Chào mừng bạn đến với blog ĐỌC & SUY NGẪM .

20 thg 11, 2010

NỔ

Giải khát nhế!

Cuộc đời con người vốn không phải là dài. Trong một cách nghĩ có tính định mệnh, Lãng anh luôn có một điều tâm niệm: Anh sẽ tạch vào năm 60 tuổi. Lý do rất đơn giản.
Đối với một người đàn ông, 60 là một cái kết rất đẹp. Tung hoành hồ thỉ, tuổi đó cũng đã gọi là già. Không có cái gì nhục hơn là anh hùng về già. Nhìn thế sự trôi qua mà cảm thấy tâm không đi đôi với lực.
Cụ Giáp có thể coi là một tấm gương điển hình cho thế sự đã qua. Hào quang quá khứ kiệt hiệt là thế nhưng cũng không khác hơn một con rồng mất nanh ở lúc xế chiều. Hơn nữa, tuổi 60, có hoành mấy thì cũng liệt dương rồi, sống nữa phỏng còn gì ý nghĩa?
Tại sao phải chờ tới cái lúc chân tay run lập cập, đi đái phải uống Viagra cho khỏi ướt quần, chi bằng chết bố nó điở tuổi 60, thời điểm mà cuộc đời về cơ bản còn nhiều điều nuối tiếc nhưng cũng đã làm đủ những cái cần làm. Đẹp

Bởi suy nghĩ ấy, mà hôm nay anh tùy hứng viết ra đôi dòng nhận xét về thời cuộc, dẫu biết rằng đây là thời điểm hết sức nhạy cảm về mặt chính trị, và dù anh còn đôi chục năm nữa mới đến 60.
Các thế lực đang đấu đá nhau, các bạn thân của anh trong Bộ chính trị ngày đêm bóp trán, nghĩ miếng thủ thế, tính bài múa thái cực quyền, đồng thời thủ miếng triệt hạ lẫn nhau.
Đây không phải là lúc thích hợp để đưa ra những lời nhận xét, dù đúng, nhưng đau lòng hại thận với một số gương mặt chủ chốt quốc gia. Tuy nhiên, xét cho cùng, Lãng anh dù có hoành, có tham sống sợ chết, có ích kỷ hại nhân thì cũng vẫn là người Việt Nam.
Dù anh và các bạn có không ăn chung nồi cơm, nhưng chúng ta vẫn ngồi chung một con thuyền. Thuyền đắm, tất không ai còn sống. Đó chính là lý do anh tùy hứng viêt ra đôi dòng tùy bút ngày hôm nay. Các bạn, bọn con bò, hãy yên lặng khoanh tay mà nghe.

Đây là một thời kỳ nhạy cảm, đại hội đảng sắp nhóm họp với nhiều thay đổi lớn về nhân sự. Vị tổng bí thư vui tính và nhàn nhã, bạn thân của anh, bác Mạnh cơ bản sẽ về. Một bạn thân khác của anh, bác Triết cũng coi như hưởng phúc tuổi già. Sống trên đời oanh liệt như thế âu cũng là đủ. Nhưng còn những người chưa đến cái mốc đó, vẫn còn ham hố giấc mộng quyền lực ăn trên ngồi chốc thì sao?

2008 - 2010, ngắn ngủi 3 năm, nhưng Việt Nam trải qua đủ giấc mộng thăng trầm. Thời điểm này nhìn lại, thấy rõ 3 năm qua Việt Nam có nhiều thành tựu quan trọng, nhưng đồng thời gặp phải không ít đắng cay.

Thành tựu lớn nhất của Việt Nam trong thời gian qua, anh cho, là lĩnh vực quốc phòng và ngoại giao. Việt Nam có những đột phá quan trọng trong chiến lược quốc phòng đa phương và quốc tế hóa các vấn đề tranh chấp chủ quyền. Ở mặt này, Việt Nam thành công lớn.
Anh Lãng khá hài lòng khi động thái của Việt Nam về cơ bản đi sát với những bước chiến lược anh vạch ra từ cách đây 4 năm, thời điểm năm 2007. Trong cùng thời kỳ, những tham vọng chiến lược mà Trung Quốc phô bày cũng không vượt ra ngoài những gì anh đã dự đoán, và đối sách của Việt Nam, cũng không mấy khác so với nhận định của anh.

Năm 2010 đánh dấu một bước ngặt có tính đột phá của Việt Nam. Qua nhiều cơ may, với sai lầm của Trung Quốc khi bộc lộ quá sớm và quá lộ liễu dã tâm, với sự điều chỉnh chính sách của Hoa Kỳ và các bước đi ngoại giao khôn ngoan của Việt Nam, chúng ta hiện không còn ở thời điểm quá nguy hiểm trong bang giao chủ quyền với người khổng lồ phương Bắc.

Trong thiên Lãng luận “game theory” anh từng nêu một mệnh đề: Trong cuộc chơi dài với Trung Hoa, Việt Nam phải có đủ dũng khí thể hiện mình có đủ tư cách là một partner trong một game theory, mới ngõ hầu dành được phần nào lợi thế. Ngay lúc này đây, anh cho, chúng ta có thể tự hào rằng Việt Nam đã có tư cách ấy. Về điểm này, lịch sử sẽ ghi nhận công lao của chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết và thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, những bạn thân tai to của anh. Họ đã thể hiện được phẩm chất và bản lĩnh trong những thời khắc khó khăn của đất nước.

Tiếc thay, trong cùng thời kỳ, vấn đề nội trị là một thất bại to lớn của bộ máy cầm quyền. Thủ Tướng Dũng hơn ai hết, là người chịu trách nhiệm chính cho những thất bại cay đắng của Việt Nam trong điều hành nền kinh tế quốc gia. Sai lầm ấu trĩ của chính quyền thời điểm nửa đầu 2008 đã gây những tổn thương lâu dài cho nền kinh tế Việt Nam. Việt Nam đã khủng hoảng sớm hơn thế giới ít nhất 8 tháng và đồng thời cũng ra khỏi khủng hoảng muộn hơn thế giới ít nhất 4 tháng.

Chính phủ, hơn ai hết, với những sai lầm nặng nề trong việc điều hành chính sách tài chính, tiền tệ, tỷ giá thời điểm từ tháng 2 năm 2008, phải chịu trách nhiệm chính cho sự suy thoái của đất nước.
Bước sang năm 2010, khi Việt Nam phần nào gượng dậy, quả bom nguyên tử Vinashin bùng nổ. Đây là một cú sốc kinh khủng đối với Việt Nam, không chỉ bởi số nợ ngót 100 nghìn tỷ mà Vinashin giộng lên đầu người dân Việt Nam. Hiệu ứng domino từ nó còn lớn hơn rất nhiều lần.

Thủ tướng Dũng xuất sắc bao nhiêu về mặt ngoại giao trong năm 2010 thì lại rối rắm bấy nhiêu trong cung cách xử lý đống bầy hầy Vinashin. Thay vì việc dũng cảm nhận trách nhiệm và xắn tay quyết liệt xử lý hậu quả từ cú sốc Vinashin, người ta nhận thấy một sự đùn đẩy về trách nhiệm. Chính phủ của thủ tướng Dũng, với những phát ngôn bất nhất và điều hành rối rắm về chính sách của những người nắm vai trò then chốt trong nền kinh tế quốc gia, gồm đích thân thủ tướng, phó thủ tướng Nguyễn Sinh Hùng, thống đốc ngân hàng nhà nước khiến đại bộ phận dân cư mất niềm tin sâu sắc vào năng lực chèo lái nền kinh tế quốc gia của chính phủ. Khi lòng tin không còn, mọi tuyên bố của quan chức không còn sức nặng. Người Việt Nam đang thực sự mất phương hướng, làn sóng rút tiền khỏi ngân hàng, đem ký gửi niềm tin vào vàng và bất động sản, đang là mối hiểm họa cận kề đẩy Việt Nam xuống lề vực thẳm. Lãi suất ngân hàng ngày hôm nay đã lên tới mức báo động 18%, khiến người ta mơ hồ hình dung tới địa ngục tài chính thời năm 2008.

Trong những ngày này, bên cạnh những thông tin u ám về triển vọng kinh tế quốc gia, cũng đồng thời diễn ra một làn sóng khiến niềm tin và tính đoàn kết xã hội bị tổn thương.

Chế độ trong lúc bấp bênh, với những thất bại không thể hàn gắn một sớm một chiều về kinh tế, đang nỗ lực dẹp làn sóng chỉ trích với bàn tay sắt chế áp những tiếng nói đối lập. Một vài gương mặt cũ tiếp tục bị cầm tù, một số gương mặt mới bị bổ sung vào danh sách triệt hạ.
Cố nhiên, anh đang nhắc tới Cù Huy Hà Vũ. Nói một cách công bằng, anh nhận xét Cù Vũ là một người hám danh và thích nổi tiếng. Mặt khác, anh cũng cho rằng Cù Vũ có tác động tốt với nền chính trị Việt Nam. Bạo phổi, cậy CV con ông cháu cha, bên cạnh nhiều tuyên ngôn vu vơ, Vũ cũng đóng góp phần nào cho sự đổi mới của thể chế Việt Nam.
Lịch sử rồi sẽ ghi nhận Cù Huy Hà Vũ là người đầu tiên khởi kiện đích thân thủ tướng vì những quyết sách gây tranh cãi, nói đúng hơn là sai lầm. Tuy nhiên, một số hoạt động khác của nhân vật hám danh này đã khiến chính quyền buộc phải ra tay triệt hạ. Việc cổ súy đa đảng công khai của Cù Huy Hà Vũ tại thời điểm chông chênh này, vượt quá mức nhẫn nại và ưu ái mà chế độ có thể dành cho vị tiến sỹ luật này. Vũ bị bắt là một tất yếu.

Nhân sự hệ thống đang thay đổi. Với ánh hào quang về những thành tựu đối ngoại năm 2010, thủ tướng Dũng xứng đáng có thể trụ vững tại vị trí chèo lái nền kinh tế quốc gia. Không may, trái bom nguyên tử Vinashin đã giáng một đòn quá mạnh vào chính phủ của bạn thân anh. Sai lầm trực tiếp và không thể trốn tránh trách nhiệm của người đứng đầu chính phủ này, khiến vị trí của bạn anh bấp bênh hơn bao giờ hết.


Ít ngày trước đây, chế độ đồng lòng triệt hạ những ý kiến chỉ trích, mà phần lớn nhắm trực tiếp vào thủ tướng, coi như một hành động công khai cho thấy sự ủng hộ tại vị với bác Dũng bạn thân anh. Tuy nhiên, nhân dân quá mất niềm tin, thể hiện ở chỗ đồng tiền quốc gia giờ đây như một cục than bỏng tay mà giới có tiền muốn nhanh chóng đẩy đi, để ôm vào các tài sản có tính bền vững như vàng và bất động sản.
Cú sốc lãi suất, tỷ giá, giá vàng và lạm phát đang diễn ra hiện nay sẽ là một cú thôi sơn và chính quyền hiện tại. Cá nhân anh cho rằng bác Dũng không thích hợp với vai trò người lèo lái kinh tế quốc gia. Với gương mặt sáng sủa cùng với thành tựu ngoại giao không thể phủ nhận, vai trò thích hợp với bác Dũng bạn thân anh, có lẽ là vị trí chủ tịch nước.

Một bạn thân khác của anh, Trương Tấn Sang, hiện tại là ứng cử viên hàng đầu cho vị chí Tổng Bí Thư. Tương lai của Nguyễn Phú Trọng vẫn là một ẩn số. Nguyên vị tại quốc hội có lẽ thích hợp cho nhân vật này chăng?

Vấn đề còn lại là, ai sẽ là người lèo lái con thuyền kinh tế Việt Nam giữa lúc chông chênh trong vai trò thủ tướng?
Một số nhắc đến cái tên Hoàng Trung Hải, một số khác đề cập tới một rising star trong nền chính trị Việt Nam là Nguyễn Bá Thanh, một nhân vật có nhiều thành tích ấn tượng trong xây đắp Đà Nẵng. Tuy nhiên, anh cho rằng cả hai nhân vật này đều thiếu hậu thuẫn để có thể làm nên chuyện.
Thanh bạn anh thành công ở Đà Nẵng, nhưng nếu gia nhập triều đình, sẽ như một con hổ không nanh khi gần như không có hậu thuẫn chính trị phía sau, ngược lại, Hải chưa gây được đủ niềm tin cho thấy là một người chèo lái quốc gia bản lĩnh. Hơn lúc nào hết, mới thấy sự điêu linh về nhân tài chèo lái quốc gia. Nói cách khác, người tài Việt Nam trong bộ máy chóp bu chính quyền hiện ít hơn bao giờ hết, trong khi, Việt Nam không phải là thiếu người tài.

Chế độ Việt Nam đang ở một thời khắc chông chênh, khi tình thế đã chỉ ra, hoặc đất nước sẽ thành công và vươn lên mạnh mẽ trong năm 2011, hoặc sẽ phải an vị với thân phận nhược tiểu quay cuồng trong cơn sóng dữ. Đây chính là lúc anh hy vọng các bạn thân anh trong Bộ Chính Trị, có đủ dũng khí, đủ tầm nhìn và đủ cái tâm để dẹp bỏ tham vọng đấu đá, lựa chọn gương mặt thích hợp vào vị trí thủ tướng lèo lái quốc gia. Đồng thời, toàn tâm đoàn kết ủng hộ gương mặt đại diện mà mình đã chọn. Cá nhân anh tin rằng, Nguyễn Bá Thanh, nếu giành được sự ủng hộ của giới quân đội và công an, sẽ là một nhân vật thích hợp cho vai trò thủ tướng. Đây là điều kiện tiên quyết, cũng là điều kiện sống còn.


Một cuộc thay máu theo đúng nghĩa đen, với những gương mặt đã mất niềm tin với đám dân đen như Hùng, Giàu, hơn lúc nào hết cần phải thay thế. Việt Nam cần dũng cảm, thanh trừng triệt để những nhân vật nhúng chàm trong vụ Vinashin, để vãn hồi niềm tin trong đám quần chúng dân đen, đồng thời kiên quyết dừng những dự án vốn quá phiêu lưu và gây hại quốc gia như Bô xít, bám lấy những cơ may mà sự mâu thuẫn giữa các nước lớn như Trung – Nhật đang mở ra cho Việt Nam, tiêu biểu là dự án khai thác đất hiếm, và nhất là, cần củng cố những mối quan hệ đa phương vốn được xây đắp khá thành công trong năm 2010 với Mỹ, Nhật, Ấn và khối Asean, vốn là những nhân tố khiến Trung Quốc hiện phải co lại trong dã tâm ở Biển Đông.

Việt Nam đang ở thời điểm có tính định mệnh, với vô số hiểm nguy, nhưng không phải không có những cơ may mà nếu tận dụng tốt, chúng ta có quyền kỳ vọng tới một tương lai tươi sáng. Dẫu rằng Việt Nam còn nghèo, còn nhiều bất cập, nhưng cuối cùng, chúng ta vẫn là một dân tộc mà bản lĩnh và sự quật cường vốn đã được lịch sử kiểm chứng qua quá nhiều sóng gió.

Nguồn :http://vn.360plus.yahoo.com/lyxuonglong/article?mid=2605

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét