Tham nhũng trở thành hệ thống và nguyên nhân là do khe hở "sở hữu toàn dân", cơ chế kiểm soát quyền lực chưa hiệu quả, xử lý chưa nghiêm…". Đây là nhận định của nhiều đại biểu tham dự Hội thảo "Phòng chống tham nhũng (PCTN) - đánh giá hiện trạng và xây dựng năng lực cho các tổ chức xã hội và người dân" do Liên hiệp các Hội khoa học kỹ thuật Việt Nam tổ chức ngày 4/12 tại TP.HCM. Chỉ 2% cho là xử lý đầy đủ, đúng tội
Theo PGS-TS Đặng Ngọc Dinh, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu phát triển cộng đồng, “theo điều tra của chúng tôi về đánh giá việc xử lý các vụ tham nhũng tại địa phương, chỉ 2% người được hỏi cho là đã xử lý đầy đủ và đúng tội, 73% nhận thấy xử lý chưa hết và không kiên quyết”.
Theo PGS-TS Đặng Ngọc Dinh, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu phát triển cộng đồng, “theo điều tra của chúng tôi về đánh giá việc xử lý các vụ tham nhũng tại địa phương, chỉ 2% người được hỏi cho là đã xử lý đầy đủ và đúng tội, 73% nhận thấy xử lý chưa hết và không kiên quyết”.
Cũng theo ông Dinh, có tới 86% ý kiến cho rằng tham nhũng thường xảy ra trong lĩnh vực quản lý đất đai, 85% là trong lĩnh vực dự án, công trình xây dựng, 39% trong điều tra, xét xử thi hành án; kế đến là cấp phép, thuế, lệ phí, quỹ...
Nghiên cứu cũng cho thấy, có hiện tượng những người tham gia phòng chống tham nhũng bị đối xử không đúng, thậm chí bị đe dọa, trù dập, trả thù…
“Nguyên nhân là do việc tuyên truyền phổ biến Luật PCTN vẫn theo phong trào, bề nổi như triệu tập cán bộ đoàn thể nghe phổ biến luật PCTN, việc triển khai ít dựa vào dân, người dân chưa tin vào tính khả thi của luật, chưa có cơ chế bảo vệ người chống tham nhũng, chưa thể hiện rõ quyết tâm chính trị, còn hiện tượng vừa đá bóng vừa thổi còi trong phòng chống…”, ông Dinh nói.
Bàn về việc người dân không mặn mà tố cáo tham nhũng, ông Trương Văn Đa, nguyên Phó Chủ tịch HĐND TP.HCM khóa IV, cho rằng, ngoài nguyên nhân có thể bị trù dập, bị trả thù, còn do “có những vụ việc to bằng con voi nhưng lại xử bằng con kiến làm người dân mất lòng tin. Mà đã không tin thì không muốn nói”.
Ở một góc nhìn khác, ông Diệp Văn Sơn, chuyên gia cải cách hành chính, cho rằng PCTN của Việt Nam bắt đầu đi vào nề nếp, từ pháp luật đến dư luận xã hội và cả sự hợp tác hỗ trợ của quốc tế. Ông cũng cho rằng nhận thức của người dân về PCTN đã ngày càng sáng rõ hơn, mạnh mẽ hơn.
“Đã có đủ yếu tố để PCTN bắt đầu đi đúng hướng nhưng tiến độ vẫn chưa như mong muốn, kết quả cụ thể còn ít”, ông Sơn nói. Khoanh vùng để trị
Ông Trương Văn Đa cho rằng, chỉ có một đối tượng có thể tham nhũng, đó là những người có chức quyền. Nhưng không phải chỉ chức to, quyền to mới tham nhũng.
“Một cái chức nhỏ nhất như ông gác cổng trụ sở cơ quan cũng có thể tham nhũng vì ông ta cho ai thì người đó mới được vào", ông Đa nói.
Theo ông Đa, cần “khoanh vùng” đối tượng tham nhũng để có đối sách đủ sức răn đe. Trong đó, phải tính đến cả những “đối tuợng” nhỏ nhất, kiểu như “ông gác cổng”. “Không nên rao “PCTN là trách nhiệm của toàn dân” một cách chung chung nữa, bởi rao giảng nhiều, nói nhiều mà biện pháp cụ thể không đủ mạnh thì không đem lại kết quả”.
Đồng quan điểm với ông Trương Văn Đa, PGS. TS Bùi Tích Kháng, Giảng viên Học viện hành chính Quốc gia TP.HCM cho rằng: “Hiện nay, Luật PCTN ở đâu cũng triển khai, nhưng nếu hỏi người dân nội dung luật là gì, chưa chắc nhiều nguời biết, thậm chí hỏi cán bộ, công chức nội dung thiết yếu nhất của Luật PCTN là gì, có người còn “ngắc ngứ”… Tuyên truyền PCTN còn quá hình thức, nói gì đến thực hiện”.
Không phải ngón thứ 6 trên bàn tay 5 ngón
Nhiều đại biểu cũng cho rằng đừng tham vọng triệt tiêu tham nhũng mà chỉ hi vọng việc phòng chống tích cực sẽ có thể hạn chế đến mức tối đa tham nhũng, giảm tối thiểu nguy cơ gây mất ổn định xã hội và làm suy thoái hệ thống chính trị mà thôi.
“Có xác định mục tiêu như vậy mới xây dựng lộ trình phù hợp cho việc PCTN đuợc”, nhiều đại biểu bày tỏ.
Ông Trương Văn Đa đề xuất lập Ủy ban phòng chống tham nhũng quốc gia thay cho Ban chỉ đạo PCTN, bởi cơ quan nào cũng hoạt động trong khuôn khổ luật pháp chung và những luật đặc thù của ngành nghề. Việc “chỉ đạo của Ban chỉ đạo” có khi lại đụng vào những luật cụ thể, không gỡ ra được.
Tuy nhiên theo Vụ trưởng Vụ công tác phía Nam của Ban chỉ đạo PCTN Phan Bá, “đặc thù ở Việt Nam khác với các nước là rất nhiều ban chỉ đạo, nên nhiều người ngộ nhận Ban chỉ đạo PCTN cũng như những ban chỉ đạo khác, đây là chuyện rất sai lầm”.
“Ban chỉ đạo PCTN có quyền rất lớn, không phải ngón thứ 6 trên bàn tay 5 ngón. BCĐ PCTN cấp tỉnh có quyền ra quyết định tạm đình chỉ ông phó chủ tịch tỉnh trở xuống nếu họ có dấu hiệu tham nhũng và có dấu hiệu đối phó với cơ quan điều tra để phục vụ cho việc điều tra. Trước đây không có ai được quyền này”, ông Bá nói.
Đoàn Quý
Nguồn :http://www.vietnamnet.vn/
Nghiên cứu cũng cho thấy, có hiện tượng những người tham gia phòng chống tham nhũng bị đối xử không đúng, thậm chí bị đe dọa, trù dập, trả thù…
“Nguyên nhân là do việc tuyên truyền phổ biến Luật PCTN vẫn theo phong trào, bề nổi như triệu tập cán bộ đoàn thể nghe phổ biến luật PCTN, việc triển khai ít dựa vào dân, người dân chưa tin vào tính khả thi của luật, chưa có cơ chế bảo vệ người chống tham nhũng, chưa thể hiện rõ quyết tâm chính trị, còn hiện tượng vừa đá bóng vừa thổi còi trong phòng chống…”, ông Dinh nói.
Bàn về việc người dân không mặn mà tố cáo tham nhũng, ông Trương Văn Đa, nguyên Phó Chủ tịch HĐND TP.HCM khóa IV, cho rằng, ngoài nguyên nhân có thể bị trù dập, bị trả thù, còn do “có những vụ việc to bằng con voi nhưng lại xử bằng con kiến làm người dân mất lòng tin. Mà đã không tin thì không muốn nói”.
Ở một góc nhìn khác, ông Diệp Văn Sơn, chuyên gia cải cách hành chính, cho rằng PCTN của Việt Nam bắt đầu đi vào nề nếp, từ pháp luật đến dư luận xã hội và cả sự hợp tác hỗ trợ của quốc tế. Ông cũng cho rằng nhận thức của người dân về PCTN đã ngày càng sáng rõ hơn, mạnh mẽ hơn.
“Đã có đủ yếu tố để PCTN bắt đầu đi đúng hướng nhưng tiến độ vẫn chưa như mong muốn, kết quả cụ thể còn ít”, ông Sơn nói. Khoanh vùng để trị
Ông Trương Văn Đa cho rằng, chỉ có một đối tượng có thể tham nhũng, đó là những người có chức quyền. Nhưng không phải chỉ chức to, quyền to mới tham nhũng.
“Một cái chức nhỏ nhất như ông gác cổng trụ sở cơ quan cũng có thể tham nhũng vì ông ta cho ai thì người đó mới được vào", ông Đa nói.
Theo ông Đa, cần “khoanh vùng” đối tượng tham nhũng để có đối sách đủ sức răn đe. Trong đó, phải tính đến cả những “đối tuợng” nhỏ nhất, kiểu như “ông gác cổng”. “Không nên rao “PCTN là trách nhiệm của toàn dân” một cách chung chung nữa, bởi rao giảng nhiều, nói nhiều mà biện pháp cụ thể không đủ mạnh thì không đem lại kết quả”.
Đồng quan điểm với ông Trương Văn Đa, PGS. TS Bùi Tích Kháng, Giảng viên Học viện hành chính Quốc gia TP.HCM cho rằng: “Hiện nay, Luật PCTN ở đâu cũng triển khai, nhưng nếu hỏi người dân nội dung luật là gì, chưa chắc nhiều nguời biết, thậm chí hỏi cán bộ, công chức nội dung thiết yếu nhất của Luật PCTN là gì, có người còn “ngắc ngứ”… Tuyên truyền PCTN còn quá hình thức, nói gì đến thực hiện”.
Không phải ngón thứ 6 trên bàn tay 5 ngón
Nhiều đại biểu cũng cho rằng đừng tham vọng triệt tiêu tham nhũng mà chỉ hi vọng việc phòng chống tích cực sẽ có thể hạn chế đến mức tối đa tham nhũng, giảm tối thiểu nguy cơ gây mất ổn định xã hội và làm suy thoái hệ thống chính trị mà thôi.
“Có xác định mục tiêu như vậy mới xây dựng lộ trình phù hợp cho việc PCTN đuợc”, nhiều đại biểu bày tỏ.
Ông Trương Văn Đa đề xuất lập Ủy ban phòng chống tham nhũng quốc gia thay cho Ban chỉ đạo PCTN, bởi cơ quan nào cũng hoạt động trong khuôn khổ luật pháp chung và những luật đặc thù của ngành nghề. Việc “chỉ đạo của Ban chỉ đạo” có khi lại đụng vào những luật cụ thể, không gỡ ra được.
Tuy nhiên theo Vụ trưởng Vụ công tác phía Nam của Ban chỉ đạo PCTN Phan Bá, “đặc thù ở Việt Nam khác với các nước là rất nhiều ban chỉ đạo, nên nhiều người ngộ nhận Ban chỉ đạo PCTN cũng như những ban chỉ đạo khác, đây là chuyện rất sai lầm”.
“Ban chỉ đạo PCTN có quyền rất lớn, không phải ngón thứ 6 trên bàn tay 5 ngón. BCĐ PCTN cấp tỉnh có quyền ra quyết định tạm đình chỉ ông phó chủ tịch tỉnh trở xuống nếu họ có dấu hiệu tham nhũng và có dấu hiệu đối phó với cơ quan điều tra để phục vụ cho việc điều tra. Trước đây không có ai được quyền này”, ông Bá nói.
Đoàn Quý
Nguồn :http://www.vietnamnet.vn/
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét