Ta luôn kêu gọi quá nhiều ở ý thức công dân, nhưng đã khi nào giật mình hỏi ngược ở ý thức quan chức?
Bộ Chính trị đang phát động một phong trào mới, nhưng nội dung thì không mới: “người Việt Nam dùng hàng Việt Nam”. Khoan bàn ở chuyện đúng sai (việc này vào thời điểm thích hợp, tôi sẽ trở lại bằng một bài viết khác). Ở bài này, chỉ bàn đến tính hiệu quả của một phong trào tưởng mới nhưng lại rất cũ.
Tôi thích câu này của ông Vũ Trọng Kim, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam: “Sẽ phải tổng kết cuộc vận động người Việt ưu tiên dùng hàng Việt thế nào, khi mà nhà vị lãnh đạo nào cũng dùng toàn hàng… ngoại?”
Một cuộc vận động lớn như vậy sẽ chỉ như gióng trống giong cờ hình thức nếu mục đích vận động chỉ hướng về phía dân. Sẽ vận động dân ra sao, nói sao cho dân nghe một khi quan chức mặc bộ vét Ý, Pháp gần 3.000 đô, đi đôi giầy Ý cũng trên 2.000 đô, tròng cái thắt lưng trên 1.000 đô, cầm điện thoại di động Vertu gần tỷ bạc, khi trong nhà đầy rẫy hàng ngoại, từ viên gạch lát nền nhà đến cái bát ăn cơm, thậm chí cuộn giấy vệ sinh trong toilet cũng… ngoại.
Tôi đố tìm được trong hàng ngũ quan chức Trung ương ủy viên trở lên, có mấy ai khoác đồ vét nội? Tối tối, những bộ vét hùng hồn rao giảng trên ti vi đều là hàng ngoại đấy. Đến cây bút trên túi ngực dùng để ký cũng hơn 1.000 đô đấy! Đến cái quần lót trong người các vị cũng chưa chắc là made in Việt Nam. Thế thì đi vận động ai, nói ai nghe?
Dân nghèo lấy tiền đâu sài hàng ngoại, những hàng ngoại cao cấp xa xỉ đến vậy? Đối tượng dùng hàng ngoại, đối tượng “sính ngoại” chính là quan chức. Vì thế, cuộc vận động chỉ có hiệu quả và thực chất khi xác định đúng đối tượng vận động tuyên truyền. Thay vì nhắm vào dân, hãy chuyển cái đích ngắm về phía quan chức.
Cuộc vận động rầm rộ về văn hóa giao thông cũng vậy. Nó chỉ đủ sức lay chuyển, đủ sức làm thay đổi cái văn hóa giao thông hiện thời một khi ý thức giao thông của đội ngũ xe biển xanh biết thay đổi theo hướng… có văn hóa! Các trường phổ thông bắt đầu đưa luật và văn hóa giao thông vào chương trình giảng dạy. Nhưng dạy thế nào cho học sinh nghe để các em biết tuân thủ luật và có văn hóa giao thông một khi chính các thầy cô lại không biết văn hóa khi ra đường. Chịu khó ngồi thử tại một ngã tư giờ cao điểm, sẽ thấy đội ngũ xe biển xanh chạy… hách dịch như thế nào. Hoặc chỉ cần ngồi trước cổng bất kỳ cơ quan công quyền nào, trụ sở các Bộ ngành, Tỉnh ủy Thành ủy, UBND… xem thử các vị “cán bộ đường lối” của đội ngũ quan chức chạy xe và đậu đỗ xe ra sao.
Sẽ không quá khi cho rằng cái văn hóa giao thông báo động trước hết từ đội ngũ này, từ những xe biển xanh 80 chẳng phải diện ưu tiên nhưng cứ hễ ra lộ là ụp còi chó sủa “gâu gâu” inh ỏi và chạy như thể đi… ăn cướp!
Nói vậy để thấy rằng cái đích trước hết cần hướng tới để vận động, thay chuyển văn hóa giao thông là… quan chức, chứ không phải dân chúng.
Mà không chỉ cuộc vận động này, không chỉ cuộc vận động văn hóa giao thông và người Việt dùng hàng Việt. Trong mọi cuộc vận động, đối tượng trước tiên cần nhắm đến, cần vận động, cần thực hiện trước tiên chính là quan chức chứ không phải dân chúng. Ta hay kêu gọi quá nhiều ở ý thức công dân, nhưng đã khi nào giật mình hỏi ngược ở ý thức quan chức?
Hay cho dễ hiểu, như Hồ Chủ tịch từng nói: Cuộc vận động nào cũng vậy, phong trào nào cũng thế, muốn thành công thì cán bộ phải làm trước, phải nêu gương cho quần chúng làm theo.
Nguon : TruongduyNhat's blog
Bộ Chính trị đang phát động một phong trào mới, nhưng nội dung thì không mới: “người Việt Nam dùng hàng Việt Nam”. Khoan bàn ở chuyện đúng sai (việc này vào thời điểm thích hợp, tôi sẽ trở lại bằng một bài viết khác). Ở bài này, chỉ bàn đến tính hiệu quả của một phong trào tưởng mới nhưng lại rất cũ.
Tôi thích câu này của ông Vũ Trọng Kim, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam: “Sẽ phải tổng kết cuộc vận động người Việt ưu tiên dùng hàng Việt thế nào, khi mà nhà vị lãnh đạo nào cũng dùng toàn hàng… ngoại?”
Một cuộc vận động lớn như vậy sẽ chỉ như gióng trống giong cờ hình thức nếu mục đích vận động chỉ hướng về phía dân. Sẽ vận động dân ra sao, nói sao cho dân nghe một khi quan chức mặc bộ vét Ý, Pháp gần 3.000 đô, đi đôi giầy Ý cũng trên 2.000 đô, tròng cái thắt lưng trên 1.000 đô, cầm điện thoại di động Vertu gần tỷ bạc, khi trong nhà đầy rẫy hàng ngoại, từ viên gạch lát nền nhà đến cái bát ăn cơm, thậm chí cuộn giấy vệ sinh trong toilet cũng… ngoại.
Tôi đố tìm được trong hàng ngũ quan chức Trung ương ủy viên trở lên, có mấy ai khoác đồ vét nội? Tối tối, những bộ vét hùng hồn rao giảng trên ti vi đều là hàng ngoại đấy. Đến cây bút trên túi ngực dùng để ký cũng hơn 1.000 đô đấy! Đến cái quần lót trong người các vị cũng chưa chắc là made in Việt Nam. Thế thì đi vận động ai, nói ai nghe?
Dân nghèo lấy tiền đâu sài hàng ngoại, những hàng ngoại cao cấp xa xỉ đến vậy? Đối tượng dùng hàng ngoại, đối tượng “sính ngoại” chính là quan chức. Vì thế, cuộc vận động chỉ có hiệu quả và thực chất khi xác định đúng đối tượng vận động tuyên truyền. Thay vì nhắm vào dân, hãy chuyển cái đích ngắm về phía quan chức.
Cuộc vận động rầm rộ về văn hóa giao thông cũng vậy. Nó chỉ đủ sức lay chuyển, đủ sức làm thay đổi cái văn hóa giao thông hiện thời một khi ý thức giao thông của đội ngũ xe biển xanh biết thay đổi theo hướng… có văn hóa! Các trường phổ thông bắt đầu đưa luật và văn hóa giao thông vào chương trình giảng dạy. Nhưng dạy thế nào cho học sinh nghe để các em biết tuân thủ luật và có văn hóa giao thông một khi chính các thầy cô lại không biết văn hóa khi ra đường. Chịu khó ngồi thử tại một ngã tư giờ cao điểm, sẽ thấy đội ngũ xe biển xanh chạy… hách dịch như thế nào. Hoặc chỉ cần ngồi trước cổng bất kỳ cơ quan công quyền nào, trụ sở các Bộ ngành, Tỉnh ủy Thành ủy, UBND… xem thử các vị “cán bộ đường lối” của đội ngũ quan chức chạy xe và đậu đỗ xe ra sao.
Sẽ không quá khi cho rằng cái văn hóa giao thông báo động trước hết từ đội ngũ này, từ những xe biển xanh 80 chẳng phải diện ưu tiên nhưng cứ hễ ra lộ là ụp còi chó sủa “gâu gâu” inh ỏi và chạy như thể đi… ăn cướp!
Nói vậy để thấy rằng cái đích trước hết cần hướng tới để vận động, thay chuyển văn hóa giao thông là… quan chức, chứ không phải dân chúng.
Mà không chỉ cuộc vận động này, không chỉ cuộc vận động văn hóa giao thông và người Việt dùng hàng Việt. Trong mọi cuộc vận động, đối tượng trước tiên cần nhắm đến, cần vận động, cần thực hiện trước tiên chính là quan chức chứ không phải dân chúng. Ta hay kêu gọi quá nhiều ở ý thức công dân, nhưng đã khi nào giật mình hỏi ngược ở ý thức quan chức?
Hay cho dễ hiểu, như Hồ Chủ tịch từng nói: Cuộc vận động nào cũng vậy, phong trào nào cũng thế, muốn thành công thì cán bộ phải làm trước, phải nêu gương cho quần chúng làm theo.
Nguon : TruongduyNhat's blog
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét