30 thg 12, 2009
Tiền xu và tiền polime
Những ngày giá vàng lao như tên bắn, giá dollar tăng vù vù, người dân đổ xô đi mua sắm mới càng giật mình, thấy thương những đồng tiền kim loại (vẫn hay được gọi là tiền xu) dần trở nên vô giá trị. Cầm trên tay những tờ tiền polime đủ màu cũng không khỏi chạnh lòng, chẳng phải bởi nó không "đọ" được với những loại tiền mệnh giá cao khác.
1. Xu
Bà bán trà đá trước còn có cái hộp hay cái túi lủng lẳng tiền xu để tiện trả lại khách, đến nay, tiền giấy lẻ có khi bà còn chê, vì trà đá đã một ngàn, đang nhấp nhổm tăng lên hai ngàn đồng một cốc. Quán cơm bình dân lũ lượt người lao động tìm đến, có người chắc vì tiếc rẻ, móc đồng tiền xu tình cờ còn giữ, đem trả cho suất cơm hai chục ngàn, ngay lập tức gặp ngay cái phẩy tay: "Tiền này không ai dùng nữa rồi!". Người khách ngượng ngùng tìm kiếm những đồng tiền khác.
Trong bối cảnh kinh tế khủng hoảng, người ta càng ghét tiền xu ra mặt (mặc cho ở nhiều nước trên thế giới, tiền xu vẫn rất phổ biến). Bây giờ, đi gửi một cái xe máy sẽ mất ba hoặc năm ngàn đồng tùy nơi, tùy thời điểm, nếu đem tiền xu ra thì đừng hòng có người nhận.
Tôi có 5000 đồng tiền xu (như người ta nói ở quê thì số tiền này đủ mua rau cho cả gia đình), thử đem trả ở những chỗ trông xe. "Ở đây không lấy tiền xu, không ai tiêu, không có chỗ để!". Đến 4 lần như vậy mà đồng tiền xu còm cõi của tôi vẫn không "thoát" đi đâu được. Cũng đúng thôi, cách đây nhiều tháng rồi, có ai đưa tiền xu cho tôi là tôi cũng giãy nảy lên. Đến mấy đứa cháu ở nhà còn không chịu cầm tiền đó mang đến trường ăn quà vặt.
Ở quê có thể tiền xu còn đất dụng võ; còn trên khắp các thành phố lớn ở Việt Nam, tiền xu đang dần mất hút, như chưa bao giờ nó được sinh ra đời. Một cái chết không kèn không trống, không được báo trước, cho dù cách đây vài năm thôi, người ta ồ ạt sản xuất ra nó, từ mệnh giá 200 đồng đến 5000 đồng, ồ ạt tung vào lưu thông trong đời sống...
Nếu tiền xu còn ngấp ngoái, chưa "chết" thì có chăng chúng đang nằm lăn lóc ở khắp nơi, chẳng mấy ai ở đô thị dùng nó. Có thể xu lăn về các vùng nông thôn, nơi được nhạc sĩ Lê Minh Sơn miêu tả là "cái nghèo làm nên chợ quê". Ở đó, các bà các mẹ còn chắt chiu, còn tùng tiệm từng đồng, còn thấy tiền xu cũng là đồng tiền, được thừa nhận chính thức để đem ra lưu hành, sao mình hoang phí với nó?!
Thế nhưng với những cơn lũ quét về tiền tệ còn có thể tiếp tục diễn ra thì rồi tiền xu ở quê sẽ chẳng mấy lúc mà bị cuốn trôi hoàn toàn...
Có ai tiếc tiền xu không khi nó như một thứ nguồn cung mà người ta đưa ra đã không đến gần với nguồn cầu? Có ai công bố từ đầu, bao nhiêu đơn vị tiền xu leng keng đã được tung ra thị trường, tổng kết xem đã chi ra bao nhiêu tiền để "đúc" lên chúng, để rồi bây giờ như cơn mưa rào đổ ào và từ từ thấm xuống lòng đất sâu, im lặng...?
Đến Sài Gòn hay Hà Nội, phải như là "có duyên" mới bắt gặp một cái máy bán hàng tự động, để thả đôi đồng xu vào, nó trả về một lon nước. Những cái máy hiếm hoi vô chừng ấy nó cũng chỉ là vật dụng, nó cũng giống như bao người chỉ biết im lìm mặc kệ sự đời khác, chẳng thể "chất vấn" được tiền xu làm ra rồi để làm gì, có môi trường để "dung dưỡng" nó hay không? Nếu tiền xu mà biết nói năng thì chắc nó sẽ nói nó không phải là một loại tiền cổ, như tiền xu của hàng chục, hàng trăm năm về trước. Nó chỉ là tiền làm ra nhưng không được dùng đến mà thôi...
2. Polime
Tiền xu mất đi thì lẽ dĩ nhiên, những đồng tiền giấy hai ngàn, năm ngàn đồng và tiền polime có mệnh giá thấp dẫn dần thay thế nó. Nay cầm trên tay tờ tiền polime mới cóng, có mệnh giá cao nhất thì nó cũng chỉ bằng 25 USD như trên thị trường đang xao xác đổi chác hiện nay.
Nếu tiền xu còn ngấp ngoái, chưa "chết" thì có chăng chúng đang nằm lăn lóc ở khắp nơi, chẳng mấy ai ở đô thị dùng nó. Có thể xu lăn về các vùng nông thôn, nơi được nhạc sĩ Lê Minh Sơn miêu tả là "cái nghèo làm nên chợ quê". Ở đó, các bà các mẹ còn chắt chiu, còn tùng tiệm từng đồng, còn thấy tiền xu cũng là đồng tiền, được thừa nhận chính thức để đem ra lưu hành, sao mình hoang phí với nó?!
Thế nhưng với những cơn lũ quét về tiền tệ còn có thể tiếp tục diễn ra thì rồi tiền xu ở quê sẽ chẳng mấy lúc mà bị cuốn trôi hoàn toàn...
Có ai tiếc tiền xu không khi nó như một thứ nguồn cung mà người ta đưa ra đã không đến gần với nguồn cầu? Có ai công bố từ đầu, bao nhiêu đơn vị tiền xu leng keng đã được tung ra thị trường, tổng kết xem đã chi ra bao nhiêu tiền để "đúc" lên chúng, để rồi bây giờ như cơn mưa rào đổ ào và từ từ thấm xuống lòng đất sâu, im lặng...?
Đến Sài Gòn hay Hà Nội, phải như là "có duyên" mới bắt gặp một cái máy bán hàng tự động, để thả đôi đồng xu vào, nó trả về một lon nước. Những cái máy hiếm hoi vô chừng ấy nó cũng chỉ là vật dụng, nó cũng giống như bao người chỉ biết im lìm mặc kệ sự đời khác, chẳng thể "chất vấn" được tiền xu làm ra rồi để làm gì, có môi trường để "dung dưỡng" nó hay không? Nếu tiền xu mà biết nói năng thì chắc nó sẽ nói nó không phải là một loại tiền cổ, như tiền xu của hàng chục, hàng trăm năm về trước. Nó chỉ là tiền làm ra nhưng không được dùng đến mà thôi...
Khi có tiền polime, tiền giấy thế này dần không còn được đem ra mua bán (Ảnh: Dân Trí)
Hai đứa em họ tôi có ít tiền khi mẹ mất, người ta phúng viếng, đem gửi tiết kiệm, nay than trời, có rút ra cũng chẳng thấm vào đâu so với chi phí ăn học, khi thời giá ngày một leo thang mà lãi gửi quá khiêm tốn.
Mợ tôi mua bảo hiểm cho con từ khi còn bé tí xíu, nay nó sắp tới đại học, được một món tiền đúng như mục tiêu để quyết tâm tích cóp ban đầu, nhưng chẳng thấy chút nào "nhẹ gánh".
Cả chục năm trước tưởng tượng số tiền đó là lớn, nhưng đến thời buổi vật giá leo thang hiện nay, thì phải gọi tên chính xác là "mất giá" trầm trọng. Cả chục năm gom tiền kiểu đó liệu giờ có mua nổi một vài mét vuông đất? Có lãi đấy mà hóa lỗ nên chẳng biết đó là cách tính, cách tiết kiệm thể hiện tư duy của người giàu hay tư duy của người nghèo nữa vì còn phải xét đến điều kiện, hoàn cảnh, ý thức tiết kiệm...
Cuộc sống là thế, có người nhạy cảm với đồng tiền, có người nhạy bén với thứ khác, như nhạy bén với thời tiết lúc giao mùa chẳng hạn. Một điều chắc chắn rằng đồng tiền chẳng bao giờ có lỗi, có chăng là sự vận hành của thị trường, trách nhiệm của những người nắm quyền điều tiết tài chính - tiền tệ; hay do văn hóa kiếm tiền và tiêu tiền đôi khi có trục trặc.
Nói đến văn hóa kiếm tiền và tiêu tiền chắc chắn người ta sẽ ca ngợi đầu tiên những "đại gia", những người giàu có biết kiếm tiền chính đáng và sử dụng đồng tiền một cách thông minh, để mang lại nhiều ý nghĩa, lợi ích dài lâu cho bản thân và xã hội. Ngược lại, những kẻ bị lên án đầu tiên chắc chắn phải là bọn sản xuất và buôn bạc giả! Đó là những kẻ có "vô số tội".
Nhớ hồi mới ra tiền polime, báo chí liên tục có bài về cách phân biệt tiền thật tiền giả. Ai cũng quan tâm, nằm lòng, vì vốn dĩ như thiên hạ vẫn bảo đồng tiền liền khúc ruột. Thêm nữa, tiền mới mệnh giá lớn thế, tận 500.000 đồng, lỡ may vớ phải tờ bạc giả thì chết à?!
Thế mà, đã học thuộc lòng những cách "soi" tiền polime giả rồi mà bây giờ nhiều người vẫn phải giật mình thon thót. Cầm cả xấp tiền polime trong tay, trộn lẫn trong đó là những tờ tiền có vẻ khang khác những tờ còn lại. Tiền giấy thì không sao, mà cũng không đáng lo lắm, vì chủ yếu là mệnh giá thấp, sao tiền polime, có nhiều tờ lại "xuống sắc" đến thế?! Không khỏi băn khoăn, lo lắng...
Khi nhận tiền từ người khác, tôi đã phải hỏi lại, sao tờ tiền này lại mất nét, nhàu, không đều mực thế này? Câu trả lời là: "Không phải tiền giả đâu! Tiền thật nó thế đấy!". Tiền mà hơn 80 triệu người dân đang chi tiêu là thế đấy, có lẫn những tờ với chất lượng in không đều, vậy tôi biết hỏi ai để phân biệt cho rõ? Thôi thì, mọi người tiêu được thì mình cũng... phải tiêu. Nhưng cũng không khỏi băn khoăn: Tiền sao bạc thế? Cứ thế này thì biết đâu thật - giả...
Nếu bạn đã đọc đến đây rồi và chưa bao giờ để ý đến điều đó thì thử tìm lại những đồng tiền xu mà mình còn giữ và gom lại một ít tiền polime mà mình đang tiêu hàng ngày xem có phải nhiều đồng xu bị ố xỉn, một số nhất định tiền polime không đều màu, chẳng mịn màng như số còn lại.
Bạn có nghĩ như ai đó rằng ấy là chuyện ở bên Úc chứ chẳng phải chuyện của xứ mình?!
Nguồn :http://www.tuanvietnam.net/2009-11-13-tien-xu-va-tien-polime-
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét