Chào mừng bạn đến với blog ĐỌC & SUY NGẪM .

10 thg 11, 2010

600 TỶ ĐÔ LA VÀ NHỮNG GÌ?


Tôi là người theo trường phái âm mưu (conspiracy) trong kinh tế, nếu tôi đi theo ngành này có lẽ không bao giờ sẽ là một người thích và đạt được kiến thức hàn lâm (academy). Nên các bạn sẽ thấy hầu hết các bài viết về kinh tế của tôi nếu bạn là một nhà hàn lâm sẽ khó lòng bình luận và trả lời được những vấn đề tôi đặt ra.

Không phải ngẫu nhiên mà tôi lại theo trường phái âm mưu, mà vì nhiều lẽ: thứ nhất là câu chuyện của tòan cầu ngày nay các cường quốc không chỉ đơn thuần xâm lược các nhược tiểu bằng súng đạn mà bằng văn hóa và kinh tế.
Lẽ thứ hai nữa là ngay cả trong một tế bào của xã hội, là gia đình ta cũng thấy được một điều cơ bản là ai nắm kinh tế thì người đó nắm quyền chủ động trong mọi việc, huống hồ chi nói đến chuyện một quốc gia hay cả quả đất này.
Lẽ thứ ba nữa là người Mỹ xếp kinh tế (economics) vào thuộc lọai ngành Art, mà Art thì lại liên quan đến một chuyên ngành khác cũng thuộc lọai art là chính trị (Polictics) và cũng chính điều đó mà trong hệ thống tư tưởng của Marx có bộ phận kinh tế chính trị học.
Chỉ cần một quyết định của các nhà chính trị là có thể làm đảo lộn mọi diễn biến kinh tế đang xảy ra. Nói đến kinh tế mà không đề cập đến chính trị thì có lẽ rất nhạt. Có lẽ chỉ cần xem người Mỹ xếp kinh tế học vào ngành art là có thể thấy người Mỹ thấu hiểu tư tưởng của ông Marx đến độ nào?

Ví dụ, chỉ một quyết định tăng lãi suất ngân hàng lên 9% cách đây 2 hôm, và có thể sẽ còn nâng lãi suất thêm ít nhất một lần nữa trong quý cuối năm nay mới có tác động lên tình trạng
lạm phát đang đến hồi phi mã vừa xảy ra trong giữa cuối tháng 10/2010 vừa qua.

Hồi đầu năm nay tôi có viết
2 bài về FED, và một số bài viết về cuộc chiến các siêu cừơng qua tiền tệ cũng không ngòai thuyết âm mưu. Có 2 vấn đề lớn mà ai cũng có thể thấy được ở nền kinh tế Mỹ là:
Lợi thế đồng đô la của họ là đồng tiền dùng chung cho tòan cầu trong mọi giao dịch thông qua phố Wall.
Vấn đề thứ hai rất đặc thù là ngân hàng trung ương Mỹ hay còn gọi là Cục dự trữ liên bang Mỹ (FED) là của tư nhân hòan tòan. Đó là một đặc thù trong kinh tế thị trường gắn liền với trách nhiệm sống còn qua lợi nhuận trong kinh doanh. Vì tất cả các cơ sở công đường là nơi luôn quan liêu và tạo ra thâm hụt cho kinh tế, dù bất cứ nơi đâu hay bất cứ hình thái chính trị kinh tế xã hội trên quả đất này. Như vậy thấy những gì qua việc
FED quyết định tung ra thị trường 600 tỷ đô la trong vòng 8 tháng tới, bắt đầu từ hôm 04/11/2010?

Chúng ta không cần bàn luận vì những
lý do FED đưa ra vì kinh tế Mỹ phục hồi chưa tốt hay vì nước Mỹ cần tạo điều kiện tăng thêm đầu tư làm ăn cho nước Mỹ để giảm tỷ lệ thất nghiệp hiện nay đến 9.6%, v.v... mà chúng ta nên bàn chuyện của chúng ta, và chuyện ảnh hưởng đến các nước như thế nào?

Có một điều mà tôi rất quan tâm là mỗi lần FED quyết định tung một lượng lớn đô la ra thị trường thì hầu như là Mỹ muốn đẩy lạm phát và thiểu triển của nước Mỹ sang các nước khác. Đây là điều mà các nhà kinh tế học và các doanh nghiệp cần phải quan tâm. Tại sao?

Đối với các nước có nền kinh tế mới nổi và vững bền có cán cân xuất nhập khẩu dương như Trung Quốc, Ấn Độ, v.v... thì tại vì khi tung một lượng lớn đô la ra thị trường thì đồng đô la sẽ mất giá so với các đồng tiền của các nước này. Điều đó buộc các nước này phải tung một lượng lớn tiền mặt của nước sở tại để giữ đồng tiền của mình không tăng giá so với đô la, hòng giữ vững cán cân xuất khẩu không bị thâm hụt so với nhập khẩu, và hậu quả là lạm phát sẽ gia tăng ở các nước này.

Đối với các nước đang phát triển, nhưng còn thâm hụt cán cân thương mại xuất nhập khẩu như Việt Nam, v.v... thì lạm phát càng gia tăng vì thiếu đô la mà cần nhập khẩu. Đồng đô la đã mất giá mà đồng bạc lại mất giá chồng lên đồng đô la. Nên ngược lại, chính sách thắt chặt tiền tệ bằng tăng lãi suất ngân hàng để thu gom tiền vào nhà băng để chống lạm phát. Kết quả là sẽ dẫn đến giảm đầu tư, tiêu dùng và thiểu triển là điều tất yếu.

Có lẽ, trong cuộc chiến tiền tệ này người Mỹ sẽ thắng như
một nhận định trước đây của tôi và một bài gần đây của một tác giả với cái tựa: Tại sao Mỹ sẽ thắng trong cuộc chiến tranh tiền tệ?
Và cũng có lẽ về lĩnh vực kinh tế thì các nước còn phải cắp cặp đi học Mỹ dài dài. Nhưng trước khi Mỹ thắng và chuyện học hành tới nơi tới chốn thì các nước nghèo như Việt Nam sẽ ra sao? Khó thật cho các think tanks kinh tế nước mình.

Nguồn :
http://bshohai.blogspot.com/2010/11/600-ty-o-la-va-nhung-gi.html


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét