Cao 1,71m, cân nặng 50 kg, số đo 3 vòng: 84-61-92. Và mang số báo danh 299. Đây toàn là những con số đẹp đối với một người đẹp. Nhưng khi người đẹp đó “ăn bớt” mất của Văn Miếu- Quốc Tử Giám những 300 năm lịch sử khi cô cho rằng trường Đại học đầu tiên của Việt Nam có tuổi thọ 700 năm, thì đã có những hoài nghi về “vẻ đẹp trí tuệ” của cô.
Chỉ sau đó vài ngày, khi bảng điểm 2 năm “đại học” của cô được tung lên mạng với kết quả của rất nhiều “điểm 0” mà cô “đạt được”, rất nhiều người mới thấm thía rằng chiều dài của đôi chân hoa hậu nhiều khi lại không đồng nghĩa với chiều cao trí tuệ .
Chỉ sau đó vài ngày, khi bảng điểm 2 năm “đại học” của cô được tung lên mạng với kết quả của rất nhiều “điểm 0” mà cô “đạt được”, rất nhiều người mới thấm thía rằng chiều dài của đôi chân hoa hậu nhiều khi lại không đồng nghĩa với chiều cao trí tuệ .
Điều đáng nói là kiến thức sai trong phần thi ứng xử mà nhiều người đánh giá là “tự tin”, là “lưu loát” của người đẹp lại chỉ là kiến thức lịch sử dường như không một học sinh phổ thông nào không biết, trừ “sinh viên- hoa hậu” Diễm Hương vừa được đăng quang.
Thế thì cô tự tin với kiến thức gì mà “các thầy đã dạy”?
Bảng điểm của hoa hậu vừa đăng quang cho thấy trong hai năm “đại học” có tới 7/28 môn bị điểm 0. “Đạt điểm 0”. Có nghĩa là hoa hậu của chúng ta đã cố, nhưng cũng chỉ có thế mà thôi, biểu hiện chính là việc cô “đạt” điểm 0? Nhưng 7 điểm 0 chưa phải là kết quả tồi tệ nhất.
15/28 môn xếp hạng C-D (Đến hạng D là hết chứ không có E đâu). Tân Hoa hậu trượt tới 7 môn. Số điểm trung bình cô tích lũy được là 1.52. Một con số xấu, so với nụ cười đẹp của cô, nhưng lại là một “con số” phù hợp với câu trả lời cho kiến thức của cô trong phần thi ứng xử.
So các hoa hậu năm nay với hoa hậu năm trước, thấy rõ ngay rằng hoa hậu năm nay ngày càng “tiềm ẩn”... Trường Hoa Sen đã chính thức trả lời là Tân hoa hậu đã xin nghỉ bảo lưu vì lý do sức khỏe. Hoa hậu giải thích là cô mắc chứng rối loạn tiêu hóa. Nhưng có một chuyện có thể khẳng định ngay: Cô là một hoa hậu học... dưới mức cần thiết!
“Theo bạn, ngày nay việc sử dụng Internet tràn lan và không bị giám sát chặt chẽ đang có ảnh hưởng gì đến giới trẻ?”, Đây là câu hỏi được Ban giám khảo cuộc thi Hoa hậu hoàn vũ 2010 đặt ra cho Jimena Navarrete Rosete , một thí sinh đến từ Mexico, cũng là sinh viên như hoa hậu Lưu Thị Diễm Hương.
Câu trả lời của cô: “Internet là một công cụ cần thiết và không thể thiếu được trong cuộc sống hiện đại. Tuy nhiên, dù thế nào, gia đình vẫn luôn là cái nôi an toàn và đáng tin cậy nhất để giáo dục trẻ em và thanh thiếu niên nên người. Do vậy, gia đình cần đóng vai trò quan trọng để định hướng”. Jimena Navarrete Rosete sau đó đã đoạt vương miện trong cuộc thi sắc đẹp danh giá nhất thế giới.
Nhưng vẻ đẹp trí tuệ không phải chỉ nhìn thấy ở hoa hậu. Tại phần thi ứng xử được truyền hình trực tiếp tới hàng chục triệu khán giả khắp thế giới, Ban giám khảo đã đặt câu hỏi: “Nên có quy định thế nào trong chuyện ăn mặc để hạn chế bớt những trang phục gớm ghiếc, chướng tai gai mắt thịnh hành ngày nay?”.
Người đẹp Australia, cô Jesinta Campbell đã trả lời: “Một trong những điều tuyệt vời nhất mà con người có được là sự tự do lựa chọn. Thời trang chính là sự tự do”. Phải nói đó là một câu trả lời cá tính và thể hiện rõ bản lĩnh.Không phải đợi đến “trường hợp Ngô Bảo Châu” người Việt chúng ta mới tự hào về sự thông minh mang tính dân tộc của mình.
Nhưng trong những cuộc thi hoa hậu quốc nội vừa rồi, chỉ thấy sự máy móc, sự thuộc bài, ít sáng tạo, không chủ kiến trong phần trả bài của các người đẹp.
Cần phải trích dẫn câu hỏi dành cho Hoa hậu Jamaica Yendi Phillipps “Theo bạn, hình phạt tử hình có chấp nhận được không và tại sao?” Cô đã trả lời: “Cuộc sống là do tạo hóa ban tặng và con người ai cũng có quyền được sống. Việc tước đoạt cuộc sống của người khác là điều không thể chấp nhận được...”.
Cần phải trích dẫn câu hỏi dành cho Hoa hậu Jamaica Yendi Phillipps “Theo bạn, hình phạt tử hình có chấp nhận được không và tại sao?” Cô đã trả lời: “Cuộc sống là do tạo hóa ban tặng và con người ai cũng có quyền được sống. Việc tước đoạt cuộc sống của người khác là điều không thể chấp nhận được...”.
Có một vấn đề rất nên nói là việc đặt câu hỏi của Ban giám khảo. Dù là hỏi về hình phạt tử hình, hay chiếc máy kiểm tra an ninh ở sân bay, về thời trang dị hợm hay internet, dù là bé như cây kim hay lớn như cái phi thuyền thì đó là những câu hỏi thực tế, rất rất gần với cuộc sống và không hề lên gân lên cốt.
Có người đã bình luận những câu hỏi của Ban giám khảo cuộc thi Hoa hậu Thế giới người Việt (HHTGNV) như sau: Hoàn toàn không hỏi theo kiểu đánh đố, buộc thí sinh phải phô bày tri thức, nhưng Ban giám khảo vẫn có thể kiểm tra được tư duy, bản lĩnh, sự nhạy cảm của thí sinh trước các vấn đề xã hội. Tri thức là thứ có thể trau dồi, làm giàu từng ngày, nhưng thái độ và trách nhiệm trước xã hội mới là điều mỗi hoa hậu cần phải có.
Nếu không có một câu hỏi hay thì làm sao có thể nhận được một câu trả lời thông minh, sắc sảo và thể hiện cá tính cũng như vẻ đẹp trí tuệ trong đó.
Nếu không có một câu hỏi hay thì làm sao có thể nhận được một câu trả lời thông minh, sắc sảo và thể hiện cá tính cũng như vẻ đẹp trí tuệ trong đó.
Trông người lại ngẫm đến ta. Ở cuộc thi HHTGNV, Ban tổ chức cho các thí sinh đeo số báo danh theo trường phái... “biển kiểm soát” toàn lộc phát, nút 9, tổng 10 mà nhiều người nói “nhìn con số biết văn hóa”. Còn tại cuộc thi Hoa hậu Việt Nam 2010 , trong thành phần Ban giám khảo có cựu hoa hậu Nguyễn Thu Thủy. Giám khảo này ngay tại cuộc thi đã có một phát ngôn gây sóng gió suốt từ đó đến nay. Cô “trả lời phỏng vấn” rằng: Tôi nghĩ bản thân cái đẹp đã là tài năng. Còn nói thêm rằng “Tất nhiên, người ta cũng nói về sự đức hạnh, trí tuệ... nhưng cao hơn cả là vẻ đẹp”.
Có người khi nghe cựu hoa hậu này phát ngôn đã bình luận đầy chua chát, rằng: Hình như những người nổi tiếng nghĩ rằng họ nói ra điều gì cũng là chân lý. Là hoa hậu mà sao ăn nói kiêu ngạo quá vậy? Nói như chị thì những người sinh ra không chân dài, không da trắng, khuôn mặt không khả ái... là do họ bất tài, bố mẹ họ bất tài sao?
Có thể là Thu Thủy “lỡ miệng”, cũng có thể cô muốn quảng bá cho bản thân, và cũng có thể vì là hoa hậu nên cô nghĩ như thế. Tuy nhiên, cái cách hành xử sau đó thể hiện trên trang blog cá nhân mà ở đó Thu Thủy đã công nhiên phê phán dư luận là quá xấu xí nên đang ghen tị với sắc đẹp của Hoa hậu thì khó chấp nhận.
Với cách ứng xử như vậy thì thử hỏi tại sao câu hỏi trong các cuộc thi người đẹp trong hơn 20 năm qua quanh đi ngoảnh lại vẫn là những câu hỏi cũ rích, sáo mòn, mớm lời và nhạt. Kết quả, tất nhiên cũng là những câu trả lời theo kiểu hô khẩu hiệu, ca ngợi non sông gấm vóc, làm thơ về tà áo dài, về đức công dung ngôn hạnh “không phải phụ nữ dân tộc nào cũng có được”, rồi thề thốt sẽ A, để B, vì C, không D... tất nhiên không thể thiếu lời cảm ơn Ban giám khảo, cha mẹ cô dì chú bác anh chị em nội ngoại thân hữu gần xa. Và “em xin hết”.
Dường như ngay cả sự dập khuôn, máy móc cũng đã được lặp đi lặp lại tạicác lần thi hoa hậu trong suốt 24 năm qua.
đang nhầm hình hả> hoa hau thế giới người việt mà đây là hình hoa hâu nguyễn thị ngọc hân muh
Trả lờiXóaCó điểm E đấy, theo thang điểm sau đây- điểm từ 0 đến 10 được xếp thành 5 loại
Trả lờiXóaA: Từ 8,5 trở lên.
B Từ 7 đến dưới 8,5
C Từ 5,5 đến dưới 7
D Từ 4 đến dưới 5,5
E Dưới 4
Tuy nhiên, để chuẩn bị thi hoa hậu,các người đẹp phải luyện tập nhiều, rồi còn phải học những kiến thức xã hội , lịch sử, văn hóa chung chung,... nên không có thời gian học những môn của chương trình đại học mà các cô đang theo đuổi(nếu các cô là sinh viên).
Thi hoa hậu là một sinh hoạt văn hóa giải trí nên chủ yếu là THI cái phần tạo hóa ban cho. Vậy thì đào đâu ra các cô "con nhà lành", vừa xinh đẹp, lại vừa hiểu biết?