Chào mừng bạn đến với blog ĐỌC & SUY NGẪM .

17 thg 11, 2010

Mốt "À la Hà Nội"


Trùng tu di tích tuyệt vời
Từ cụ cao tuổi lên đời ca ve
Tiền vào lắm lỗ nhiều khe
Cho nên nó mới bét nhè cổ kim
Nào là bản sắc giữ gìn
Nào là sáng suốt niềm tin chói lòa
Làm ăn be bét thế a ?
To mồm cứ hát bài ca tuyệt vời...

(Thơ và tranh minh họa của Trương Tuần)

Sau khi Ô Quan Chưởng, cửa ô duy nhất còn sót lại của Hà Nội bị ta thán rằng bị biến từ cụ già trăm tuổi thành đứa trẻ chíp hôi, ông Lê Thành Vinh, Viện trưởng Viện bảo tồn di tích, có lẽ là một kiến trúc sư, đã nói rất nhiều. Rằng thì việc trùng tu "Không gây ảnh hưởng đến giá trị di tích", rằng: "Cách ứng xử với di tích không sai", Rồi thì "Đừng đánh đồng màu rêu xanh với giá trị cổ kính". Ông Vinh cũng nói thêm rằng": "Loại bỏ lớp rêu mốc làm lại màu cũ là trả lại cho di tích màu vốn có của nó đã bị rêu phủ lên chứ không phải khoác áo mới”. Và "Có lẽ chúng ta nên làm quen với cái sự sạch sẽ của di tích chứ đừng mang mãi hoài niệm về một màu rêu"...
Vâng, rất nhiều kiến thức bảo tồn, rất nhiều bài học về giá trị mà những người không phải kiến trúc sư, không liên quan đến dự án bảo tồn, chỉ riêng tiền Mỹ tài trợ đã lên tới 74.500 USD, cần phải học ở ông Vinh.

Nhưng nói gì thì nói, nhìn vào cái màu nâu vàng mới tinh tươm của cái cổng, giờ phải gọi là cái cổng- phải trơ trẽn lắm những người Hà Nội mới dám giới thiệu với bạn bè của mình rằng đây là di tích đã được xây từ năm 1749, rằng nơi đây, năm 1881, Tổng đốc Hoàng Diệu đã cắm bia "Thân cấm khư tệ" cấm nạn nhũng nhiễu, vòi tiền, cướp bóc nhân dân...

Dân tình, tất nhiên không phải ai cũng là kiến trúc sư, không phải ai cũng có kiến thức bảo tồn, nhưng ai cũng thấy rằng đó không phải là cái cửa ô cũ, nó mới quá, nó nuột nà quá.
Mới và nuột đến độ nom nó quá giả, dù chẹt giữa những bức tường mới toanh, vôi ve bóng lộn, vẫn là tấm bia xưa, hàng chữ cũ. Phó Chủ tịch Hội Quy hoạch và Phát triển đô thị Hà Nội, TS KTS Đào Ngọc Nghiêm sau đó đã đặt câu hỏi khi được đề nghị trả lời về vấn đề Ô Quan chưởng mới: "Hình ảnh Ô Quan Chưởng rêu phong như thế, chứng tỏ sự già cội, có giá trị lịch sử ăn sâu vào lòng người rồi. Nếu muốn loại bỏ hoàn toàn yếu tố rêu phong, phải xem xét rêu có hại cho công trình thế nào và tìm phương pháp xử lý. Thay thế vật liệu cũng phải xem thế nào. Trát một lớp vữa mới, liệu đó có phải là vật liệu gốc không, màu sắc có phải màu sắc gốc không? Bài học trát vữa xi măng Tháp Rùa, sơn xanh, sơn đỏ chùa Trấn Quốc… vẫn còn đó".

Ta có cách làm của ta"- Câu này giờ được nhắc đi nhắc lại, kinh điển đến mức cứ còn cãi được là ai cũng có thể nói "Ta có cách làm của ta". Trong lĩnh vực gìn giữ những giá trị lịch sử văn hóa ở thủ đô trong nhiều chục năm qua, "cách làm của ta" đã làm cho 165 di tích trong khu phố cổ trở thành phế tích- đây là số liệu được lấy từ báo cáo của Ban quản lý phố cổ- 60 phế tích trong đó thậm chí đã mất hoàn toàn dấu tích. Và cũng vì "cách làm của ta" mà những dấu ấn lịch sử còn sót lại hoặc biến mất như câu chuyện cây bồ đề trăm tuổi ở ven chợ 19-12 bị nhổ phắt, bằng xe cẩu, giữa ban ngày, với lý do nó sắp đổ nên tiện thể nhổ vứt luôn cho nó gọn, hoặc bỗng nhiên trông rất "tởm"- mà nhắm mắt cũng thấy ngay cái Tháp Rùa, Tháp nước Hàng Đậu và giờ là Ô Quan Chưởng.
Sau khi Hà Nội bỏ tới non năm chục tỷ đồng để "vôi ve" cho phố cổ, sau khi tháp nước trăm năm được tô son trát phấn bằng màu xanh da trời...Có người đã gọi mỉa mai rằng các di tích của Hà Nội, thứ làm nên bản sắc hồn cốt của Thăng Long, đang được diện thời trang tân thời, kiểu cách của một cô gái răng đen, vấn khăn mặc bikini đi lễ chùa- một thứ mode mới "À la Hà Nội".
Ơn trời, việc biến cụ già thế kỷ 17 thành cô gái tân thời đã cho chúng ta biết một sự thật rằng chất lượng trùng tu hóa ra rất tệ. Ô Quan Chưởng được trùng tu lần đầu năm 1817. Lần trùng tu gần đây nhất, năm 1994, chỉ cách nay có 16 năm. Mới có 16 năm, thời gian chưa đủ làm cũ một ngôi nhà tư nhân nhưng cửa ô đã mang mác rêu phong như đã tồn tại hàng thế kỷ, đã có vẻ cổ kính như thể nó được sơn bằng loại sơn chất lượng thấp và được làm cẩu thả một cách tình cờ, đã sập sệ tồi tệ đến mức một lần nữa phải mang ra... làm thịt.

Cách đây 3 tuần, trước khi trở về Anh Quốc sau thời gian thực hiện chương trình trao đổi văn hóa, Alecxandre Kent , con trai Đại sứ Vương quốc Anh tại Việt Nam đã thảng thốt: Dường như lúc nào cũng có một cái gì đó rất đặc biệt ngầm chảy trong mảnh đất này. Anh nói thế sau nhiều tháng lân la trong khu phố cổ, ngắm từng mảng rêu phong còn sót lại trên mái tường một ngôi nhà cổ, cho đến một mái chùa bất thần hiện ra sau tấm biển tiệm gội đầu. Hà Nội gần gũi và chứa đựng những nét độc đáo không lẫn với bất cứ thành phố nào. Alec nói anh luôn luôn muốn là một phần của Hà Nội để được tận mắt đón nhận, chứng kiến, ngắm nhìn, động chạm và hít hà dòng thời gian trôi qua đây.
Sau chuyện Ô Quan Chưởng, những người bạn Hà Nội của anh chắc chỉ ước 10-15 năm sau, khi thời gian, và sự cẩu thả trong việc trùng tu chạy kỷ niệm kịp làm những gì mới toanh hôm nay "bỗng nhiên trở nên cổ kính", Alec hãy quay lại Hà Nộ

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét