Chào mừng bạn đến với blog ĐỌC & SUY NGẪM .

23 thg 6, 2010

NẾU & BẮT CHƯỚC NÓI THEO PHÓ THỦ TƯỚNG


NẾU
Tình trạng mất điện liên tục trong nắng nóng gay gắt đã tạo nên hàng loạt bức xúc, đến nỗi chính quyền nhiều nơi đã phải tỏ thái độ.

Đầu tiên là việc Hà Nội ra văn bản khẩn cấp yêu cầu Điện lực Hà Nội phải hoãn ngay lệnh cắt điện luân phiên đến trước ngày 27-6.

Không xa Hà Nội, tại xã Quỳnh Hội, huyện Quỳnh Phụ, Thái Bình, sự bức xúc về điện của dân đã biến thành vấn đề chính trị-xã hội khi hàng ngàn người dân bắt một số nhân viên điện lực phơi nắng vì cắt điện liên tục. Hôm 21-6, chính quyền huyện đã phải vào cuộc, ra văn bản hành chính kêu cứu khẩn cấp lên tỉnh và ngành điện lực đề nghị xem xét.

Theo dự báo, điện ở miền Bắc sẽ vẫn thiếu 17 triệu kWh/ngày. Kết cục ai cũng biết điện cho sinh hoạt, nông thôn sẽ vẫn bị cắt tới trên 60%.

Vậy tại sao cái vòng luẩn quẩn thiếu-cắt điện cứ kéo dài, năm này qua năm khác gây hậu quả nghiêm trọng mà không có giải pháp căn cơ?

Thực ra người dân cũng cảm thông với ngành điện, song bức xúc là thái độ phục vụ kiểu áp đặt, cửa quyền mà điển hình là việc cắt điện không báo trước khiến người dân và doanh nghiệp thiệt hại vô kể.

Lý do của tình trạng này kéo dài là vì mức phạt quy định tại Nghị định 74/2003 về xử phạt trong lĩnh vực điện lực quá thấp (nhất là hành vi cắt điện sai nội dung thông báo chỉ phạt 100.000-300.000 đồng). Đã thế Bộ Công thương lại chậm trễ soạn thảo văn bản sửa đổi khiến cho khi tình thế rất nóng bỏng, Chính phủ buộc phải ban hành Nghị định 68/2010 thay thế nhưng phải đợi đến ngày 1-8 mới có hiệu lực.

Tuy thế, nhiều ý kiến nói rằng mức phạt dù đã nâng lên nhưng vẫn quá nhỏ so với thiệt hại mà xã hội gánh chịu. Có người ví von nếu phạt 3-4 triệu đồng cho hành vi ngừng hoặc giảm mức cung cấp điện không đúng nội dung đã thông báo (dù so với mức cũ tăng hơn 10 lần) cũng không làm cho ngành điện nể sợ. Bởi nếu một doanh nghiệp ngừng sản xuất hay bệnh nhân cấp cứu bị ngừng máy do điện mất đột ngột thì hậu quả cực lớn, chưa kể để chứng minh lỗi thuộc về ngành điện là hết sức khó khăn.

Thế thì thật khó chấm dứt việc cúp điện tùy tiện.

Nhìn sang Iraq, hôm 21-6, bộ trưởng điện lực nước này đã phải từ chức do người dân biểu tình rầm rộ phản đối tình trạng thiếu điện mà thèm. Giá như “tư lệnh ngành điện” ở ta cũng tự đề cao trách nhiệm như thế…


Trời nóng, cúp điện, bắt chước… nói theo Phó Thủ tướng Nguyễn Sinh Hùng chơi

- Nóng như rang. Nóng đến mức dễ nổi khùng. Rồi đâm lo…

- Lo gì?

- Lo dân mình chịu không thấu, xuống đường biểu tình (à quên, tụ tập đông người trái phép) như thằng Iraq thì… bỏ mẹ!

- Dân Việt mình hiền lắm, lập trường tư tưởng vững, chứ không dễ bị dao động, “kích động xúi giục” như mấy anh tư bản. Cúp điện, họ chỉ biết lăn ra… công viên, bờ sông túm tụm tán phét, phe phẩy cái quạt mo tán dóc chuyện nhân sự cho đại hội đảng sắp tới và luận bình World Cup.

- Ừ. Thế mới là dân Việt. Chả trách « thằng » Iraq, cựa tí cúp điện là dân kéo nhau xuống đường biểu tình như chống… Mỹ ! Rõ khổ! Rồi cũng chỉ vì mấy dòng người biểu tình mà cha Bộ trưởng Năng lượng tuyên bố từ chức cái rụp! Nhìn và nghe ổng dõng dạc trên truyền hình "Vì thế tôi tuyên bố với lòng dũng cảm của mình rằng tôi từ chức bộ trưởng năng lượng" mà thấy rất khó hiểu. Khó hiểu nhưng mà nể !

- Cha nớ dại nhỉ, sao nó không đổ lỗi cho ông trời ? Nắng hạn thế này thì thiếu điện là đúng rồi. Lỗi tại trời chứ đâu phải tại chả ?

- Hì hì ! Vì chả không phải là Bộ trưởng… Việt Nam !

- Răng mình nóng kinh thế, cúp điện lia chia mà không ai đòi cha Bộ trưởng “điên nặng” từ chức nhỉ?

- Cựa tí, mất điện vài hôm đã đòi người ta từ chức với cách chức thì… lấy ai mà làm việc, bầu sao kịp? (Hì hì! Câu ni bắt chước… nói nhại theo Phó Thủ tướng Nguyễn Sinh Hùng !)


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét