Chào mừng bạn đến với blog ĐỌC & SUY NGẪM .

8 thg 1, 2010

“Công bộc” cho ai?

Kết quả thanh tra sáu công ty lắp ráp, kinh doanh ô tô trong nước phát hiện nhiều sơ hở của quản lý nhà nước khiến họ “làm mưa, làm gió” nhiều năm. Trong đó phát hiện ở 5 công ty hạch toán không đúng vào chi phí sản xuất kinh doanh năm 2007 số tiền tới 27,2 tỷ đồng và hơn 1,5 triệu USD…
Đáng chú ý thanh tra phát hiện đến năm 2008, dây chuyền sản xuất, lắp ráp của các công ty trên đều… lạc hậu, chủ yếu là thủ công khiến chi phí sản xuất rất cao… Cộng với việc giá linh kiện nhập khẩu (có dấu hiệu gửi giá) cao ngất khiến cho giá thành và giá bán “xe nội” không thua gì xe cùng loại nhập khẩu (xe Toyota vênh khoảng 4.000 - 5.000 USD/xe).

Dĩ nhiên ở hoàn cảnh “xe nội” bán giá cao như xe nhập mà vẫn “cháy hàng” thì thực tế tỷ lệ nội địa hóa thấp hơn cam kết là điều dễ lý giải. Các giấy phép đều yêu cầu phải sử dụng linh kiện, phụ tùng sản xuất trong nước đạt ít nhất 30% giá trị xe, nhưng các công ty sử dụng “hàng nội” nhiều nhất cũng chỉ 7%. Trong khi đó, Bộ Khoa học và Công nghệ không thực hiện kiểm tra, cấp giấy xác nhận theo quy định. “Đây là nguyên nhân khiến các công ty cho rằng không còn bị ràng buộc bởi điều kiện phải thực hiện việc nội địa hóa sản phẩm theo quy định tại giấy phép đầu tư ban đầu”, Thanh tra Bộ Tài chính khẳng định.

Không chỉ thế, các công ty còn được ưu đãi cao hơn luật định. Bộ Kế hoạch và Đầu tư, UBND tỉnh Vĩnh Phúc thực hiện miễn, giảm thuế trong Giấy phép đầu tư không đúng chế độ quy định cho Honda Việt Nam (được miễn vượt quá quy định về miễn thuế thu nhập doanh nghiệp một năm và vượt quá quy định về giảm 50% thuế thu nhập doanh nghiệp một năm) và Toyota Việt Nam (được hưởng mức thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp 15% nhiều hơn hai năm so với quy định). Thêm nữa, dư luận đều thấy rất rõ, mỗi khi Hiệp hội ô tô (VAMA) “lên tiếng”, Bộ Tài chính tức tốc “đáp ứng” khá khẩn trương về mặt chính sách nhằm “bảo vệ sản xuất trong nước”!
Chính vì thế, trong số tiền ngót 800 ngàn USD hạch toán không đúng ở Honda Việt Nam có tới hơn 400 ngàn USD là… chi cho quà tặng và tham quan du lịch (?!)

Mặt khác, trước việc lãnh đạo SCIC tự trả lương cho mình cao hơn nhiều mặt bằng chung, phó chủ tịch Hội Kế toán kiểm toán VN Đặng Văn Thanh đã phải nhận định là “sẽ gây bất bình trong nhân dân và cả công chức”. Ông lý giải, chế độ đãi ngộ này “phải tương đồng với các công chức nhà nước bởi nhiều nơi cán bộ nhà nước làm việc nguy hiểm, cần kíp và vất vả hơn nhiều nhưng cũng không có chế độ đặc biệt cao như vậy”. Vị cựu Tổng giám đốc Kho bạc nhà nước còn cho rằng, việc hầu hết cán bộ Bộ Tài chính hoặc nguyên cán bộ cấp cao – là lãnh đạo của SCIC, nhưng lại “quên” các quy định về chi trả lương là điều “rất đáng suy nghĩ”, bởi “đáng lẽ SCIC phải là công ty chuẩn mực trong tuân thủ chế độ tài chính”.

Hưởng ứng cuộc vận động Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, không cán bộ công chức nào không được ôn lại tác phẩm “Sửa đổi lề lối làm việc” Bác viết năm 1947. Trong đó Bác nói người cán bộ cách mạng chân chính không có một động cơ, lợi ích nào khác ngoài lợi ích dân tộc; vào đảng không phải để “làm quan phát tài”. Nhưng qua một số việc vừa được công bố ở trên, không rõ các “công bộc” đã phụng sự cho lợi ích của ai?

Nguôn :butlong.multiply.com/

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét