Trong một xã hội sống trên dối trá và bị lưu manh hóa như việt Nam hiện nay, hy vọng giáo sư Ngô Bảo Châu sẽ không bị cám dỗ bằng những lời ru có cánh của nhà chức trách, bằng đồng tiền của những kẻ háo danh, bằng vật chất của những kẻ mưu lợi cá nhân, để rồi không thể sống đúng với bản thân mình và có lúc bị bất ngờ, hối tiếc…
Hôm 8/08, Phó thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân và đoàn tháp tùng đến thăm gia đình giáo sư Ngô Bảo Châu ở Hà Nội và mời ông trở về nước “tham gia Chương trình đưa Việt Nam trở thành quốc gia mạnh về toán học giai đoạn 2010-2020 và tầm nhìn 2030 sắp được Chính phủ ban hành”.
Ông Nguyễn Thiện Nhân cũng nói chính phủ có nhã ý tặng nhà cho Ngô Bảo Châu và một doanh nhân nào đó cũng muốn tặng một biệt thự trong khu du lịch Tuần Châu – Quảng Ninh.
Blogger “Tuanddk”
Đọc xong bản tin trên, tôi thấy có cái gì đó rất nặng mùi, khó chịu, chưa biết nên viết như thế nào, thì gặp ngay bài “Cầu hiền “đời” đeo huy chương cho xác chết” trên Blog của “tuanddk“. “Tuanddk” viết (trích):
“Sau sự kiện Ngô Bảo Châu, suốt từ năm 2009 đến nay, giới toán học Việt, và giờ là các quan chức, cứ vơ ông vào coi đó như một thành tựu của nền toán học Việt Nam, như một biểu hiện của trí thông minh Việt, thậm chí, trơ trẽn hơn, là dịp quảng bá cho chính sách cầu hiền kiểu “tam cố thảo lư” bằng việc một Phó thủ tướng “xuống tận nhà” giáo sư Châu. Chưa kể một cái tên ăn theo là chúa đảo Đào Hồng Tuyển cũng có “nhã ý” tăng một biệt thự tại khu du lịch Tuần Châu- Quảng Ninh.
Nhưng nhà toán học Ngô Bảo Châu, với học vị tiến sĩ khoa học và học hàm giáo sư có phải là sản phẩm của nền toán học Việt Nam? Và việc tặng nhà, có phải là biểu hiện của chính sách cầu tài-chiêu hiền đãi sĩ?
Câu trả lời là: Không!”
Nói về một trường hợp khác, cũng là một tài năng toán học: Lê Bá Khánh Trình, “Tuanddk” nhắc lại nhận xét chua chát của nhà báo Lê Thị Thái Hòa: “Anh sống bình dị, khép kín, giống một cái cây sau cơn bão, không sao mà trổ được những lá non kiêu hãnh khi các cành và mầm của nó đã bị vặt hết”.
“Tuanddk” tin rằng, “Lê Bá không thuộc diện “Con bò dắt qua Hồng trường thành tiến sĩ”. Bởi có lẽ sai lầm nhất trong trường hợp họ Lê là anh đã “trở về”, dù được tiếng yêu nước, để đổi lấy một cái giá quá đắt: Liệu có con cá nào có thể hóa rồng nếu thiếu cái thác, thậm chí thiếu cả nước?!”
Rồi “Tuanddk” nhấn mạnh: “21 năm được ăn học và chuyên tâm tại Pháp mới mang lại thành công cho ông ngày hôm nay, chứ không phải những cái phù phiếm kiểu trí tuệ Việt, hoặc sản phẩm của nền toán học Việt Nam. Những cái mầm tốt, phải cần tới mảnh đất tốt. Những Lê Bá Khánh Trình và Ngô Bảo Châu, thành công sau 21 năm “di cư”, đang cho thấy Việt Nam dứt khoát không phải là mảnh đất đó”.
Và “Tuanddk” kết luận:
“Việc “trao nhà” hôm nay, xét về độ bỉ ổi, có lẽ cũng chả khác gì việc trao danh hiệu “Nghệ sĩ nhân dân” cho huyền thoại của đại ngàn, Y Moan”.
PTT Nguyễn Thiện Nhân tại gia đình GS Ngô Bảo Châu - Ảnh: Chinhphu.vn
“Nhà ơi là nhà. Danh hiệu ơi là danh hiệu. Hiếu nghĩa, cầu tài ơi là hiếu nghĩa cầu tài. Những câu chữ to tát, những cử chỉ cầu tài, chính xác hơn là tống tài đó, hôm nay phải chăng chỉ là thói mị dân của cả một bộ máy, một thế hệ quan chức hàng ngày hàng giờ mong ngóng các huyền thoại chết đi để được làm ban tổ chức”.
“Chính sách “Tam cố thảo lư” giả nhân giả nghĩa kiểu tàu ngày nay, đau đớn thay, đã trở thành chính sách đeo huy chương cho xác chết”.
Những thoáng buồn của bạn bè học Toán
Lớp chuyên Toán của tôi có 30 thằng và một cô gái duy nhất là Cẩm Tú. Hết trung học phổ thông, 29 đứa được đi học đại học ở nước ngoài, rải ra nhiều nước trong khối xã hội chủ nghĩa cũ.
Có lẽ về con đường khoa học thuần túy, thành công nhất trong lớp tôi là Nguyễn Hữu Đức. Đức tốt nghiệp khoa Toán, Đại học Jagielonski Krakow (Ba Lan) với điểm rất cao, về nước công tác tại Viện Toán ở Hà Nội, sau một thời gian trở lại Ba Lan bảo vệ luận án Phó tiến sĩ, rồi Tiến sĩ. Chức vụ cuối cùng ở Việt Nam của Đức là Hiệu trưởng trường Đại học Đà Lạt.
Cách đây vài năm, khi nghe tin Đức chết, tôi không khỏi bùi ngùi, vì chúng tôi vừa là bạn học, vẫn giữ tình thân sau khi trưởng thành, mặc dù rất ít khi gặp nhau. Tôi không tin một thằng bạn giản dị, chân chất ngày xưa lại có thể ăn nhậu sa đà (tôi được nghe kể lại như thế). Tôi tiếc cho nó, cho tài năng của nó, một con người lớn lên từ một gia đình nghèo kiết xác, đi học thưở nào với cái áo vá chằng vá đụp, nhưng ham học và thông minh, có thể trở thành nhà khoa học giỏi có ích cho đời, lại chết sớm vì bệnh gan. Chức vụ cao và môi trường sống đã đưa đẩy người bạn tôi tới kết thúc bi kịch chăng?
Trong thập niên 70, tôi cũng thuộc vào một trong những sinh viên giỏi của khoa Toán Đại học Wroclaw, Ba Lan, nhưng so tài thì chỉ xứng hàng em út với hai người đàn anh lớp trên mà tôi bái phục là Nguyễn Văn Thu và Nguyễn Chiến Thắng. Hai người này đều là học sinh của trường Lý Nhân, Nam Hà nổi tiếng, đoạt giải nhất, nhì cuộc thi chung khảo Toán toàn miền Bắc.
Anh Thu học giỏi đến mức bạn bè Ba Lan và các nước khác trong trường kinh ngạc. Các giáo sư Ba Lan nhắc tên anh như một tấm gương cho tụi tôi trong ngày đầu tiên lên giảng đường. Anh tốt nghiệp đại học trước thời gian một năm với kết quả xuất sắc và dễ dàng bảo vệ luận án Phó tiến sĩ và Tiến sĩ toán không bao lâu sau đó. Anh mang ánh hào quang khoa học từ Ba Lan về nước, rồi chôn chết dần trong ngăn kéo của Viện Toán ở Hà Nội cùng với bao nhiêu mối lo toan khác của cuộc sống.
Còn Nguyễn Chiến Thắng, một lần tôi bất ngờ gặp lại ở Ba Lan. Tôi lôi anh về nhà uống rượu, tâm tình. Anh cho biết sau khi về nước thì được phân công vào Viện Kỹ thuật Quân sự, đeo lon trung úy. Chán vì đấu đá nội bộ, điều kiện nghiên cứu tệ hại, cuộc sống kinh tế rất khó khăn, nên anh giã từ mọi thứ và cả khoa học lên đường sang Nga đi… buôn! Tiếc quá! Anh Thắng học rất giỏi, chẳng kém anh Thu. Tôi vẫn nhớ có bài tập về nhà giải không nổi phải qua nhờ anh.
“Nhà ơi là nhà. Danh hiệu ơi là danh hiệu. Hiếu nghĩa, cầu tài ơi là hiếu nghĩa cầu tài. Những câu chữ to tát, những cử chỉ cầu tài, chính xác hơn là tống tài đó, hôm nay phải chăng chỉ là thói mị dân của cả một bộ máy, một thế hệ quan chức hàng ngày hàng giờ mong ngóng các huyền thoại chết đi để được làm ban tổ chức”.
“Chính sách “Tam cố thảo lư” giả nhân giả nghĩa kiểu tàu ngày nay, đau đớn thay, đã trở thành chính sách đeo huy chương cho xác chết”.
Những thoáng buồn của bạn bè học Toán
Lớp chuyên Toán của tôi có 30 thằng và một cô gái duy nhất là Cẩm Tú. Hết trung học phổ thông, 29 đứa được đi học đại học ở nước ngoài, rải ra nhiều nước trong khối xã hội chủ nghĩa cũ.
Có lẽ về con đường khoa học thuần túy, thành công nhất trong lớp tôi là Nguyễn Hữu Đức. Đức tốt nghiệp khoa Toán, Đại học Jagielonski Krakow (Ba Lan) với điểm rất cao, về nước công tác tại Viện Toán ở Hà Nội, sau một thời gian trở lại Ba Lan bảo vệ luận án Phó tiến sĩ, rồi Tiến sĩ. Chức vụ cuối cùng ở Việt Nam của Đức là Hiệu trưởng trường Đại học Đà Lạt.
Cách đây vài năm, khi nghe tin Đức chết, tôi không khỏi bùi ngùi, vì chúng tôi vừa là bạn học, vẫn giữ tình thân sau khi trưởng thành, mặc dù rất ít khi gặp nhau. Tôi không tin một thằng bạn giản dị, chân chất ngày xưa lại có thể ăn nhậu sa đà (tôi được nghe kể lại như thế). Tôi tiếc cho nó, cho tài năng của nó, một con người lớn lên từ một gia đình nghèo kiết xác, đi học thưở nào với cái áo vá chằng vá đụp, nhưng ham học và thông minh, có thể trở thành nhà khoa học giỏi có ích cho đời, lại chết sớm vì bệnh gan. Chức vụ cao và môi trường sống đã đưa đẩy người bạn tôi tới kết thúc bi kịch chăng?
Trong thập niên 70, tôi cũng thuộc vào một trong những sinh viên giỏi của khoa Toán Đại học Wroclaw, Ba Lan, nhưng so tài thì chỉ xứng hàng em út với hai người đàn anh lớp trên mà tôi bái phục là Nguyễn Văn Thu và Nguyễn Chiến Thắng. Hai người này đều là học sinh của trường Lý Nhân, Nam Hà nổi tiếng, đoạt giải nhất, nhì cuộc thi chung khảo Toán toàn miền Bắc.
Anh Thu học giỏi đến mức bạn bè Ba Lan và các nước khác trong trường kinh ngạc. Các giáo sư Ba Lan nhắc tên anh như một tấm gương cho tụi tôi trong ngày đầu tiên lên giảng đường. Anh tốt nghiệp đại học trước thời gian một năm với kết quả xuất sắc và dễ dàng bảo vệ luận án Phó tiến sĩ và Tiến sĩ toán không bao lâu sau đó. Anh mang ánh hào quang khoa học từ Ba Lan về nước, rồi chôn chết dần trong ngăn kéo của Viện Toán ở Hà Nội cùng với bao nhiêu mối lo toan khác của cuộc sống.
Còn Nguyễn Chiến Thắng, một lần tôi bất ngờ gặp lại ở Ba Lan. Tôi lôi anh về nhà uống rượu, tâm tình. Anh cho biết sau khi về nước thì được phân công vào Viện Kỹ thuật Quân sự, đeo lon trung úy. Chán vì đấu đá nội bộ, điều kiện nghiên cứu tệ hại, cuộc sống kinh tế rất khó khăn, nên anh giã từ mọi thứ và cả khoa học lên đường sang Nga đi… buôn! Tiếc quá! Anh Thắng học rất giỏi, chẳng kém anh Thu. Tôi vẫn nhớ có bài tập về nhà giải không nổi phải qua nhờ anh.
Trường hợp bỏ nghề đi buôn như anh Thắng rất phổ biến đối với những Phó Tiến sĩ được đào tạo trong khối xã hội chủ nghĩa. Sau khi có bằng đút túi, họ làm đủ thứ lăng nhăng trái nghề, và vèo một cái, nhà nước bỏ chữ “Phó” cho tất cả đồng loạt lên ngôi “Tiến sĩ” hết, họ có nó như lá bài hộ mệnh, vừa để khoe mẽ, vừa dễ tiến thân, nhưng đa số không nói được một ngoại ngữ nào thông thạo.
Mang danh tiến sĩ khoa học mà nếu có ai đề nghị giải giúp một phương trình vi phân thì họ chỉ… khóc trở lên! Lo làm ăn, buôn bán, đầu cơ chính trị, bon chen trong cuộc sống chạy theo đồng tiền, danh vọng, trí thức hóa thành “trí ngủ” là thế!
Nói đến thời sinh viên, hồi bấy giờ chúng tôi nhắc đến tên giáo sư Nguyễn Văn Hiệu với lòng cảm phục và ước mơ. Ở tuổi 30 ông Hiệu đã được Viện hàn lâm Khoa học Liên Xô phong hàm giáo sư vật lý lý thuyết của trường đại học Nga danh tiếng Lomonosov. Ông là tác giả của câu nói: “Cứ dắt một con bò sang Nga, trở về Việt Nam có một phó tiến sĩ”. Tuy nhiên, trong thực tế cũng có nhiều người tài như tôi kể ở trên và chính bản thân ông Hiệu là ví dụ điển hình.
Khi trở về Việt Nam ông được “cơ cấu” vào Ban chấp hành Trung ương Đảng. Đảng cưng ông, tặng ông Huân chương Độc lập hạng nhất. Đảng tự hào có những trí thức trẻ và giỏi như ông, cũng như đối với giáo sư Ngô Bảo Châu hôm nay. Nhưng chính tảng đá “chính trị gia” của Đảng, cộng thêm phương tiện nghiên cứu nghèo nàn, lạc hậu, đã làm chìm dần tài năng của ông. Cảm hứng phát minh khoa học hết đất nẩy nở và phát triển như năm nào ở Viện nguyên tử Dupna.
Chế độ cộng sản: Đến cả bầu trời cũng bị giới hạn
Bà Maria Siemionow sinh năm 1950 tại Ba Lan. Năm 1974, bà tốt nghiệp Học viện khoa học y học và trở thành bác sĩ. Bà hoàn thành luận án Phó tiến sĩ năm 1985 và Tiến sĩ y học vào năm 1992.
Trong năm 1985 bà nhận được học bổng nghiên cứu phẫu thuật bàn tay tại Viện Kleinert Christine ở Louisville, tiểu bang Kentucky, Hoa Kỳ. Năm 1987, bà trở về nước, lúc bấy giờ Ba Lan vẫn còn trong chế độ cộng sản. Bà nói: “Trở lại Ba Lan tôi nhanh chóng nhận ra sự khác biệt. Tôi thấy rằng, ở Mỹ người ta bỏ tiền đầu tư cho nghiên cứu khoa học nhiều như thế nào. Còn nơi đây, đến cả bầu trời cũng bị giới hạn”.
Vì thế, năm 1989, bà quyết định qua Mỹ để có điều kiện phát triển nghề nghiệp của mình. Thoạt đầu bà làm việc tại Louisville, sau đó 5 năm tại Salt Lake City và suốt 12 năm nay tại Cleveland Clinic. Từ năm 1995, bà đứng đầu bộ môn phẫu thuật thẩm mỹ và vi phẫu thuật của Cleveland Clinic, tiểu bang Ohio và từ năm 2005 bà được phong hàm giáo sư.
Trong 12/2008, bà đã thực hiện thành công ca ghép mặt thứ tư trên thế giới và đầu tiên tại Mỹ. Dưới sự chỉ đạo của bà, một nhóm bác sĩ 8 người đã làm việc trong 22 giờ, cấy ghép cho nạn nhân khoảng 80% khuôn mặt bằng da mặt được hiến từ một người chết.
Các cuộc giải phẫu tương tự đã diễn ra trong năm 2005 tại Pháp (một phụ nữ bị chó cắn), trường hợp thứ hai vào năm 2006 tại Trung Quốc (một người bị gấu tấn công) và một lần nữa tại Pháp (mặt bị biến dạng vì bệnh von Recklinghausen), nhưng không ai trong số này được cấy ghép với khu vực da rộng lớn như tại Cleveland Clinic. Tờ “New York Times” đánh giá đây là “ca giải phẫu gây ấn tượng nhất trong những thập niên qua”.
Năm 2009, bà Maria Semyonov về Ba Lan và được Tổng thống Ba Lan tặng Huân chương Cống Hiến Cho Ba Lan về thành tích xuất sắc trong nghiên cứu khoa học phẫu thuật.
Giống như giáo sư Ngô Bảo Châu, tuy sống ở Hoa Kỳ nhưng bà duy trì hợp tác với trường Đại học Y khoa tại Poznan, nơi bà đã từ đó ra đi. Mỗi năm bà về nước tham gia giảng dạy vài lần. Bà đã giúp được 20 sinh viên Ba Lan nhận học bổng du học học tại Cleveland Clinic.
Bà luôn khiêm nhường, nói với sinh viên Ba Lan về lòng biết ơn của bà đối với đất nước và các giáo sư Ba Lan đã dạy dỗ mình, nhưng bà khẳng định rằng, không có môi trường tự do, khai phóng và điều kiện vật chất như ở Mỹ, bà không thể nào đạt được kết quả như ngày nay.
Đôi lời kết
Chúng ta còn nhớ, ngày 29/05/2009, giáo sư Ngô Bảo Châu từ Hoa Kỳ đã từng
.
Trong bức thư ông Châu nói tới chính sách mà ông gọi là “thực dân mới” của chính quyền Trung Quốc liên quan tới khai thác khoáng sản trên quy mô toàn cầu và cảnh báo về dự án Bauxite tại Tây Nguyên: “phần có hại thì cầm chắc, phần có lợi thì mong manh” và “những chuyện như khai thác bauxite ở Tây Nguyên, nếu làm sai thì không sửa được.”
Trong bức thư ông Châu nói tới chính sách mà ông gọi là “thực dân mới” của chính quyền Trung Quốc liên quan tới khai thác khoáng sản trên quy mô toàn cầu và cảnh báo về dự án Bauxite tại Tây Nguyên: “phần có hại thì cầm chắc, phần có lợi thì mong manh” và “những chuyện như khai thác bauxite ở Tây Nguyên, nếu làm sai thì không sửa được.”
Cùng năm, sau khi Chính phủ ra quyết định quản lý khoa học, Viện Nghiên cứu Phát triển độc lập (IDS), trong đó có giáo sư toán học Hoàng Tụy và Tiến sỹ khoa học Nguyễn Quang A đứng đầu, đã tuyên bố tự giải thể, Ngô Bảo Châu nói:
“Nhà lãnh đạo vì lý do này, lý do kia bịt tai lại, không muốn lắng nghe mình, nhưng thực ra, nó vẫn sẽ thấm vào đâu đó. Nếu không thay đổi vào lúc này, thì sẽ thay đổi vào lúc khác”, hoặc “một xã hội mà không biết lắng nghe các ý kiến phản biện là một chuyện tương đối dở”, “bởi vì chỉ muốn nghe những ý kiến mà mình muốn nghe thì không bao giờ có thể làm đúng được”.
Hơn 20 năm sống ở nước ngoài, giáo sư trẻ Ngô Bảo Châu có thể chưa hiểu hết bản chất trí trá, đổi trắng thay đen và luôn luôn thù nghịch với tất cả những ai có tư tưởng khác với mình và tâm địa bạc như vôi của giới lãnh đạo Đảng Cộng sản Việt Nam.
Biết bao trí thức yêu nước, dại dột về nước cung phụng họ để rồi đến cuối đời ôm theo hận xuống mồ.
Để củng cố thêm lòng tin, giáo sư Châu hãy tới thăm các thầy cô giáo sư toán học Việt Nam nổi tiếng còn sống ở Hà Nội: Hoàng Tụy, Phan Đình Diệu, Hoàng Xuân Sính…
Để củng cố thêm lòng tin, giáo sư Châu hãy tới thăm các thầy cô giáo sư toán học Việt Nam nổi tiếng còn sống ở Hà Nội: Hoàng Tụy, Phan Đình Diệu, Hoàng Xuân Sính…
Hãy nghe họ nhận định nền giáo dục Việt Nam “xã hội chủ nghĩa” đang bị xuống cấp nghiêm trọng về các tiêu chuẩn đạo đức và chất lượng ra sao. Về những tham vọng khoa học và cống hiến của những người trí thức đi trước đã bị hẫng hụt như thế nào.
Hãy cảnh giác, giáo sư Ngô Bảo Châu! Ông hãy chú tâm duy nhất vào công việc khoa học của mình. Hãy dấn thấn cho xã hội bằng những công trình khoa học ở nơi nào ông thấy có nhiều cơ hội và điều kiện phát huy nhất, như giáo sư bác sĩ Maria Siemionow đã lựa chọn.
Ở đâu trên trái đất này ông vẫn là người Việt, vẫn mang lại tự hào cho Việt Nam.
Ông có thể về nước thăm gia đình, tham gia công việc giảng dạy, đào tạo các bạn trẻ Việt Nam bằng tấm lòng và kiến thức chuyên môn của mình, nhưng đừng bao giờ cầm một xu của chính quyền. Đừng để bị lệ thuộc và bị kéo vào những mưu toan tuyên truyền chính trị! Hãy tránh thật xa loài sói, cáo đội lốt người! Đừng dây với hủi!
Ông có thể về nước thăm gia đình, tham gia công việc giảng dạy, đào tạo các bạn trẻ Việt Nam bằng tấm lòng và kiến thức chuyên môn của mình, nhưng đừng bao giờ cầm một xu của chính quyền. Đừng để bị lệ thuộc và bị kéo vào những mưu toan tuyên truyền chính trị! Hãy tránh thật xa loài sói, cáo đội lốt người! Đừng dây với hủi!
Trong một xã hội sống trên dối trá và bị lưu manh hóa như Việt Nam hiện nay, hy vọng giáo sư Ngô Bảo Châu sẽ không bị cám dỗ bằng những lời ru có cánh của nhà chức trách, bằng đồng tiền của những kẻ háo danh, bằng vật chất của những kẻ mưu lợi cá nhân, để rồi không thể sống đúng với bản thân mình và có lúc bị bất ngờ, hối tiếc, giống như thân phận của nhà toán học Ba Lan nổi tiếng Franciszek Waclaw Sierpinski.
Waclaw Sierpinski (14/03/1882 – 21/10/1969) là một trong những đại diện hàng đầu của Toán học Ba Lan. Năm 1976 Liên minh Thiên văn Quốc tế (International Astronomical Union) đã quyết định lấy tên ông đặt cho miệng núi lửa trên Mặt Trăng.
Năm 1964, Sierpinski là một trong 34 nhà trí thức, khoa học Ba Lan ký kiến nghị phản đối chế độ kiểm duyệt của nhà cầm quyền cộng sản Ba Lan. Ngay sau đó, ông và những người ký tên đã liên tục bị trấn bức và đe dọa, bị ép buộc ký vào bức thư gửi cho tờ “The Times”, trong đó khằng định ở Ba Lan không có đàn áp chính trị, và không bôi nhọ “Radio Free Europe”.
Nhà toán học Waclaw Sierpinski đã đánh mất chính mình! Trong tủi hận!
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét