PHẦN I
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là nền kinh tế thị trường có sự tham gia của chính trị để điều tiết toàn bộ nền kinh tế quốc dân, trong đó vai trò các tập đoàn tư bản nhà nước dưới sự chỉ đạo của chính phủ được phép độc quyền kinh doanh những mặt hàng thiết yếu quan trọng đến đời sống toàn dân và chia sẻ trách nhiệm cộng đồng.
Rõ ràng đây là một ý tưởng tốt khi mọi sự minh bạch được thực hiện trong một xã hội công bằng, dân chủ và văn minh theo đúng nghĩa của tuyên ngôn độc lập mà cụ Hồ đã đọc ở ngày độc lập 02/9/1945.
Như một bài viết của tôi trước đây để thử tìm hiểu kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là như thế nào? Rõ ràng bài viết cũ của tôi, hôm nay đã trở thành lạc hậu, khi một nhà nước đi theo định hướng xã hội chủ nghĩa đã bị lạm dụng và chức năng độc quyền của các tập đoàn tư bản tài chính nhà nước đã thao túng thị trường trong nước một cách không minh bạch, thiếu công bằng.
Tôi nói lên yếu tố thiếu minh bạch và không công bằng khi tôi đã tính giá xăng dầu trong nước quá cao so với Mỹ trong bài nước Việt hằng tuần 6. Nếu so với nước Mỹ, nơi giá cả đắt đỏ hơn ta nhiều lần, và mỗi lít xăng nhà nước Mỹ đã lấy lời 12cents. Chỉ 12cents thôi, nhưng chính phủ Mỹ đã làm nên một hệ thống giao thông có hệ thống đường bộ hàng đầu thế giới.
Thế nhưng, ở Việt Nam hiện nay giá xăng đã cao hơn Mỹ đến khoảng 2.570 đồng mỗi lít. Nếu tính theo thời giá hối đối thì cộng thêm với 12cents tương đương với 2.280 đồng mỗi lít xăng. Vì chi mỗi lít xăng hiện nay người dân phải trả thêm cho nhà nước là 4.850 đồng. Tức mỗi ngày ít nhất chỉ tính tiền lãi về xăng thôi - chưa tính dầu - doanh nghiệp xăng độc quyền kinh doanh đã lãi 387,6 tỷ đồng.
Lại thế nhưng, hôm nay trên VNE có thông tin rằng bộ giao thông vận tải sẽ đệ trình dự án thu thêm ở người dân mỗi lít xăng dầu từ 800-1.000 đồng nữa để duy tu bảo trì đường bộ. Ba trăm tám mươi bảy tỷ sáu trăm triệu mỗi ngày, người dân còm cỏi đóng cho sự tháo túng giá cả do sự độc quyền kinh doanh xăng dầu của tập đoàn dầu khí quốc gia, nó chưa đủ để chia phần gánh vác bộ giao thông vận tải lo cho cải trang đường bộ hay sao? Hôm nay bộ giao thông vận tải lại muốn kiếm thêm phần mỗi ngày từ 64-80 tỷ đồng nửa để làm gì? Như vậy thì số tiền dư ra kia đã đi về đâu, làm việc gì thì không ai biết được?
Có phải chăng khi sự độc quyền kinh doanh được sự dung dưỡng dưới một hình thái xã hội thiếu công bằng và không minh bạch thì hậu quả là tất cả người dân gánh chịu? Mọi sự tắc trách như cầu treo Pô Kô là hậu quả của các dự án Thủy điện mà chính phủ duyệt phê gây ra cho người dân, thì cũng dùng báo chí để quyên góp tiền dân xây lại cầu?
Có phải chăng khi sự độc quyền được dung dưỡng như là một sự tự nhiên thì không còn ai lo cho dân giàu nước mạnh, mà dân là con bò sữa thiếu cỏ, nhưng để cho những chiếc vòi bạch tuộc liên tục hút máu? Hay là đất nước này, nhân dân này là miếng bánh chia phần cho một hình thái xã hội lỗi thời với dân tộc, nhưng lại hợp thời với quyền lợi nhóm?
Các đồng chí quốc hội trả lời dùm, và các phương tiện truyền thông đưa câu hỏi này của tôi đến quốc hội đang điễn ra nóng bỏng từng ngày dùm. Xin cảm ơn trước với các bên có liên quan mà tôi đưa lên trong bài viết ngắn này.
PHẦN II
Khi bắt đầu cởi trói kinh tế để cứu sự sụp đổ mô hình kinh tế bao cấp thì các nhà lý luận, tư tưởng của ta đã copy và paste một cách "thông minh" từ mô hình tập đoàn kinh tế tư nhân của Hàn Quốc thời Park Chung Hee, nhưng dưới hình thái của nhà nước, và chúng được quản lý theo cách bao cấp theo trường phái xã hội chủ nghĩa: độc quyền kinh doanh và được sự hỗ trợ từ thuế của người dân khi cần tiêu xây. Và họ đặt một cái tên rất mỹ miều là mô hình "kinh tế thị trường định hướng XHCN".
Thế giới chia khoa học ra làm 2 ngành: tự nhiên (natural science) và xã hội (social science). Người Mỹ lại nhìn cái nhìn thực dụng hơn khi đặt các ngành khoa học xã hội thuộc về ngành nghệ thuật (art). Chỉ cần nhìn cách người Mỹ đặt để cho khoa học xã hội sẽ thấy hết về mặt bản chất, một cách triết học là các ngành xã hội học rất cảm tính và thay đổi theo suy nghĩ chủ quan của con người nhiều hơn là sự logic và khách quan của khoa học chứng cứ. Vì thế cho nên từ ngày loài người có mặt trên trái đất đã có nhiều hình thái xã hội thay nhau để phù hợp với đà phát triển của xã hội.
Trong khi khoa học tự nhiên phát triển theo nhu cầu cuộc sống chính đáng của xã hội loài người, thì khoa học xã hội phát triển để ngăn chặn những đòi hỏi tha hóa của loài người. Nói nôm na cho dễ hiểu thì khoa học xã hội phát triển nhằm bịt các lổ hổng luật pháp, tư duy và hành động đưa đến xấu xa của loài người. Ví dụ như những cải tổ của chính quyền ông Obama cho nước Mỹ hiện nay gồm y tế, giáo dục và tài chính là nhắm bịt các kẽ hở về luật để giảm thiểu tham nhũng, tiêu xây hoang phí của chính sách công nước Mỹ đã làm cho nguy cơ nước Mỹ sẽ mất vị trí siêu cường số 1 thế giới.
Bằng chứng của xã hội loài người đã minh chứng kinh tế thị trường tự do là bản chất của kinh tế loài người. Vì nó theo quy luật cung cầu. Nhưng mở toang cánh cửa như người Mỹ trong nhiều thập niên qua có cái đúng là kích thích sự phát triển vượt bậc. Nhưng cũng có cái hại là tạo ra kẽ hở luật pháp cho những tham nhũng tinh vi như tôi đã có một loạt 3 bài viết về cải cách bảo hiểm y tế của người Mỹ. Nhưng khi sự cỡi trói còn nữa vời như mô hình kinh tế định hướng XHCN như Việt Nam, nó vẫn còn tạo sự độc quyền kinh doanh cho các tập đoàn kinh tế tư bản nhà nước dưới sự bảo hộ chính trị, kinh tế của chính quyền thì cũng lắm chuyện để bàn.
Hôm nay tôi xin nói về sự thiệt hại của tập đoàn tư bản năng lượng Việt Nam đã gây ra trong gần 3 tháng qua, khi họ liên tục cúp điện với nhiều lý do, trong đó lý do cơ bản là tại ông trời! Dù quốc hội Việt Nam đã từng họp chất vấn từ 3 năm qua vấn đề thiếu điện của Việt Nam là do tập đoàn EVN hám lợi hơn là vì dân tộc và đất nước.
Trong một bài viết của tôi nói chuyện triết học về tham nhũng và tha hóa hồi cuối tháng 12/2009, tha hóa và tham nhũng về mặt phân tâm học nó là bản chất và là bản năng của động vật nói chung và của loài người nói riêng. Ở đâu có đâu có con người, ở đó có tha hóa và tham nhũng. Mọi luật lệ của một chính quyền đặt ra là để giảm thiểu tha hóa và tham nhũng. Trong đó kẽ hở lớn nhất của luật lệ xã hội là độc quyền.
Dù là độc quyền ở dưới hình thức nào cũng là nền tảng cho sự phát triển tha hóa và tham nhũng sinh sôi nẩy nở. Thế nhưng mô hình kinh tế định hướng XHCN hiện nay do các nhà tư tưởng "thông minh" đã đưa sự độc quyền kinh doanh và để vận hành kinh tế đất nước. Đó là thảm họa cho dân tộc và cho đất nước ngắn hạn và lâu dài. Một khi khác tôi sẽ bàn thảm họa khác, hôm nay tôi đã nhờ một bạn blogger của tôi tính dùm thiệt hại mang đến cho kinh tế đất nước và cho doanh nghiệp.
Dưới con mắt nhìn của một doanh nghiệp, để đơn giản, đất nước ta có 90 triệu dân (làm tròn vì cũng đã sấp sỉ rồi). Trong đó, có 30 triệu lao động đang làm việc. Thu nhập bình quân đầu người là 1.000USD/năm. GDP bình quân 90tỷ Obama/năm. Như vậy lương bình quân mỗi lao động đang làm việc là 90.000.000.000USD/30.000.000/12 tháng = 250USD/tháng, tương đượng với 4.750.000tiền cụ Hồ mỗi tháng.
Do tỷ trọng tiền lương trên tổng doanh thu ở Việt nam thuộc loại thấp, nên tính tròn số thì trung bình lương ngày của người Việt là 100.000 tiền cụ Hồ. Quỹ lương lại chiếm 40% lãi gộp của doanh nghiệp.
Như vậy nếu mỗi tuần cúp điện 8h vàng ngọc làm việc thì doanh nghiệp phải đóng cửa. Khi đóng cửa doanh nghiệp vẫn phải trả lương là 50.000 tiền cụ Hồ, còn làm việc thì chủ trả 100.000. Nhưng khi làm việc thì sẽ tạo ra cho sản phẩm xã hội một giá trị là 250.000 đồng cụ Hồ (lấy 100.000 chia cho 40% lãi gộp thì ra sản phẩm mỗi người làm công làm ra mỗi ngày là 250.000).
Khi cúp điện, doanh nghiệp phải nghĩ thì 250.000 làm ra sản phẩm của người làm công đã mất, nhưng doanh nghiệp phải trả lương 50% cho người làm công. Vị chi xã hội mất đi 300.000 tiền cụ Hồ làm ra từ doanh nghiệp cho mỗi nhân công lao động. Cả nước có 30.000.000 người làm, như vậy mỗi ngày cúp điện 8h làm việc cả nước mất đi 9.000 tỷ tiền cụ Hồ. Đó là chưa tính những thiệt hại khác như mất ngủ làm giảm năng suất lao động, đau bệnh, etc...
Suốt gần 3 tháng nay, có chỗ cúp điện 3 ngày 1 tuần như quê tôi. Có chỗ không cúp như khu ở của các quan lớn, có chỗ cúp 1 ngày 1 tuần, có chỗ cúp 2 ngày cúp điện như Thành phố mang tên cụ Hồ. Cứ tính trung bình mỗi tuần cúp điện 2 ngày, mỗi ngày 8 tiếng làm việc cho nó đơn giản và giảm bớt thiệt hai. Vậy mỗi tuần cả nước mất đi 18.000 tỷ tiền cụ Hồ. Xem như mỗi tuần mất đi 1 tỷ tiền Obama.
Mỗi năm cứ cho cúp điện tối thiểu là 3 tháng. Ba tháng có 13 tuần, vì mổi tháng gồm 4 tuần và 2-3 ngày. Vậy cả nước bị thiệt hại do cách làm ăn độc quyền là sự tự nhiên của tập đoàn năng lượng quốc gia có sự bảo hộ của chính quyền là khoảng 13 tỷ Obama. Tức tập đoàn EVN là mất đi của đất nước bằng 14,44% tổng GDP đất nước.
Tôi xin phép so sánh một con số nhỏ là chính quyền chỉ dành cho việc chi tiêu ngành của tôi mỗi năm trung bình 5% GDP vì sự nghiệp sức khỏe người Việt tương lai. Nhưng EVN đã làm mất của đất nước một con số tương đương gấp 3 lần như thế.
Thế thì EVN có công hay có tội với quốc gia dân tộc? Mô hình tập đoàn tư bản nhà nước trong hình thái xã hội kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa có nên tồn tại nữa hay không? Và có nên có một mô hình xã hội khác đi cái mô hình mà các nhà lý luận đã "thông minh" copy và paste của nước khác về có sửa chữa cho nó lạc hậu với tình hình xã hội Việt nam hiện nay hay không?
Cứ xem đây là những câu hỏi của một công dân có trách nhiệm góp ý cho văn kiện đại hội đảng XI sắp diễn ra đầu năm 2011. Xin cảm ơn.
Nguồn :Bacsihohai's blog
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét