lời trong Di chúc) lập tức “tự diễn biến” (cụm từ trong nghị quyết) thành một thói đại kiêu ngạo ngầm tự xếp mình cao hơn Hồ Chí Minh. Giặc bành trướng thừa tinh ý để nhận ra điều đó và thừa mưu lược để hình thành và xúc tiến ngay một kế hoạch khéo léo kích thích sự kiêu ngạo kia.
Thế là thấy diễn ra việc đổi tên nước, đổi tên Đảng, rồi tổ chức thi quốc ca mới, dần hiển lộ một tham vọng ngông cuồng muốn xác lập “thời đại mới” cùng lời lẽ huênh hoang “không còn kẻ xâm lược nào dám đụng đến ta”. Đặng Tiểu Bình đáp lại: “Dạy cho Việt Nam một bài học” khi các gọng kìm bố trí sẵn đã triển khai trên biên giới Tây Nam bằng bàn tay diệt chủng của tên đồ tể Pôn Pốt vừa mới ký kết “tình hữu nghị đặc biệt” với Việt Nam, tiếp theo là hàng chục sư đoàn “quân đội anh em” do Hứa Thế Hữu chỉ huy tràn qua biên giới phía Bắc gây bao tội ác. Các “bài học” kế tiếp thâm hiểm hơn nhiều, không tốn một viên đạn, được thực hiện bằng chính “học trò xuất sắc của Bác Hồ”, từ kiêu ngạo lố bịch chuyển nhanh sang bạc nhược trước giặc bành trướng, nhưng kiêu ngạo hống hách với nhân dân, với cựu chiến binh, với trí thức và sinh viên thì ngày càng tăng, với các lão thành cách mạng, các đại công thần thì tỏ ra thách thức: Hội trường Ba Đình cứ bị đập bỏ, bô-xít Tây Nguyên cứ khai thác.
Đấy, những “đầy tớ” đang ngồi ghế “đầy tớ” hiện nay là “đầy tớ” của ai, đang “thật sự trung thành” với ai, với lợi ích nào?Nhân dân đã có câu trả lời và đang chờ đợi trả lời của những người lãnh đạo thực hiện Di chúc.
Trong quồng máy cầm quyền hiện nay, những người kiên định làm theo Di chúc, kiên định giữ mình làm người đầy tớ thật sự trung thành của nhân dân mỗi ngày thêm lạc lõng cô đơn giữa cái khối 51% giặc nội xâm và khoảng 40% nửa nạc nửa mỡ vừa giặc vừa ta. Nhân dân thấy rõ muốn đảm bảo cán bộ đảng viên không “tự diễn biến” từ “người đầy tớ” thành kẻ tự xưng đầy tớ để làm “vua quan cách mạng” thì dứt khoát phải xây dựng cho bằng được một chế độ chính trị làm chức năng đầy tớ của nhân dân.
Để cuộc kiểm điểm việc thực hiện Di chúc thực sự có chất lượng, tôi đề nghị mấy việc cần làm ngay:
1. Những người chủ trương đập bỏ Hội trường Ba Đình không đủ tư cách chủ trì cuộc kiểm điểm việc thực hiện Di chúc, không được đến thắp hương tưởng niệm Hồ Chủ Tịch, không được lên bục giảng, lên diễn đàn rao giảng tư tưởng và đạo đức Hồ Chí Minh chừng nào chưa tự nhận là chủ trương đó sai và đến xin lỗi Đại tướng Võ Nguyên Giáp, phục hồi chức vụ cho nhà báo Lý Tiến Dũng.
2. Thu hồi quyết định kỷ luật mà vừa qua giặc nội xâm ẩn náu trong cơ quan Đảng và Nhà nước lợi dụng chức vụ quyền hạn ngang ngược áp đặt đối với các nhà báo nhà văn đã tỏ rõ bản lĩnh chiến sĩ, tích cực chủ động trong các hoạt động yêu nước chống bành trướng, đồng thời biểu dương khen thưởng và phục hồi chức vụ cho các cây bút chiến sĩ ấy.
3. Để tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân chống nội xâm chống bành trướng xây dựng Tổ Quốc Việt Nam hòa bình thống nhất độc lập dân chủ và giàu mạnh, cần ra ngay quyết định dừng khai thác bô-xít Tây Nguyên, chuyển số vốn đó sang đầu tư phát triển Tây Nguyên Xanh và hiện đại hóa trang bị cho hải quân.
TG : Bùi Minh Quốc
Nếu mở được phiên tòa, hẳn là Thủ tướng sẽ nói trước tòa rằng ông làm theo nhiệm vụ cấp ủy giao cho, theo chỉ thị của người đứng đầu cấp ủy. Vụ kiện này chắc không thể mau thấy hiệu quả cuối cùng, nhưng hiệu quả nhãn tiền rất đáng quý là nó mở ra một cửa đột phá, một tiền lệ quan trọng trên mặt trận pháp lý, phối hợp với mặt trận tư tưởng, vốn chằng chịt những rào cản kinh niên, nó đưa nguyên tắc “mọi công dân bình đẳng trước pháp luật” bấy lâu chỉ tồn tại trên giấy trở thành một nếp sống phải được bình thường. Sớm muộn cũng sẽ đến lúc mọi người dân thấy rằng việc công dân phát đơn kiện Thủ tướng, kiện Tổng bí thư là việc bình thường.
Tôi đoán các cụ lão thành sau khi cùng nhau ký tâm thư (viết ngày 28.06.2007) gửi Trung ương Đảng mà thấy thư bị đút ngăn kéo (hiện chưa báo nào đăng), hẳn sẽ phải tính đến việc các công dân-lão thành cách mạng, công dân-đảng viên từ chỗ thực hiện trách nhiệm đảng viên phải chuyển sang thực hiện trách nhiệm công dân bằng việc khởi kiện công dân Nông Đức Mạnh-Tổng bí thư về hành vi đem tài nguyên quốc gia ký kết hợp tác với kẻ thù bành trướng đang xâm chiếm đất đai và biển đảo của Tổ Quốc Việt Nam – một trong những hành vi đã dẫn đến tình trạng nguy hiểm cho an ninh quốc gia hiện nay mà lão thành cách mạng Nguyễn Trọng Vĩnh, nguyên Đại sứ nước ta tại Trung Quốc từ 1974 đến 1989, đã vạch rõ.
3. Kiểm điểm về tình trạng ngoài miệng xưng tụng Hồ Chí Minh, trong hành động thì gây tổn thương nặng nề Hồ Chí Minh:Điển hình cho tình trạng này là việc ướp xác xây lăng như đã nêu trên, gần đây lại quyết phá cho bằng được Hội trường Ba Đình, một di tích cách mạng hàng đầu kề bên di tích Hoàng thành Thăng Long nghìn tuổi mới được phát hiện làm vang động thế giới [theo tin mới nhất chưa được kiểm chứng thì chính vì việc này nên UNESCO đã không công nhận di tích Hoàng thành Thăng Long vô giá của Việt Nam là di tích thế giới – BVN], bất chấp lời can ngăn của Đại tướng Võ Nguyên Giáp và nguyên Thủ tướng Võ Văn Kiệt (lúc sinh thời) – đại diện cho tình cảm và ý chí của đại đa số đảng viên và nhân dân, lại không cho các báo đăng thư can ngăn của Võ Đại tướng, khi báo Đại đoàn kết đăng lên thì lập tức cách chức Tổng biên tập.
Có thể nói Tổng biên tập báo Đại đoàn kết, đảng viên trung kiên nhà báo chiến sĩ Lý Tiến Dũng đã can đảm xé rào theo gương Kim Ngọc và Võ Văn Kiệt để thay mặt giới báo chí bày tỏ niềm kính yêu đối với Hồ chủ tịch, bày tỏ sự ủng hộ nhiệt liệt của đại đa số đảng viên và nhân dân hiệp ý chung lòng với Đại tướng Võ Nguyên Giáp và nguyên Thủ tướng Võ Văn Kiệt. Các lão thành và cựu chiến binh khắp nơi tìm mua số báo Đại đoàn kết đăng thư Võ Đại tướng chuyền nhau đọc, lại photo nhân bản truyền rộng hơn nữa. Thế nhưng Tổng biên tập báo Đại đoàn kết cứ bị cách chức, Hội trường Ba Đình vẫn bị đập bỏ dưới bàn tay bạo quyền, rõ ràng đây là một hành vi ngang nhiên thách thức tình cảm của đại đa số đảng viên và nhân dân đối với Hồ chủ tịch, với Đại tướng Võ Nguyên Giáp và Thủ tướng Võ Văn Kiệt.
Cần nhìn kỹ vào động cơ sâu xa của sự thách thức này: nó làm đau lòng đảng viên và nhân dân bao nhiêu thì làm vui lòng thế lực bành trướng bấy nhiêu. Từ lâu mọi người đều biết, trong thâm tâm thế lực bành trướng luôn có một nỗi khó chịu trước sự ra đời của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa với một chế độ chính trị tiến bộ nhất châu Á lúc bấy giờ, lại càng khó chịu khi trên thế giới vang lên lời hoan hô 3 tiếng liền nhau: Việt Nam – Hồ Chí Minh – Võ Nguyên Giáp! Và trớ trêu thay, ngay trong hàng ngũ cao cấp của Đảng Lao động Việt Nam cũng có những người mang nặng nỗi khó chịu giống hệt thế lực bành trướng.
Cái tâm lý “thích làm vua” (cụm từ của nhà văn Nguyễn Minh Châu) trong điều kiện Đảng cầm quyền – Đảng trị trên cả nước vừa “thắng hai đế quốc to” (lời trong Di chúc) lập tức “tự diễn biến” (cụm từ trong nghị quyết) thành một thói đại kiêu ngạo ngầm tự xếp mình cao hơn Hồ Chí Minh. Giặc bành trướng thừa tinh ý để nhận ra điều đó và thừa mưu lược để hình thành và xúc tiến ngay một kế hoạch khéo léo kích thích sự kiêu ngạo kia.
Thế là thấy diễn ra việc đổi tên nước, đổi tên Đảng, rồi tổ chức thi quốc ca mới, dần hiển lộ một tham vọng ngông cuồng muốn xác lập “thời đại mới” cùng lời lẽ huênh hoang “không còn kẻ xâm lược nào dám đụng đến ta”. Đặng Tiểu Bình đáp lại: “Dạy cho Việt Nam một bài học” khi các gọng kìm bố trí sẵn đã triển khai trên biên giới Tây Nam bằng bàn tay diệt chủng của tên đồ tể Pôn Pốt vừa mới ký kết “tình hữu nghị đặc biệt” với Việt Nam, tiếp theo là hàng chục sư đoàn “quân đội anh em” do Hứa Thế Hữu chỉ huy tràn qua biên giới phía Bắc gây bao tội ác. Các “bài học” kế tiếp thâm hiểm hơn nhiều, không tốn một viên đạn, được thực hiện bằng chính “học trò xuất sắc của Bác Hồ”, từ kiêu ngạo lố bịch chuyển nhanh sang bạc nhược trước giặc bành trướng, nhưng kiêu ngạo hống hách với nhân dân, với cựu chiến binh, với trí thức và sinh viên thì ngày càng tăng, với các lão thành cách mạng, các đại công thần thì tỏ ra thách thức: Hội trường Ba Đình cứ bị đập bỏ, bô-xít Tây Nguyên cứ khai thác.
Đấy, những “đầy tớ” đang ngồi ghế “đầy tớ” hiện nay là “đầy tớ” của ai, đang “thật sự trung thành” với ai, với lợi ích nào?Nhân dân đã có câu trả lời và đang chờ đợi trả lời của những người lãnh đạo thực hiện Di chúc.
Trong quồng máy cầm quyền hiện nay, những người kiên định làm theo Di chúc, kiên định giữ mình làm người đầy tớ thật sự trung thành của nhân dân mỗi ngày thêm lạc lõng cô đơn giữa cái khối 51% giặc nội xâm và khoảng 40% nửa nạc nửa mỡ vừa giặc vừa ta. Nhân dân thấy rõ muốn đảm bảo cán bộ đảng viên không “tự diễn biến” từ “người đầy tớ” thành kẻ tự xưng đầy tớ để làm “vua quan cách mạng” thì dứt khoát phải xây dựng cho bằng được một chế độ chính trị làm chức năng đầy tớ của nhân dân.
Để cuộc kiểm điểm việc thực hiện Di chúc thực sự có chất lượng, tôi đề nghị mấy việc cần làm ngay:
1. Những người chủ trương đập bỏ Hội trường Ba Đình không đủ tư cách chủ trì cuộc kiểm điểm việc thực hiện Di chúc, không được đến thắp hương tưởng niệm Hồ Chủ Tịch, không được lên bục giảng, lên diễn đàn rao giảng tư tưởng và đạo đức Hồ Chí Minh chừng nào chưa tự nhận là chủ trương đó sai và đến xin lỗi Đại tướng Võ Nguyên Giáp, phục hồi chức vụ cho nhà báo Lý Tiến Dũng.
2. Thu hồi quyết định kỷ luật mà vừa qua giặc nội xâm ẩn náu trong cơ quan Đảng và Nhà nước lợi dụng chức vụ quyền hạn ngang ngược áp đặt đối với các nhà báo nhà văn đã tỏ rõ bản lĩnh chiến sĩ, tích cực chủ động trong các hoạt động yêu nước chống bành trướng, đồng thời biểu dương khen thưởng và phục hồi chức vụ cho các cây bút chiến sĩ ấy.
3. Để tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân chống nội xâm chống bành trướng xây dựng Tổ Quốc Việt Nam hòa bình thống nhất độc lập dân chủ và giàu mạnh, cần ra ngay quyết định dừng khai thác bô-xít Tây Nguyên, chuyển số vốn đó sang đầu tư phát triển Tây Nguyên Xanh và hiện đại hóa trang bị cho hải quân.
TG : Bùi Minh Quốc
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét