Theo thông lệ: Để vay được tiền ngân hàng, doanh nghiệp phải trình phương án kinh doanh khả thi;
Đề nghị Thủ tướng Chính phủ làm rõ: Căn cứ vào phương án kinh doanh khả thi nào mà chính phủ đồng ý, tạo điều kiện để Vinashin vay một khoản tiền lên tới 86 ngàn tỷ đồng, lớn gấp 11 lần vốn vốn điều lệ? Có làm rõ, minh bạch được phương án kinh doanh này, chứng minh được tính khả thi của nó thì mới thuyết phục được mục tiêu do chính phủ đề ra: Tiến tới năm 2014 Vinashin sẽ có lãi, năm 2016 sẽ trả được nợ gốc là có cơ sở thực chứng?
- Còn phát biểu như Phó Thủ tướng Nguyễn Sinh Hùng: "Phải củng cố, ổn định rồi mới đến phát triển. 3 bước này phải 4-5 năm, không đơn giản chút nào. Chúng tôi không chủ quan. Nếu thiên thời tốt, thì thành công, địa lợi thì tốt, vì nước ta có biển, nếu nhân hòa, có công luận, Quốc hội ủng hộ sẽ thành công" thì đó là một khẩu hiệu duy ý chí !”
Chiều nay phiên chất vấn trở nên quyết liệt và ít vòng vo hơn so với nhưng câu chất vấn buổi sáng. Có 2 câu xứng đáng được đưa vào “sách đỏ” của các phiên chất vấn tại diễn đãn Quốc hội, đó là câu chất vấn của Đại biểu Dương Trung Quốc và Đại biểu Nguyễn Minh Thuyết.
Ông Dương Trung Quốc đã không ngần ngại đưa bóng vào "điểm xút phạt 11" giáng một quả trời giáng khung thành Chính phủ; ông đã đưa ra một nhận xét rất chi là báng bổ:” Tôi thấy cách tư duy phát triển hiện nay của Chính phủ là không bình thường ?” Ông buộc phải thốt ra câu này khi truy dự án khai thác bauxite Tây Nguyên, dự án đã sắp khánh thành cho ra sản phẩm mà Bộ Giao thông Vận tải vẫn chưa quy hoạch xong, tìm ra phương án vận chuyển tiêu thụ sản phẩm.
Còn đại biểu Nguyễn Minh Thuyết thì với những đường đại đao truy kích đến cùng trước việc loanh quanh bấu víu lung tung của BTBGTVT vào đủ các căn cứ không có có cơ sở pháp lý:” Quyết định của Bộ Chính trị chúng tôi đồng tình, quyết định của Chính phủ chúng tôi đồng tình nhưng tôi xin lỗi xin đừng lôi Quốc hội vào ?!” Điều làm cho BT BGTVT tẽn đó là việc ông đã chứng minh một trong những căn cứ không có cơ sở pháp lý đó là lời tổng kết của một Phó Chủ tịch Quốc hội trong một phiên họp làm căn cứ triển khai công việc của Bộ GTVT.
Điểm nóng của chiều nay đó vẫn là trách nhiệm của khâu quản lý nhà nước về việc để con tàu Vinashin bị chìm?
Người bị truy bài đầu tiên đó là BT Bộ Giao thông Vận tải Hồ Nghĩa Dũng; lên diễn đàn BT đã nhanh tay đưa ra cái Nghị định và các quy định về chức năng nhiệm vụ của Bộ Giao thông-Vận tải đọc oang oang trên diễn đàn để ngầm ý thanh minh lẩn bớt trách nhiệm về vụ đắm tàu Vinashin; do hoạt động kinh doanh không có hiệu quả…Nếu người không hiểu luật pháp sẽ nghĩ chắc ông chỉ chịu trách nhiệm quản nhà nước chung chung, chuyện kinh doanh làm ăn lỗ lãi của doanh nghiệp ông không phải chịu trách nhiệm chính ?
Ông ngầm đẩy quả bóng sang cho Bộ Kế hoạch-Đầu tư, Bộ Tài chính và cả Thủ tướng bằng những câu cài cắm tinh vi: Bộ trưởng Bộ GT-VT chỉ chịu trách nhiệm những gì khi Thủ tướng giao. Câu này sẽ làm cho nhiều người quen cách nghĩ theo kiểu suy bụng ta ra bụng người: Chắc khi Vinashin đang phơi phới rẽ sóng ra khơi, tiền vào như nước thì chắc chẳng ai muốn lắm thầy thối ma càng ít người quản càng tốt nên BT BGTVT rơi vào vị thế chầu rìa.
Đề nghị Thủ tướng Chính phủ làm rõ: Căn cứ vào phương án kinh doanh khả thi nào mà chính phủ đồng ý, tạo điều kiện để Vinashin vay một khoản tiền lên tới 86 ngàn tỷ đồng, lớn gấp 11 lần vốn vốn điều lệ? Có làm rõ, minh bạch được phương án kinh doanh này, chứng minh được tính khả thi của nó thì mới thuyết phục được mục tiêu do chính phủ đề ra: Tiến tới năm 2014 Vinashin sẽ có lãi, năm 2016 sẽ trả được nợ gốc là có cơ sở thực chứng?
- Còn phát biểu như Phó Thủ tướng Nguyễn Sinh Hùng: "Phải củng cố, ổn định rồi mới đến phát triển. 3 bước này phải 4-5 năm, không đơn giản chút nào. Chúng tôi không chủ quan. Nếu thiên thời tốt, thì thành công, địa lợi thì tốt, vì nước ta có biển, nếu nhân hòa, có công luận, Quốc hội ủng hộ sẽ thành công" thì đó là một khẩu hiệu duy ý chí !”
Chiều nay phiên chất vấn trở nên quyết liệt và ít vòng vo hơn so với nhưng câu chất vấn buổi sáng. Có 2 câu xứng đáng được đưa vào “sách đỏ” của các phiên chất vấn tại diễn đãn Quốc hội, đó là câu chất vấn của Đại biểu Dương Trung Quốc và Đại biểu Nguyễn Minh Thuyết.
Ông Dương Trung Quốc đã không ngần ngại đưa bóng vào "điểm xút phạt 11" giáng một quả trời giáng khung thành Chính phủ; ông đã đưa ra một nhận xét rất chi là báng bổ:” Tôi thấy cách tư duy phát triển hiện nay của Chính phủ là không bình thường ?” Ông buộc phải thốt ra câu này khi truy dự án khai thác bauxite Tây Nguyên, dự án đã sắp khánh thành cho ra sản phẩm mà Bộ Giao thông Vận tải vẫn chưa quy hoạch xong, tìm ra phương án vận chuyển tiêu thụ sản phẩm.
Còn đại biểu Nguyễn Minh Thuyết thì với những đường đại đao truy kích đến cùng trước việc loanh quanh bấu víu lung tung của BTBGTVT vào đủ các căn cứ không có có cơ sở pháp lý:” Quyết định của Bộ Chính trị chúng tôi đồng tình, quyết định của Chính phủ chúng tôi đồng tình nhưng tôi xin lỗi xin đừng lôi Quốc hội vào ?!” Điều làm cho BT BGTVT tẽn đó là việc ông đã chứng minh một trong những căn cứ không có cơ sở pháp lý đó là lời tổng kết của một Phó Chủ tịch Quốc hội trong một phiên họp làm căn cứ triển khai công việc của Bộ GTVT.
Điểm nóng của chiều nay đó vẫn là trách nhiệm của khâu quản lý nhà nước về việc để con tàu Vinashin bị chìm?
Người bị truy bài đầu tiên đó là BT Bộ Giao thông Vận tải Hồ Nghĩa Dũng; lên diễn đàn BT đã nhanh tay đưa ra cái Nghị định và các quy định về chức năng nhiệm vụ của Bộ Giao thông-Vận tải đọc oang oang trên diễn đàn để ngầm ý thanh minh lẩn bớt trách nhiệm về vụ đắm tàu Vinashin; do hoạt động kinh doanh không có hiệu quả…Nếu người không hiểu luật pháp sẽ nghĩ chắc ông chỉ chịu trách nhiệm quản nhà nước chung chung, chuyện kinh doanh làm ăn lỗ lãi của doanh nghiệp ông không phải chịu trách nhiệm chính ?
Ông ngầm đẩy quả bóng sang cho Bộ Kế hoạch-Đầu tư, Bộ Tài chính và cả Thủ tướng bằng những câu cài cắm tinh vi: Bộ trưởng Bộ GT-VT chỉ chịu trách nhiệm những gì khi Thủ tướng giao. Câu này sẽ làm cho nhiều người quen cách nghĩ theo kiểu suy bụng ta ra bụng người: Chắc khi Vinashin đang phơi phới rẽ sóng ra khơi, tiền vào như nước thì chắc chẳng ai muốn lắm thầy thối ma càng ít người quản càng tốt nên BT BGTVT rơi vào vị thế chầu rìa.
Căn cứ vào chức năng nhiệm vụ của Bộ Giao thông Vận tải được quy định tại Nghị định số 51/2008/NĐ-CP thì Bộ có 20 chức năng nhiệm vụ, trong 20 chức năng nhiệm vụ, BT BGTVT láu cá trình ra cái chức năng thứ 2: Trình Thủ tướng Chính phủ chiến lược, quy hoạch phát triển, kế hoạch dài hạn, năm năm và hàng năm… Ông lờ tịt các chức thứ thứ 16 thanh tra kiểm tra chống tham nhũng trong các đơn vị trực thuộc Bộ; chức năng thứ 14: Cử người đại diện quản lý phần vốn nhà nước tại các đơn vị do Bộ ký quyết định thành lập…
Theo Luật Doanh nghiệp Vinashin khi thành lập phần vốn chủ yếu là của nhà nước hoặc vay của nhà nước; do đó, BT BGTVT vừa phải chịu trách nhiệm quản lý phần vốn nhà nước ?
Vinashin rơi thảm họa vì Bộ đã cử một cán bộ kém năng lực, phẩm chất, hay dối trên lừa dưới và có gan cố ý làm trái nên mới đưa tập đoàn này xuống vực. BT BGTVT không thể không chịu trách nhiệm trước việc quyết định bổ nhiệm ông Phạm Thanh Bình vào vị trí Chủ tịch Hội đồng Quản trị; khi ông Phạm Thanh Bình bị bắt rồi, tiếp tục bổ nhiệm tiếp ông Trần Quang Vũ nhưng chỉ vài tháng sau ông này lại bị bắt nốt ?Vậy Bộ trưởng BGTVT nắm được cái gì ở cái tập đoàn này khi mà không biết Chủ tịch Hội đồng quản trị và Tổng Giám đốc là loại người như thế nào? BT Bộ GTVT quản lý phần vốn nhà nước kiểu gì mà để người ta vay đến 86 ngàn tỷ tiêu pha việc gì lại không nắm được.
Cũng giống với Bộ trưởng Bộ Tài chính giải trình đại rằng “Bộ Tài chính không phải là cơ quan phê duyệt phương án sản xuất kinh doanh và đầu tư của Vinashin nên việc quyết định các dự án đầu tư cụ thể, Bộ không có quyền”.Nhưng ông Vũ Văn Ninh đã "giấu đầu lại hở đuôi" khi ông thòi ra chuyện Bộ Tài chính là cơ quan Chủ trì việc thẩm định dự án vay 750 triệu USD thu từ nguồn trái phiếu chính phủ. Hóa ra cái việc duyệt phương án vay này là duyệt một cục, do đó nên BTBTC mới không biết cái cục 750 triệu USD mà Bộ duyệt cho vay nó được rót vào cái con tàu nào, hợp đồng kinh doanh nào ?Trong khi đó các ngân hàng khi cho vay theo quy định hiện hành người đi vay đều phải trình bày cụ thể phương án cụ thể sử dụng đồng vốn như thế nào, kinh doanh mặt hàng gì; kết quả kinh doanh ra sao, thời hạn trả nợ trong bao năm? Bất cứ ai vay ngân hàng đều phải làm qua các thủ tục bắt buộc đó.
Ông BTBTC không hiểu các quy định bắt buộc vay tiền ngân hàng đó, thế nhưng ông lại có quyền đứng ra duyệt dự án cho Vinahin vay 750 triệu USD thì quả là các ông coi trời bằng vung; Chỉ có chính phủ duyệt cho các doanh nghiệp nhà nước vay mới đi vay và cho vay theo kiểu đó?!
Sự sụp đổ của Vinashin có 2 nguyên nhân:
1/ Những người trực tiếp cầm lái con tàu Vinashin không phải là những nhà doanh nghiệp thực sự, nhà doanh nghiệp có căn cốt làm ăn; họ chỉ là đám người biết lợi dụng sự trao quyền tự quyết quá to của Luật Doanh nghiệp, sự lơ ngơ hoặc cố tình ngậm miệng ăn tiền của khâu quản lý nhà nước để vận hành guồng máy sản kinh doanh theo kiểu cách làm ăn của dân con phe, chạy mánh dự án để bán kiếm lời. Mục tiêu của những tay thuyền trưởng con tàu Vinashin đó là: Làm thế nào chạy được dự án to, vay được nhiều tiền đầu tư để được lại quả hoa hồng phần trăm nhiều; xong việc bán trao tay là có quả mang về không cần biết cái dự án đó rồi sẽ ra cái gì thì kệ nhà nước.
2/ Một chính phủ với những bộ được giao quản lý về đầu tư kinh doanh nhưng không biết kinh doanh như thế nào để ra hiệu quả, không biết đầu tư như thế nào là an toàn, không biết rằng mình đang đem trứng gửi cho quạ nhưng lại tưởng mình là người đang đầu tư phát triển đất nước. Do vậy nhận xét của đại biểu Dương Trung Quốc là chuẩn xác mặc dù ông là nhà sử học, không phải là nhà doanh nghiệp. Khi vụ việc đổ bể lại tìm cách đổ cho Luật, cho thời vận; khủng hoảng kinh tế thế giới ? Luật là cái do con người làm ra ? Luật sai sửa luật; Tại sao để đến mất gần trăm ngàn tỷ rồi mới vỡ ra ai tại cái thằng cha Luật Doanh nghiệp nó xấu chơi với mình, nó qua mặt quản lý của mình, nó biến mình thành đười ươi giữ ống. Nói kiểu ấy thì hóa và sẽ còn nhiều Vinashin nữa với cái cung cách như hiện nay?
2/ Một chính phủ với những bộ được giao quản lý về đầu tư kinh doanh nhưng không biết kinh doanh như thế nào để ra hiệu quả, không biết đầu tư như thế nào là an toàn, không biết rằng mình đang đem trứng gửi cho quạ nhưng lại tưởng mình là người đang đầu tư phát triển đất nước. Do vậy nhận xét của đại biểu Dương Trung Quốc là chuẩn xác mặc dù ông là nhà sử học, không phải là nhà doanh nghiệp. Khi vụ việc đổ bể lại tìm cách đổ cho Luật, cho thời vận; khủng hoảng kinh tế thế giới ? Luật là cái do con người làm ra ? Luật sai sửa luật; Tại sao để đến mất gần trăm ngàn tỷ rồi mới vỡ ra ai tại cái thằng cha Luật Doanh nghiệp nó xấu chơi với mình, nó qua mặt quản lý của mình, nó biến mình thành đười ươi giữ ống. Nói kiểu ấy thì hóa và sẽ còn nhiều Vinashin nữa với cái cung cách như hiện nay?
Quản lý kinh doanh hoàn toàn khác với kiểu quản lý một đám đánh bạc; bởi bản chất của đánh bạc hoàn toàn khác với bản chất của hoạt động sản xuất kinh doanh. Vinashin là một tập đoàn đi bằng 2 chân: vừa sản xuất, vừa kinh doanh mà lại kinh doanh đa ngành nghề.Có 2 yếu tố làm cho một con bạc thành công đó là vận may và gian bịp. Kẻ nào nắm được bí quyết đó sẽ thành công.
Còn kinh doanh có yếu tố thời vận có rủi ro nhưng không thể dùng yếu tố gian bịp thay cho thực lực, thực chất. Một nhà doanh nghiệp biết làm ăn bao giờ cũng đặt bài toán rủi ro lên hàng đầu khi triển khai một phương án kinh doanh. Để không bị sạt nghiệp đi tù, ở các nước tư bản kinh doanh thua lỗ không trả được nọ đồng nghĩa vơi đi tù. Do đó khi bắt tay vào kinh doanh một loại hàng hóa nào đó, người ta phải tính đến hệ quả an toàn tối đa. Tất nhiên đã kinh doanh thì phải có yếu tố phiêu lưu, nhưng phiêu lưu đến cháy mấy lần túi thì chỉ có thể là dân đánh bạc.
Đối với vụ Vinashin chỉ một cơn lốc của thị trường đã làm cho toàn bộ cơ đồ của tập đoàn này trở thành đống sắt vụn. Chính các ông Bộ trưởng Bộ Tài chính Vũ Văn Ninh, ông Bộ trưởng BGTVT khi sự việc đổ bể ra rồi mới òa ra: Một doanh nghiệp vay khoản tiền gấp 11 lần so với vốn điều lệ là không an toàn, là nguy hiểm…Khi ông nhận ra thì tiền đã mất rối. Thế mà giờ đây các ông vẫn hô rằng: Vinashin sẽ tự trả được nợ, nhất định sẽ phát triển, không phải lo cho Vinashin.
Đây là điều vỡ lòng mà một nhà doanh nghiệp cũng đều phải biết. Thế mà mà bao bộ óc có bằng cấp này nọ nằm ở Bộ Tài chính, Bộ Giao Thông-Vận tải, Văn phòng Chính phủ lại không biết cái công thức sơ đẳng này trong hoạt động kinh doanh.
Hiện nay, không chỉ một mình Vinashin mà rất nhiều doanh nghiệp trong khu vực doanh nghiệp nhà nước đang rơi vào tình cảnh này. Họ đang nắm một phần vốn nhà vay của nhà nước, ngân hàng lớn gấp nhiều lấn vốn điều lệ mà họ có. Do chính sách đầu tư phiêu lưu này nên chỉ một cú hích nhẹ là lăn kềnh ra do bởi họ tồn tại trên mồ hôi, xương máu của người khác ? Họ đâu sống, tồn tại trên đôi chân của họ, thực lực của họ.
Các đại biểu thì rất không ít đại biểu cũng không phải là những nhà doanh nghiệp thứ thiệt, trong đó có nhà doanh nghiệp là đại biểu quốc hội họ hiểu các quan hệ "chấy rận " của vụ Vinashin. Thế nhưng họ không hé răng là bởi họ còn phải giữ miếng làm ăn: lòng vả cũng như lòng sung; nội tình, mảng miếng làm ăn của họ chắc cũng không khác mấy Vinashin có điều chưa bị lộ. Mặt khác bản thân họ còn chịu nhiều quan hệ ràng buộc với các thành viên Chính phủ, thành ra cuộc chất vấn tại diễn đàn quốc hội chiều nay xảy ra giống như những cuộc tranh cãi giưa người đi chôn với người đã chết trong việc tìm đường đi đến với mộ huyệt.
Các đại biểu thì rất không ít đại biểu cũng không phải là những nhà doanh nghiệp thứ thiệt, trong đó có nhà doanh nghiệp là đại biểu quốc hội họ hiểu các quan hệ "chấy rận " của vụ Vinashin. Thế nhưng họ không hé răng là bởi họ còn phải giữ miếng làm ăn: lòng vả cũng như lòng sung; nội tình, mảng miếng làm ăn của họ chắc cũng không khác mấy Vinashin có điều chưa bị lộ. Mặt khác bản thân họ còn chịu nhiều quan hệ ràng buộc với các thành viên Chính phủ, thành ra cuộc chất vấn tại diễn đàn quốc hội chiều nay xảy ra giống như những cuộc tranh cãi giưa người đi chôn với người đã chết trong việc tìm đường đi đến với mộ huyệt.
Sự sụp đổ của Vinashin là do các cơ quan chức năng quản lý nhà nước không biết điều hành sản xuất kinh doanh, các ông không biết đầu tư như thế nào cho an toàn cho sinh lời do đó mới dẫn tới tấm gương tài liếp Vinashin. Các ông nên công nhận cho nó sớm sủa để cho nó vuông, để còn tiến chóng tiến bộ, lớn khôn! Cái nguy hiểm ở chỗ sai mà biết chỗ sai.
Nghe ông Phó Thủ tướng Nguyễn Sinh Hùng chiều này giải trình, những ai nhẹ dạ cả tin giàu trí tưởng bở sẽ cảm thấy bùi tai; nhưng nếu ai hiểu và có kiến thức về chuyện làm ăn thì sẽ thấy rất nhiều điều ông này cũng biến báo ra trò, là chủ quan duy ý chí …
Ông lấy việc Trung Quốc tung 60 tỷ USD vào để giải cứu ngành đóng tàu; Hàn Quốc cũng bỏ ra 25 tỷ USD nhưng các ông lại không nắm được ngành đóng tàu của Hàn Quốc, của Trung Quốc đã nộp, lại quả cho ngân sách bao nhiêu tiền rồi. Các ông không tính xem so với tổng GDP của thì sổ tiền mà Chính phủ Hàn Quốc, Trung Quốc tung vào chỉ như hạt cát trong cái sa mạc vốn liếng của họ; còn Việt Nam 4,5 tỷ USD là 1/20 GDP.
Mặt khác, họ bỏ tiền là để mua lại những sản phẩm chưa tiêu thụ được được giống như Việt Nam mua gạo dữ trữ chứ không phải đi mua những đống sắt vụn, những con tàu có bán lại không ai mua. Ông Phó Thủ tướng kể ra một lô một lốc những hợp đồng này ; còn muốn có lãi phải đợi dăm bảy năm nữa trong điều kiện cả thế giới đều mua tàu Việt Nam?
Xem chừng cái phương án kinh doanh mà ông Phó Thủ tướng trình trước Quốc hội vẫn còn mờ mịt lắm.
Mặt khác, họ bỏ tiền là để mua lại những sản phẩm chưa tiêu thụ được được giống như Việt Nam mua gạo dữ trữ chứ không phải đi mua những đống sắt vụn, những con tàu có bán lại không ai mua. Ông Phó Thủ tướng kể ra một lô một lốc những hợp đồng này ; còn muốn có lãi phải đợi dăm bảy năm nữa trong điều kiện cả thế giới đều mua tàu Việt Nam?
Xem chừng cái phương án kinh doanh mà ông Phó Thủ tướng trình trước Quốc hội vẫn còn mờ mịt lắm.
Vậy thì bài học gì rút ra trong vụ Vinashin:
-Không nhắm mắt làm liều bất và bất chấp dư luận;( Mong rằng bài học nhãn tiền này sẽ làm cho Chính phủ tỉnh ngộ khi tính chuyện làm bauxite Tây Nguyên và tàu cao tốc).
-Còn các bài bản đầu tư kinh doanh như thế nào cho nó hiệu quả thì sách dạy cả rồi, cũng không có gì cao siêu cả, chỉ có điều các vị không chịu đọc, chịu học !
Chính ông BT Võ Hồng Phúc cũng lộ ra điều này với Quốc hội: Đã 6 đời Thứ trưởng Bộ Kế hoạch Đầu tư có ý kiến bằng văn bản can không nên phiêu lưu đầu tư cho Vinashin vay nhiều tiền quá gấp nhiều lần vốn điều lệ như vậy. Ông Võ Hồng Phúc lại khôn ở điểm này: nếu chỉ nói câu này hóa ra trái bóng trách nhiệm thuộc về Thủ tướng, do không biết nghe tham mưu của Bộ KHDT nên dẫn tới thảm họa Vinashin. Ông nói trại ra hay ông chạy chữa cho sự lỡ lời trên: Do Luật doanh nghiệp mở quyền cho doanh nghiệp quá lớn; tức là ông lại gạt bóng sang cho Quốc hội đã ấn nút thông qua Luật Doanh nghiệp. Nhận ra sự biển lận này của ông Võ Hồng Phúc, ông Nguyễn Văn Thuận đã phản pháo ngay lập tức: Ồng Nguyễn Văn Thuận đề nghị ông Võ Hồng Phúc không được võ đoán; Không được đổ cho Quốc hội trong vụ đổ bể Vinashin.Người theo dõi buổi chất vấn sẽ hiểu ông muốn phàn ứng cái mẹo đánh bùn sang ao của ông Võ Hồng Phúc: Ông Võ Hồng Phúc vừa thanh minh cho trách nhiệm của Bộ KHDT, vừa gạt bóng khỏi khung thành cứu cho Chính phủ một bàn trách nhiệm và đẩy bóng ra cho cả làng chịu trách nhiệm ? ! Thế là hòa ! Ông Võ Hồng Phúc kể cũng là gã thâm, hiểm ra trò !
P.V.Đ
Nguồn:
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét