Chào mừng bạn đến với blog ĐỌC & SUY NGẪM .

4 thg 6, 2010

Xót tiền dân...


Chưa đầy một năm kể từ khi chi ra 27 tỉ đồng “bịt” một số nút giao thông, lãnh đạo Sở GTVT Hà Nội đã phải ra lệnh tháo dỡ các chốt chắn ngang đường La Thành.
Như vậy, “sáng kiến” này không chỉ gây nên thiệt hai vật chất và cơ hội cho xã hội mà còn có tác dụng chứng minh rằng tiền thuế của dân có thể đã bị tiêu xài thiếu tính toán.

Còn nhớ, hồi tháng 4-2009, Sở GTVT Hà Nội xin hẳn 60 tỉ đồng (nhưng chỉ được cấp 27 tỉ đồng) để phân luồng lại giao thông trên nhiều tuyến phố bằng cách: Dùng dải phân cách cứng bịt ngã ba, ngã tư, sau đó mở ngã rẽ mới cách nút giao cắt cũ chừng 100-200 m... Ban đầu phương án này tỏ ra hiệu quả khi thí điểm vào các tháng học sinh nghỉ hè. Nhưng vào tháng 9 khi học sinh nhập trường, phát sinh hàng loạt điểm ùn tắc mới.
Giờ đây, ba điểm giao cắt phải trở về nguyên trạng, 27 tỉ đồng có nguy cơ trôi vèo… Đặc biệt là hạng mục “lắp thêm cầu đường bộ” trong cùng dự án bị phát hiện trùng với dự án lắp đặt 18 cầu đường bộ trị giá 150 tỉ đồng do Ban Quản lý dự án các công trình trọng điểm Hà Nội đầu tư.

Xót quá!
Đó cũng là từ mà nhiều đại biểu Quốc hội dùng khi nói đến số tiền 90 tỉ USD (dự kiến) phục vụ cho quy hoạch, xây dựng thủ đô mới. Dẫu rằng mong ước có một thủ đô khang trang, hiện đại là chính đáng, song không phải ai cũng dễ thuận lòng khi mà hàng chục ngàn tỉ đồng tiền thuế hiện vẫn đang chi ra để xây mới trụ sở các bộ, ngành ở Mỹ Đình, rồi 40 năm sau lại chuyển lên xây mới ở Ba Vì.

Năm 2006, hơn 4.500 tỉ đồng chi ra để xây Trung tâm Hội nghị quốc gia tại Mỹ Đình. Cuối tháng 8-2009, chi tiếp hơn 3.500 tỉ đồng xây mới trụ sở của Bộ Ngoại giao. Rồi cùng thời điểm, một con số tương tự để xây mới trụ sở Bộ Công an. Nhiều bộ, ngành, đoàn thể chính trị xã hội xài ngân sách… hiện cũng đang rục rịch “di cư” ra Mỹ Đình với khoản tiền không nhỏ



Xót tiền chỉ bởi đất nước còn nghèo, nợ còn lớn. Hơn nữa thực tế còn có những minh chứng cho thấy đâu phải cứ xây to, cứ đổ ra nhiều tiền là đẹp, là bền. Sang năm 2011, Nhà hát Lớn Hà Nội chào 100 năm tuổi. Trước đó, năm 2006 Phủ Chủ tịch cũng lên lão “đại thọ” mà các công trình này vẫn uy nghi, bền vững với lịch sử và thách thức thời gian.
Nên không thể nào không xót…

Người Pháp xây dựng được những công trình gì đáng kể tại Hà Nội?
■ Công trình công cộng:
1. Trụ sở Bộ chỉ huy pháo binh Pháp (nay là Bảo tàng Quân đội trên đường Điện Biên Phủ).
2. Tòa Đốc lý Hà Nội (ở vị trí của UBND thành phố Hà Nội hiện nay trên phố Đinh Tiên Hoàng).
3. Phủ Toàn Quyền (nay là Phủ Chủ tịch nằm trên đường Hùng Vương).
4. Nhà Hát thành phố (ở vị trí chặn đứng trên trục đường Tràng Tiền hiện nay).
5. Dinh Thống sứ (nay là Nhà khách Chính phủ, trên đường Ngô Quyền).
6. Tòa án tối cao (vẫn đặt trên đường Lý Thường Kiệt như hiện nay).
7. Trường Đại học Đông Dương (hiện nay vẫn là trường đại học, nằm trên phố Lê Thánh Tông).
8. Sở Tài chính (nay là trụ sở Bộ Ngoại Giao, trên đường Điện Biên Phủ).
9. Nhà Bảo tàng Viễn Đông Bác Cổ, hay bảo tàng Louis Finot (nay là Bảo tàng Lịch sử, nằm phía sau Nhà hát thành phố).
10. Viện Pasteur (nay là Viện Vệ sinh Dịch tễ học Trung ương ).
11. Nhà thờ Cửa Bắc (nằm trên phố Phan Đình Phùng hiện nay).
12. Câu lạc bộ Thủy quân (nay là trụ sở Tổng Cục TDTT trên đường Trần Phú).

■ Nhà ở
1. Nhà ở 36 phố phường
2. Nhà biệt thự

P/S - Kỳ lạ là bài này được đăng trên báo PL ( http://phapluattp.vn/20100603013748861p0c1013/xot-tien-dan.htm )
với bút danh Phan Mai .

Nguồn :http://butlong.multiply.com/journal/item/592/592

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét