Chủ nhật vừa rồi, mình lên khu biệt thự Hồ Tây thăm một đồng chí vừa chia tay với chức Bí thư tỉnh ủy tỉnh nhà, ra nhận cương vị mới ở Ban Dân vận Trung ương. Chuyện tưởng như chỉ xoay quanh đề tài gia đình, làng xóm, nhưng rồi, như đã ăn sâu vào máu, mấy anh em bàn sang chuyện chính trị.
Anh cho biết, đồng chí đương kim Phó thủ tướng, kiêm Bộ trưởng giáo dục đang bị chỉ trích nhiều vì nền giáo dục nước nhà tai tiếng quá, rằng giá nhà đất Hà Nội quá cao do tham nhũng, rằng chuyện đưa tin về nhân sự trước đại hội đảng… Biết anh vốn là người đứng đầu của một tỉnh đông dân, nói ai cũng phải nghe, đe khối thằng sợ, oách vô cùng, nên mình chỉ nghe, thỉnh thoảng tán thưởng vài câu cho anh vui.
Nhưng rồi, ngẫm lại, anh cũng như hàng trăm đồng chí cộng sản kiên trung khác, đều loay hoay trong cái chuồng CNXH nên dẫu sắc sảo đến đâu, dẫu thăng hoa thế nào cũng đụng trần mà không vươn tới sự đích thực của chân lý. Nhân đây cũng bàn thêm vài câu cho vui, xung quanh cái mà ta tạm gọi là “nền chính trị ngoại tình” theo mô hình Trung Quốc.
Thực tế của hơn 90 năm tồn tại của cái gọi là mô hình CNXH, chưa bao giờ mô hình này chứng minh được tính ưu việt của mình. Nguyễn Trần Bạt đã có cách nói khá hay rằng: “Trong cuộc đấu tranh ai thắng ai giữa CNTB và CNXH, Chủ nghĩa Tư bản đã không thắng, nhưng Chủ nghĩa xã hội tự thua”. Cái tự thua của CNXH thể hiện bằng sự sụp đổ của bức tường Berlin vào tháng 11 năm 1989, tiếp theo đó là dòng người ồ ạt chạy từ Đông sang Tây.
Dẫu có ngụy biện thế nào cũng khó thể tìm kiếm được cái gọi là ưu việt mà người ta cố tình son phấn cho nó. Thế nhưng những nhà lãnh đạo VN vẫn phải kiên định CNXH. Điều này chỉ có thể lý giải được khi người ta liên tưởng đến một anh trai làng mới lớn, khờ dại, ngốc ngếch, đói nghèo, trót cưới một cô vợ có tên là CNXH. Sau hơn nửa thế kỷ chung sống, thấy cô vợ này quá nhiều bệnh hoạn, lại độc ác, nguy hiểm.
Để tiếp tục sống và mưu sinh, tìm kiếm hạnh phúc, không có cách nào khác phải chung chạ với nền kinh tế thị trường mà thực chất là TBCN. Cuộc ngoại tình này đã giúp cho anh ta thoát chết, hơn thế lại hồi sinh, có da có thịt, nhưng vì thói quen, vì sỹ diện, hơn thế là không đủ dũng cảm để đối mặt với một cuộc ly hôn nên vẫn phải tuyên bố là “Kiên định CNXH”. Tuy nhiên, khi con cái còn thơ dại, thiếu thông tin, luận điểm của anh ta còn có thể chấp nhận được. Khi dân trí lên cao, cuộc ngoại tình chính trị này đã bộc lộ thêm nhiều bệnh tật.
Điều nguy hiểm đầu tiên phải đối mặt là tham nhũng. Tham nhũng không chỉ là hiện tượng mà đã trở thành một cách sống, một quốc nạn. Ở diễn đàn có uy tín nhất là Quốc hội, các vị đại diện cho dân đã buộc phải thừa nhận rằng, thiệt hại do tham nhũng gây ra cho nguồn ngân sách chính phủ được ước lượng 30% của đầu tư hạ tầng. Thực tế sự mất mát còn lớn hơn nhiều so với con số chính thức được nêu và nó không chỉ được giới hạn ở lĩnh vực xây dựng cơ bản, đầu tư hạ tầng, mà cả thượng tầng và trải rộng mọi ngóc ngách của đời sống xã hội.
Để bắt mạch, định bệnh để chữa quốc nạn tham nhũng, người ta đặt ra nhiều câu hỏi về một chế độ nhà nước… rồi kiến nghị đề cập đến chuyện điều chỉnh chế độ lương bổng cho công chức, đến việc cải cách hành chính, đến tính thực tế của giám sát cộng đồng, đến vai trò của báo chí và các biện pháp mạnh nhằm khởi tố và trừng phạt hữu hiệu đối với các cá nhân hoặc tổ chức vi phạm…
Một Việt Kiều ở Đông Âu đã có cách lý giải khá hay: Vấn đề quan trọng là tìm ra “mối liên hệ giữa giữa đạo đức xã hội với tệ nạn tham nhũng thông qua chất lượng của hệ thống giáo dục Việt Nam . Sẽ chẳng là ngoa ngôn khi nói rằng, giáo dục Việt Nam vừa là tội đồ, nhưng đồng thời cũng là nạn nhân của một căn bệnh gần như vô phương cứu chữa. Kẻ tội đồ kiêm nạn nhân đó đã bám riết lấy nhiều thế hệ người Việt Nam .”
Cũng theo ông này, “Việt Nam là một đất nước có nền giáo dục kỳ lạ bậc nhất trên thế giới. Tại đó, nhiều người đã tự tìm đến cái chết bởi “nhục nhã” và tuyệt vọng sau khi để tuột tấm vé vào cổng trường đại học. Song người ta lại không hề cảm thấy hổ thẹn khi dùng mọi thủ đoạn tinh vi nhất, từ quay cóp, sử dụng tài liệu, mua bán điểm chác đến việc mướn người thi hộ hoặc thuê các dịch vụ làm giấy tờ giả với mục đích cuối cùng là sở hữu cho được mảnh bằng.”
Tâm lý chung của người đi thi ở Việt Nam là “Mình không giở tài liệu thì chúng nó cũng giở. Ngu gì mà ta lại không!”. Ở nhà trường là vậy, ở các cơ quan công quyền, người ta coi chuyện tham nhũng là đương nhiên. Một vị đội trưởng đội cảnh sát giao thông ở quận nọ đã hồn nhiên tuyên bố rằng: “Ở trong ngành chúng tôi, những kẻ không chịu nhận tiền mãi lộ mới chính là bọn sâu làm rầu nồi canh!”
Tâm lý chung của những kẻ ăn hối lộ ở Việt Nam là “Mình không ăn thì chúng nó cũng ăn. Ngu gì mà ta lại không!”. Điều hết sức đáng buồn là hai “tâm lý” nói trên đã trở nên phổ biến trong xã hội Việt Nam hiện nay. Người ta chấp nhận chúng một cách bình thản theo kiểu “chung sống” với tham nhũng, “chung sống” với gian lận.
Gữa hiện tượng này và nền chính trị ngoại tình phải chăng có quan hệ nhân quả!
Với những người nắm giữ trọng trách của nhà nước, ở các diễn đàn cấp quốc gia, trong những ngày lễ lớn, người ta vẫn rao giảng về nền kinh tế thị trường định hướng CNXH, nhưng bản thân họ cũng không dám để con cái họ học trong các ngôi trường XHCN mà chế độ đã dựng lên, cũng không dám gửi con sang các nước XHCN thuần khiết như Cuba hay Bắc Triều Tiên mà họ âm thầm gửi con cái sang các nước được coi là cái nôi của CNTB như Mỹ, Anh, Canada hay Autralia…
Hệ thống giáo dục của một nền chính trị ngoại tình đã dạy cho con người ta biết cách bỏ qua những hổ thẹn và vô liêm sỉ, lòng tự trọng cá nhân từ thuở ấu thơ; để rồi khi lớn lên, lòng tự trọng dân tộc phai nhạt trong họ. Sẽ không quá lời nếu nói hệ thống giáo dục của Việt Nam góp phần tạo nên nhiều học sinh coi các gian lận và thủ đoạn là phương thức hiển nhiên để vươn lên? Chính những học sinh đó, khi đã lớn lên và trở thành các công chức trong hệ thống công quyền-ai dám nói họ, để muốn tiến thân nhanh hơn, sẽ không sử dụng những chiêu bài tinh vi để bòn rút tiền của nhà nước và nhân dân? Số ít ỏi những kẻ có tài có tâm nếu ngoan cố không chịu “chung thuyền chung hội” thì sẽ sớm bị cô lập và loại khỏi cuộc chơi.
Người Việt có câu “Uốn tre uốn thuở còn non”, nhưng nền giáo dục Việt Nam hiện nay đã và đang “uốn” cong những vị chủ nhân tương lai của đất nước ngay từ khi họ còn thơ dại. Cũng chính hệ thống giáo dục ấy đã tạo nên những con người sẵn sàng tiếp tay cho cái xấu, cái tiêu cực, qua đó gián tiếp hình thành một nền tảng đạo đức xã hội băng hoại, đi ngược lại với truyền thống đạo lý của dân tộc tôn trọng lễ nghĩa.
Bởi thế mà khi xây một con đường, người Việt Nam ngày nay không có ý thức xây nó thật to, thật đẹp và thật chất lượng như bên Hàn Quốc bên Nhật Bản. Mà họ chỉ lo nhăm nhăm bày mưu tính kế, lập hội lập phường bòn rút xi măng đất cát để làm lợi cho bản thân. Những gì đã xẩy ra ở PMU 18 đã nói lên điều đó.
Theo các số liệu được công khai trên diễn đàn quốc hội, năm 2008, ngân sách VN chi cho giáo dục xấp xỉ 4 tỉ USD, chiếm hơn 7.5% GDP. Đó là một con số không nhỏ cho nền giáo dục của nước đang phát triển như Việt Nam .
Câu hỏi đặt ra là người ta đã và đang làm gì với số tiền đó, khi mà phần lớn học sinh vẫn è lưng ra đóng các loại học phí, mua sách vở và vô số các khoản chi không tên tuổi khác nhau. Ấy là chưa nói đến chuyện phải đi học thêm để thầy cô giáo khỏi cho điểm xấu.
Sự thật này đã kéo dài hàng chục năm qua, được nói đến ở nhiều diễn đàn nhưng sự chuyển động thì không được bao nhiêu. Cái gọi là nền giáo dục VN do đương kim Phó thủ tướng kiêm Bộ trưởng giáo dục đứng đầu chỉ là kế thừa một di sản của nhiều người tiền nhiệm trước đó. Ông này dẫu có ba đầu sáu tay cũng không thể một sớm một chiều thay đổi được thực trạng ấy. Hơn thế lại là một thực trạng trong không gian chính trị đầu Ngô mình Sở như hiện nay.
Điều này giải thích tại sao khi một nước nghèo như VN lại có tới gần 9.000 học sinh sang du học tại Mỹ và có hàng chục ngàn học sinh du học ở các nước phương Tây. Phải chăng đây chỉ thuần túy là cuộc chạy trốn khỏi nền giáo dục nước nhà, một nền giáo dục bị chi phối bởi một nền chính trị ngoại tình, tiền hậu bất nhất!
Anh cho biết, đồng chí đương kim Phó thủ tướng, kiêm Bộ trưởng giáo dục đang bị chỉ trích nhiều vì nền giáo dục nước nhà tai tiếng quá, rằng giá nhà đất Hà Nội quá cao do tham nhũng, rằng chuyện đưa tin về nhân sự trước đại hội đảng… Biết anh vốn là người đứng đầu của một tỉnh đông dân, nói ai cũng phải nghe, đe khối thằng sợ, oách vô cùng, nên mình chỉ nghe, thỉnh thoảng tán thưởng vài câu cho anh vui.
Nhưng rồi, ngẫm lại, anh cũng như hàng trăm đồng chí cộng sản kiên trung khác, đều loay hoay trong cái chuồng CNXH nên dẫu sắc sảo đến đâu, dẫu thăng hoa thế nào cũng đụng trần mà không vươn tới sự đích thực của chân lý. Nhân đây cũng bàn thêm vài câu cho vui, xung quanh cái mà ta tạm gọi là “nền chính trị ngoại tình” theo mô hình Trung Quốc.
Thực tế của hơn 90 năm tồn tại của cái gọi là mô hình CNXH, chưa bao giờ mô hình này chứng minh được tính ưu việt của mình. Nguyễn Trần Bạt đã có cách nói khá hay rằng: “Trong cuộc đấu tranh ai thắng ai giữa CNTB và CNXH, Chủ nghĩa Tư bản đã không thắng, nhưng Chủ nghĩa xã hội tự thua”. Cái tự thua của CNXH thể hiện bằng sự sụp đổ của bức tường Berlin vào tháng 11 năm 1989, tiếp theo đó là dòng người ồ ạt chạy từ Đông sang Tây.
Dẫu có ngụy biện thế nào cũng khó thể tìm kiếm được cái gọi là ưu việt mà người ta cố tình son phấn cho nó. Thế nhưng những nhà lãnh đạo VN vẫn phải kiên định CNXH. Điều này chỉ có thể lý giải được khi người ta liên tưởng đến một anh trai làng mới lớn, khờ dại, ngốc ngếch, đói nghèo, trót cưới một cô vợ có tên là CNXH. Sau hơn nửa thế kỷ chung sống, thấy cô vợ này quá nhiều bệnh hoạn, lại độc ác, nguy hiểm.
Để tiếp tục sống và mưu sinh, tìm kiếm hạnh phúc, không có cách nào khác phải chung chạ với nền kinh tế thị trường mà thực chất là TBCN. Cuộc ngoại tình này đã giúp cho anh ta thoát chết, hơn thế lại hồi sinh, có da có thịt, nhưng vì thói quen, vì sỹ diện, hơn thế là không đủ dũng cảm để đối mặt với một cuộc ly hôn nên vẫn phải tuyên bố là “Kiên định CNXH”. Tuy nhiên, khi con cái còn thơ dại, thiếu thông tin, luận điểm của anh ta còn có thể chấp nhận được. Khi dân trí lên cao, cuộc ngoại tình chính trị này đã bộc lộ thêm nhiều bệnh tật.
Điều nguy hiểm đầu tiên phải đối mặt là tham nhũng. Tham nhũng không chỉ là hiện tượng mà đã trở thành một cách sống, một quốc nạn. Ở diễn đàn có uy tín nhất là Quốc hội, các vị đại diện cho dân đã buộc phải thừa nhận rằng, thiệt hại do tham nhũng gây ra cho nguồn ngân sách chính phủ được ước lượng 30% của đầu tư hạ tầng. Thực tế sự mất mát còn lớn hơn nhiều so với con số chính thức được nêu và nó không chỉ được giới hạn ở lĩnh vực xây dựng cơ bản, đầu tư hạ tầng, mà cả thượng tầng và trải rộng mọi ngóc ngách của đời sống xã hội.
Để bắt mạch, định bệnh để chữa quốc nạn tham nhũng, người ta đặt ra nhiều câu hỏi về một chế độ nhà nước… rồi kiến nghị đề cập đến chuyện điều chỉnh chế độ lương bổng cho công chức, đến việc cải cách hành chính, đến tính thực tế của giám sát cộng đồng, đến vai trò của báo chí và các biện pháp mạnh nhằm khởi tố và trừng phạt hữu hiệu đối với các cá nhân hoặc tổ chức vi phạm…
Một Việt Kiều ở Đông Âu đã có cách lý giải khá hay: Vấn đề quan trọng là tìm ra “mối liên hệ giữa giữa đạo đức xã hội với tệ nạn tham nhũng thông qua chất lượng của hệ thống giáo dục Việt Nam . Sẽ chẳng là ngoa ngôn khi nói rằng, giáo dục Việt Nam vừa là tội đồ, nhưng đồng thời cũng là nạn nhân của một căn bệnh gần như vô phương cứu chữa. Kẻ tội đồ kiêm nạn nhân đó đã bám riết lấy nhiều thế hệ người Việt Nam .”
Cũng theo ông này, “Việt Nam là một đất nước có nền giáo dục kỳ lạ bậc nhất trên thế giới. Tại đó, nhiều người đã tự tìm đến cái chết bởi “nhục nhã” và tuyệt vọng sau khi để tuột tấm vé vào cổng trường đại học. Song người ta lại không hề cảm thấy hổ thẹn khi dùng mọi thủ đoạn tinh vi nhất, từ quay cóp, sử dụng tài liệu, mua bán điểm chác đến việc mướn người thi hộ hoặc thuê các dịch vụ làm giấy tờ giả với mục đích cuối cùng là sở hữu cho được mảnh bằng.”
Tâm lý chung của người đi thi ở Việt Nam là “Mình không giở tài liệu thì chúng nó cũng giở. Ngu gì mà ta lại không!”. Ở nhà trường là vậy, ở các cơ quan công quyền, người ta coi chuyện tham nhũng là đương nhiên. Một vị đội trưởng đội cảnh sát giao thông ở quận nọ đã hồn nhiên tuyên bố rằng: “Ở trong ngành chúng tôi, những kẻ không chịu nhận tiền mãi lộ mới chính là bọn sâu làm rầu nồi canh!”
Tâm lý chung của những kẻ ăn hối lộ ở Việt Nam là “Mình không ăn thì chúng nó cũng ăn. Ngu gì mà ta lại không!”. Điều hết sức đáng buồn là hai “tâm lý” nói trên đã trở nên phổ biến trong xã hội Việt Nam hiện nay. Người ta chấp nhận chúng một cách bình thản theo kiểu “chung sống” với tham nhũng, “chung sống” với gian lận.
Gữa hiện tượng này và nền chính trị ngoại tình phải chăng có quan hệ nhân quả!
Với những người nắm giữ trọng trách của nhà nước, ở các diễn đàn cấp quốc gia, trong những ngày lễ lớn, người ta vẫn rao giảng về nền kinh tế thị trường định hướng CNXH, nhưng bản thân họ cũng không dám để con cái họ học trong các ngôi trường XHCN mà chế độ đã dựng lên, cũng không dám gửi con sang các nước XHCN thuần khiết như Cuba hay Bắc Triều Tiên mà họ âm thầm gửi con cái sang các nước được coi là cái nôi của CNTB như Mỹ, Anh, Canada hay Autralia…
Hệ thống giáo dục của một nền chính trị ngoại tình đã dạy cho con người ta biết cách bỏ qua những hổ thẹn và vô liêm sỉ, lòng tự trọng cá nhân từ thuở ấu thơ; để rồi khi lớn lên, lòng tự trọng dân tộc phai nhạt trong họ. Sẽ không quá lời nếu nói hệ thống giáo dục của Việt Nam góp phần tạo nên nhiều học sinh coi các gian lận và thủ đoạn là phương thức hiển nhiên để vươn lên? Chính những học sinh đó, khi đã lớn lên và trở thành các công chức trong hệ thống công quyền-ai dám nói họ, để muốn tiến thân nhanh hơn, sẽ không sử dụng những chiêu bài tinh vi để bòn rút tiền của nhà nước và nhân dân? Số ít ỏi những kẻ có tài có tâm nếu ngoan cố không chịu “chung thuyền chung hội” thì sẽ sớm bị cô lập và loại khỏi cuộc chơi.
Người Việt có câu “Uốn tre uốn thuở còn non”, nhưng nền giáo dục Việt Nam hiện nay đã và đang “uốn” cong những vị chủ nhân tương lai của đất nước ngay từ khi họ còn thơ dại. Cũng chính hệ thống giáo dục ấy đã tạo nên những con người sẵn sàng tiếp tay cho cái xấu, cái tiêu cực, qua đó gián tiếp hình thành một nền tảng đạo đức xã hội băng hoại, đi ngược lại với truyền thống đạo lý của dân tộc tôn trọng lễ nghĩa.
Bởi thế mà khi xây một con đường, người Việt Nam ngày nay không có ý thức xây nó thật to, thật đẹp và thật chất lượng như bên Hàn Quốc bên Nhật Bản. Mà họ chỉ lo nhăm nhăm bày mưu tính kế, lập hội lập phường bòn rút xi măng đất cát để làm lợi cho bản thân. Những gì đã xẩy ra ở PMU 18 đã nói lên điều đó.
Theo các số liệu được công khai trên diễn đàn quốc hội, năm 2008, ngân sách VN chi cho giáo dục xấp xỉ 4 tỉ USD, chiếm hơn 7.5% GDP. Đó là một con số không nhỏ cho nền giáo dục của nước đang phát triển như Việt Nam .
Câu hỏi đặt ra là người ta đã và đang làm gì với số tiền đó, khi mà phần lớn học sinh vẫn è lưng ra đóng các loại học phí, mua sách vở và vô số các khoản chi không tên tuổi khác nhau. Ấy là chưa nói đến chuyện phải đi học thêm để thầy cô giáo khỏi cho điểm xấu.
Sự thật này đã kéo dài hàng chục năm qua, được nói đến ở nhiều diễn đàn nhưng sự chuyển động thì không được bao nhiêu. Cái gọi là nền giáo dục VN do đương kim Phó thủ tướng kiêm Bộ trưởng giáo dục đứng đầu chỉ là kế thừa một di sản của nhiều người tiền nhiệm trước đó. Ông này dẫu có ba đầu sáu tay cũng không thể một sớm một chiều thay đổi được thực trạng ấy. Hơn thế lại là một thực trạng trong không gian chính trị đầu Ngô mình Sở như hiện nay.
Điều này giải thích tại sao khi một nước nghèo như VN lại có tới gần 9.000 học sinh sang du học tại Mỹ và có hàng chục ngàn học sinh du học ở các nước phương Tây. Phải chăng đây chỉ thuần túy là cuộc chạy trốn khỏi nền giáo dục nước nhà, một nền giáo dục bị chi phối bởi một nền chính trị ngoại tình, tiền hậu bất nhất!
Phan Thế Hải
Nguồn : http://vn.myblog.yahoo.com/phanthehai
Nguồn : http://vn.myblog.yahoo.com/phanthehai
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét