Chào mừng bạn đến với blog ĐỌC & SUY NGẪM .

5 thg 1, 2010

Thú tội: Roma 1633

Cách đây 400 năm, vào ngày 25 tháng 8 năm 1609, Galileo giới thiệu ống kính thiên văn của mình trước nhóm thương gia thành Venice. Ông không phải là người đầu tiên phát minh ra loại kính thiên văn này (được ráp lại từ những mảnh kính hiển vi chế tạo bởi những thợ làm kính người Hòa Lan vào thời đó). Ông cũng không phải là người đầu tiên dùng kính thiên văn để nhìn ngắm bầu trời, nhưng ông là người đầu tiên đã chứng minh và đồng thời phổ biến điều ông khám phá rằng quả đất không phải là trung tâm của vũ trụ như Hội Thánh đã quả quyết, mà xoay quanh mặt trời, một định tinh. Sự khám phá của Galileo, đến chuyện ông bị ép thú tội và giam lỏng tại gia, cho tới ngày hôm nay vẫn là biểu tượng cho sự xung đột nan giải giữa khoa học và tôn giáo, lô gích và huyền thuyết, sự thật và hệ tư tưởng, cá nhân và chính quyền ….

( --- Tự bỏ một đoạn )

Cho đến nay, nhiều người vẫn nhầm lẫn tin rằng nhà toán học và thiên văn học Galileo Galilei, vì có quan điểm trái ngược với Giáo hội Công giáo La Mã, nên đã bị mang ra tòa dị giáo (Inquisition), bị xử tử, và anh dũng chết trên giàn thiêu, vì cương quyết bảo lưu quan điểm của mình.
Sự thật là ông Galileo bị ra tòa dị giáo, không hề bị tra tấn đánh đập, và bị thẩm vấn nhiều lần. Khi ra tòa, lúc đầu, ông cũng bảo vệ quan điểm của mình, cho rằng việc mình làm là đúng. Nhưng sau đó, đứng trước lựa chọn, một là chịu nhận tội, hai là chịu tra tấn, ông đã chọn điều thứ nhất cho được yên thân. Khi phiên xử án cuối cùng vào ngày 22 tháng 6, 1633 kết thúc, vĩ nhân của thế giới Galileo Galilei không được ngồi bàn đọc lời thú tội ngon lành như các nhà dân chủ Việt Nam, mà phải quỳ trước tòa đọc bản phản tỉnh (abjuration) và xin khoan hồng .....viết sẵn.

( --- Tự bỏ một đoạn )
Lời thú tội cùa Lê Công Định:

Tôi thấy những việc làm nêu trên của tôi có mục đích tuyên truyền chống Nhà nước Việt Nam và hành vi của tôi đã vi phạm pháp luật Việt Nam, cụ thể là điều 88 Bộ luật Hình sự, như tôi bị khởi tố.
Tôi rất hối hận về sai lầm của mình mà vì đó mà tôi đã bị bắt tạm giam như ngày hôm nay. Do vậy tôi đã hợp tác khai báo đầy đủ về việc làm của mình cho cơ quan điều tra và mong muốn được hưởng các tình tiết giảm nhẹ và sự khoan hồng theo quy định của pháp luật.


Lời thú tội của Nguyễn Tiến Trung

Hiện tại, sau quá trình làm việc với cơ quan điều tra, tôi thấy các chính khách nước ngoài luôn vì quyền lợi của người dân nước họ. Nếu họ ủng hộ phong trào dân chủ Việt Nam thì cũng một phần là vì quyền lợi của người dân đất nước họ. Ðó là sai lầm của tôi vì đã quá tin vào họ.
Ðến nay, tôi đã thấy được các hành vi của tôi là vi phạm pháp luật nghiêm trọng, chống lại Nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam. Tôi rất ân hận vì đã làm liên lụy đến gia đình, người thân, bạn bè và sẽ từ bỏ không tham gia “Ðảng Dân chủ Việt Nam” và “tập hợp Thanh niên dân chủ”, chấm dứt các hoạt động chống phá Nhà nước CHXHCN Việt Nam.
Tôi xin được hưởng sự khoan hồng của pháp luật để có thể sớm trở về với gia đình, trở thành người công dân tốt, đóng góp vào sự phát triển của đất nước một cách thiết thực”.


Lời thú tội của Galileo Galilei

Tôi, Galileo, con của cố Vincenzio Galilei, người Florence, 70 tuổi, bản thân bị giữ trước toà này, và quỳ trước mặt các ngài, những Hồng y cao cả cực trọng của Toà Dị giáo chống lại tình trạng dị giáo đồi trụy trong toàn thể cộng đồng Thiên chúa giáo, hai tay tôi đang đặt trên Thánh Kinh trước mặt, thề rằng tôi vẫn tin, tôi đang tin, và với Chúa giúp sức tôi sẽ tin trong tương lai tất cả những gì được gìn giữ, rao giảng, và dạy dỗ bởi Hội thánh Công giáo và Giáo tông. Nhưng xét rằng – sau khi đã được khuyên răn bởi Toà thánh phải từ bỏ hoàn toàn quan niệm sai lầm rằng Mặt trời là trung tâm của thế giới và không chuyển động, và Trái đất không phải là trung tâm và nó chuyển động, và rằng tôi không được bảo lưu, bênh vực hay giảng dậy dưới mọi hình thức, dù bằng lời nói hay văn tự, chủ thuyết sai lầm đó, và sau khi tôi đã được thông báo là chủ thuyết đó trái với Thánh Kinh – tôi đã viết và cho in một cuốn sách trong đó tôi đã luận giải về chủ thuyết đã bị lên án và viện dẫn những lý lẽ hữu hiệu để ủng hộ nó, không đưa tới một giải pháp nào: Tôi đã bị xử là hiển nhiên khả nghi dị giáo, nghĩa là đã lưu giữ và từng tin rằng Mặt trời là trung tâm của thế giới và bất động, và rằng Trái đất không phải là trung tâm và di động.Bởi đó, với ước muốn xoá đi khỏi trí não các ngài và của mọi giáo hữu sùng tín bản án hợp lý đã dành cho tôi, tôi xin từ bỏ với lòng thành và chân thật, tôi nguyền rủa và ghê tởm những sai lầm và dị giáo đã kể và một cách đại cương tất cả và mỗi sai lầm và phe nhóm trái với Giáo hội Công giáo. Tôi xin thề và hứa rằng trong tương lai sẽ không bao giờ nói hay khẳng định qua lời nói hay chữ viết những chuyện như vậy mà nó có thể khiến tôi bị nghi ngờ tương tự; và nếu tôi biết một kẻ dị giáo nào, hay một phần tử đáng nghi là dị giáo, tôi sẽ tố cáo hắn với Toà thánh, hay Toà Dị giáo hay với Giáo quyền sở tại. Tôi cũng thề và xin hứa sẽ chấp nhận và thi hành toàn thể mọi sự đền tội Toà thánh đã hay có thể sẽ dành cho tôi. Và nếu tôi vi phạm bất cứ điều nào đã hứa, phản đối hay thề bồi, tôi sẽ phải chịu tất cả mọi sự đau đớn và hình phạt dành cho tôi và đã được công bố bởi Giáo luật và các luật lệ khác, nói chung và cách riêng, chống lại các vi phạm đó. Xin Chúa và Thánh Kinh của Người mà tay tôi đang tiếp xúc hãy giúp tôi.Tôi, Galileo Galilei, kẻ nói tới trên đây, đã từ bỏ, thề, hứa, và tự ràng buộc bởi những điều trên đây; và sự thật làm chứng, bằng chính tay tôi đã ký vào văn kiện phản tỉnh này, và đã đọc nó từng chữ một ở La Mã, tại Tu viện Minerva, ngày 22 tháng Sáu năm 1633.Tôi là Galileo Galilei, đã phản tỉnh như trên, bằng chính tay tôi.

Tuy cách nhau năm thế kỷ, những lời thú tội và xin khoan hồng của họ khá giống nhau . Điều khác nhau là Galileo chỉ phải đọc thú tội sau khi tòa xử; các nhà tự nhận là dân chủ Việt Nam phải nhận tội trước khi ra tòa. Người xưa, ít nhất cũng tôn trọng nguyên tắc được coi như vô tội cho đến khi bị tòa kết án. Ngày nay, công an thay quan tòa, và truyền hình thay tòa án.
Một nhận xét khác, Tòa Thánh Roma đã không bắt nhà bác học Galileo Galilei thú tội và xin khoan hồng vào dịp trọng đại như Lễ Giáng Sinh hay Phục Sinh, như các đỉnh cao trí tuệ Hà Nội đã cho thú tội vào lễ kỷ niệm Cách Mạng 19 tháng 8.

Ngày nay, khó kiếm thấy sách vở báo chí cũ lên án Galileo là trí thức “thích sống nhục”, ấu trĩ, nông nổi, ảo tưởng. Có thể chê Nguyến Tiến Trung 26 tuổi “ngựa non háu đá”, nhưng với con ngựa già Galileo 70 tuổi, muốn đá cũng khó. Người bị nhục trong vụ thú tội ở Roma năm 1633 không phải là nhà thiên văn, mà là những ai đã buộc vĩ nhân này nhận tội và xin khoan hồng. Giáo hội La Mã, với hai ngàn năm lịch sử, và hơn một tỷ con chiên, xin lỗi mãi, đấm ngực ăn năn mãi, mà vẫn chưa rửa sạch vết nhơ này.

Có bỏ đỡ một số đoạn cho là quá phạm lề trái

Nguồn :
http://damau.org/archives/8365


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét