Chào mừng bạn đến với blog ĐỌC & SUY NGẪM .

15 thg 6, 2010

Thủ tướng lấy bằng Cử nhân Luật ở đâu ra vậy?


Sau khi Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã tới dự và phát biểu ý kiến tại Hội nghị giữa kỳ nhóm tư vấn các nhà tài trợ cho Việt Nam (CG) được tổ chức tại thành phố Rạch Giá, Kiên Giang ngày 09/6/2010. Tại Hội nghi giữa kỳ này Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã lỡ phát biểu trái với đường lối chủ trương của đảng CSVN và điều 15 Hiến pháp khi nói rằng “Việt nam là Kinh tế thị trường” như báo SGTT ngày 09/10/2010 [1] đã đưa tin.
Thủ tướng lấy bằng Cử nhân Luật đâu ra vậy?

Được biết là Thủ tướng đã dùng diễn đàn này để kêu gọi các tổ chức tài chính quốc tế và các quốc gia hỗ trợ trong việc các khoản vay ưu đãi cho Việt Nam trong xây dựng cơ sở hạ tầng, thực hiện xóa đói giảm nghèo nhằm làm cho bộ mặt của đất nước thay đổi nhanh chóng. Tham vọng của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng hy vọng đến hội nghị này để giải quyết bằng nguồn vốn vay 56 tỷ đô la cho đại Dự án đường sắt cao tốc đang được bàn thảo tại kỳ họp Quốc hội tại thủ đô Hà nội trước khi quyết định có tiến hành hay không.

Không nói đến ý nghĩa về mặt chính trị và kỷ luật của đảng CSVN về việc nghiêm chỉnh chấp hành đường lối chủ trương của đảng, ở đây chỉ xét về góc độ luật pháp thì phát biểu đó của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng là vi phạm Điều 15 – Chương II – Hiến pháp Nước Cộng hòa XHCN Việt nam, luật pháp cao nhất của Nhà nước quy định “Chế độ kinh tế Việt Nam là nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần theo cơ chế thị trường theo định hướng Xã hội Chủ nghĩa”. Điều nhầm lẫn này không cho phép một quan chức cao cấp giữ chức Thủ tướng có thể nhầm nhò linh tinh như vậy?

Đây không phải là lần đầu tiên và chắc cũng không phải là lần cuối cùng Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng có các phát biểu vi phạm Hiến pháp như vậy. Ngược dòng thời gian trở về ngày 09/02/2007 hẳn chúng ta còn nhớ, tại buổi Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đối thoại trực tuyến với nhân dân [2].
Khi trả lời câu hỏi của ông Phạm Dương Quốc Tuấn khi hỏi “Vì sao Thủ tướng lại ký chỉ thị nghiêm cấm tư nhân hoá báo chí dưới mọi hình thức? Như vậy, có đi ngược lại mục tiêu tự do dân chủ mà Thủ tướng phấn đấu hay không?”, Thủ tướng đã hùng hồn nhấn mạnh “Trong chỉ thị tôi ký có nghiêm cấm không được tư nhân hóa báo chí với bất cứ hình thức nào và không được để bất cứ thế lực nào chi phối báo chí để phục vụ ý đồ riêng trái pháp luật, gây phương hại cho đất nước”.

Đây chỉ là hai ví dụ điển hình trong rất nhiều dẫn chứng về những phát biểu vi phạm Hiến pháp và luật pháp của người đứng đầu cơ quan Hành pháp của Việt nam. Ở đây những sai sót như vậy của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng không thể đổ lỗi cho các thư ký của Thủ tướng không kịp thời nhắc nhở và điều chỉnh vì đây là những phát biểu không dùng văn bản chuẩn bị trước, nói theo ngẫu và cảm hứng của các nhà lãnh đạo đôi khi quá đà mà không biết mình nói gì!? Nguyên nhân quan trọng gây ra những lỗi chết người như vậy là do việc thiếu kiến thức hiểu biết về mặt luật pháp và kiến thức chính trị về mặt quản lý nhà nước của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng.

Qua tìm hiểu Tóm tắt tiểu sử Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng [3], được biết trình độ về mặt học vấn của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng là (trích nguyên văn) “Trình độ học vấn: Cử nhân Luật . Lý luận chính trị cao cấp . Trung cấp Y tế . Bổ túc VH cấp 3″. Đọc xong mới té ngửa người vì biết rằng Thủ tướng kính mến của chúng ta tốt nghiệp rất nhiều bằng như Cử nhân Luật, Lý luận chính trị cao cấp, Trung cấp Y tế. Nhưng tiếc rằng những bằng cấp quan trọng ấy của Thủ tướng lại được xây dựng trên cái nền tảng tri thức Bổ túc văn hóa học trong R trong thời gian chống Mỹ.

Hàng chục văn bằng giả công an thu được . Ảnh: C.T.V

Cũng là điều may cho Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng làm Thủ tướng ở Việt nam là một đất nước vô luật pháp, khi mà đảng CSVN ngồi trên luật pháp và Hiến pháp, khi mà lãnh đạo của đảng là những “củ khoai”. Do đó nếu các lãnh đạo như Thủ tướng có nói nhăng nói cuội, nói không đúng hay phát biểu vi phạm Hiến pháp và pháp luật thì chả ai muốn mất công đi kiện như vụ ông Cù Huy Hà Vũ đã từng đi kiện “củ khoai” là một ví dụ. Nếu như ông Nguyễn Tấn Dũng mà làm Thủ tướng ở những quốc gia pháp trị, có luật pháp nghiêm minh, có Tòa Hiến pháp, thì có lẽ tốt nhất Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng phải chuyển văn phòng Thủ tướng đến địa điểm sát cạnh Tòa Hiến pháp để đi lại hầu tòa thường xuyên hàng ngày cho tiện.

Tác giả không hề có ý nói xấu hay bôi bác trình độ học vấn của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, mà chỉ có ý giải thích cho bạn đọc hiểu vì sao Thủ tướng của chúng ta hay phát biểu “phạm húy” như vậy. Hiểu rồi để thông cảm và để chúng ta hãy cùng động viên cho Thủ tướng làm việc với hết khả năng của mình để đưa đại Dự án Đường sắt cao tốc sẽ thành một chủ trương lớn của đảng (như Dự án Bauxite), cho các đại biểu Quốc hội nghị gật đang ra sức cản phá phải một lần nữa “im mồm” cho nhanh.

Nhưng chỉ có một băn khoăn và thắc mắc nhỏ muốn nhờ các bạn đọc nếu biết xin cho biết, đó là không hiểu Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đỗ Cử nhân Luật ở trường Đại học Luật nào vậy?
Chắc có bạn đọc sẽ thắc mắc rằng, hỏi để làm gì chuyện đó? Xin trả lời thẳng thắn là biết để tránh sau này có con hay cháu khỏi cho vào học ba cái trường Đại học Luật kiểu ấy. Vì học rồi, đỗ có bằng Cử nhân Luật mà chả biết cái cóc khô gì về luật như Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, mở mốm nói là vi phạm Hiến pháp và pháp luật thì học để làm gì cho tốn cơm.

Nếu như ngày trước Thủ tướng có lỡ không hề học Đại học Luật, nhưng có trường Đại học nào đó vẫn cấp bằng theo chỉ thị của đảng hoặc Thủ tướng ngày xưa chót mua bằng “dzỏm” thì cũng cứ nói thẳng cho đỡ mất danh tiếng của trường họ nói riêng và ảnh hưởng tới tiếng tăm chất lượng giảng dạy Đại học Luật ở Việt nam nói chung.

Ảnh: Dr. Đỗ Mười và Cử nhân Luật Nguyễn Tấn Dũng

Vì Kinh tế thị trường (không có đuôi Định hướng XHCN) đòi hỏi họ phải bảo vệ uy tín trường của mình lắm. Hơn nữa, ngay từ bây giờ các cơ quan ban ngành giúp việc của Thủ tướng phải dành thời gian hợp lý hóa các tài liệu liên quan tới việc học như điểm các môn học, số giờ học và ngày giờ tham dự của từng môn v.v.. đặc biệt là phải bố trí một đội ngũ bạn học để làm chứng việc Thủ tướng có theo học.

Điều quan trọng là nhắc Thủ tướng đừng quên bài học đắt giá của đồng chí TBT Đỗ Mười đã từng mắc phải, đó là chuyện có người tự xưng là bạn học của đồng chí Đỗ Mười, đã đến Văn phòng Tổng Bí thư xin được gặp riêng. Sau khi Thư ký riêng báo cáo chuyện này với đồng chí TBT, đồng chí Đỗ Mười đã gắt lên “Bố láo – Tôi có bao giờ đi học đâu mà có bạn học”(!?)

Johannesburg, 11/6/2010

Nguồn :nguoiduatinkami.wordpress.com


1 nhận xét: