I . InnovGreen “xé ngang” núi rừng Cắm Muộn
Con đường dẫn vào vùng đất trồng rừng của InnovGreen, nơi mảnh đất 3 bản Cắm thuộc xã Cắm Muộn (huyện Quế Phong, tỉnh Nghệ An) được làm rất “hoành tráng”, chênh vênh trên những bờ vực sâu hàng chục mét, xé ngang một mảng núi rừng xanh ngắt.
Con đường cơ giới do InnovGreen mở "xé ngang" núi rừng Cắm Muộn.
Rầm rộ mở đường lớn
Giữa tháng 3/2010, Công ty InnovGreen Nghệ An (dưới đây sẽ gọi tắt là công ty IG) bắt đầu triển khai công việc phát thực bì, đào hố để trồng cây trên diện tích rừng được thuê.
Vào thời điểm đó, để vào được khu vực trồng cây của Innov Green, chúng tôi phải đi bộ xuyên rừng khoảng 4 giờ đồng hồ mới tới nơi. Quãng đường này dài khoảng 10km, là con đường mòn len lỏi giữa rừng rậm, men theo bờ suối, chênh vênh trên những vực sâu.
Trở lại đây sau hơn 4 tháng, chúng tôi hoàn toàn bất ngờ bởi sự thay đổi nhanh chóng. Con đường mòn xuyên rừng đã được Innov Green đào bới, làm thành một con đường lớn có chiều rộng khoảng 5m. Bắt đầu từ bản Cắm, dấu vết máy móc cơ giới hiện đại đã in đẫm theo từng bước chân người dân ở đây.
Con đường đang thì công tuy gồ ghề nhưng chiếc xe ô tô 7 chỗ của chúng tôi vẫn có thể “vô tư” lao theo những con dốc cheo leo bên bờ suối. Bất kỳ ai ngồi trên xe lúc này cũng có cảm giác sợ hãi, dù không dám nói ra. Nhìn từ trên xe, dòng suối uốn lượn phía dưới sâu hun hút càng tạo thêm vẻ hiểm trở bên cạnh những vách núi cao ngất.
Từ những vách núi chênh vênh, những chiếc máy xúc, máy đào của Innov Green đã kéo dài con đường dẫn vào khu vực trồng rừng của họ. Sau hơn 4 tháng, con đường này đã hình thành được khoảng một nửa lộ trình.
Nhìn dấu vết của sự tác động bằng cơ giới, ai cũng có thể hình dung ra cả một quá trình miệt mài và phải tiêu tốn rất nhiều tiền bạc để có được con đường mới này. Có những đoạn vách núi cheo leo, hiểm trở mà con đường mòn trước đây chỉ vắt qua đủ cho một người đi bộ, nay đã bị máy móc đào sâu, khoét vào lòng núi để mở rộng cho xe ô tô chạy dễ dàng.
Con đường Innov Green đào bới, san lấp, chạy xuyên qua những quả núi, nương rẫy vốn trước kia là rừng, đều thuộc 3 bản CắmGiữa muôn trùng núi non, con đường mới của Innov Green uốn lượn như một vết xé trên bức tranh màu xanh, xám.
Những mảng màu xanh rừng nguyên sinh hiện không còn là bao. Xen kẽ giữa màu xanh là những mảng màu xám, đó là những khoảng rẫy của người dân vừa đốt để chuẩn bị gieo trồng vụ mới. Cũng có những quả đồi đã được người dân trồng lúa mới. Cây lúa mới phát triển cao khoảng 10cm, nhìn kỹ mới thấy một vài đốm xanh giữa màu đen và xám của tro rừng bị đốt.
Con đường được đào bới, san lấp, chạy xuyên qua những quả núi, nương rẫy vốn trước kia là rừng, đều thuộc 3 bản Cắm (trước đây là một bản Cắm, người dân di cư và mở rộng thành 3 khu vực, tạo thành 3 bản và người dân ở đây gọi cả ba bản này là bản Cắm).
Càng đi sâu vào, dốc núi càng cao, khe càng sâu hun hút, máy móc làm đường không hề dừng lại bởi sự gian nan, hiểm trở. Đoạn đường đã mở dài khoảng 5km nhưng là cả một công trình không dễ gì thực hiện được.
Một người dân bản dẫn đường cho chúng tôi, nói: “Không ngờ con đường mòn bây giờ lại thành như thế này. Chắc là họ phải tốn nhiều tiền lắm nhỉ?”.
Với diện tích đất rừng thuê được trên 669ha tại xã Cắm Muộn, Cty IG đang tiến hành trồng cây nguyên liệu, chủ yếu là giống cây keo.
Khi được hỏi về tiến trình trồng rừng của IG, ông Lô Văn Vinh, Chủ tịch UBND xã Cắm Muộn cho biết: “Đến nay vẫn chưa có gì thay đổi, họ vẫn tiếp tục trồng cây, đường mở rộng hơn”.
Ông Vinh cũng không biết được đến thời điểm này IG đã trồng được bao nhiêu ha rừng trên địa bàn xã.
“Công ty đó vẫn không có sự liên hệ nào với địa phương. Cấp trên cũng không có một văn bản nào hướng dẫn, chỉ đạo đối với chính quyền xã”, ông Vinh nói.
Chủ tịch xã Cắm Muộn cho hay: “Từ cái lần trước các anh đến thăm với bà con nơi đây, đến tận bây giờ về phía Công ty Innov Green đem dự án vào trồng rừng đưa ra nhiều lời hứa sẽ đầu tư cho xã, tạo công ăn việc làm cho bà con dân bản… nhưng tất cả đến nay chỉ là lời hứa suông".
Đề cập đến vấn đề Cty IG mở rộng diện tích lớn hơn so với diện tích đất được thuê, ông Vinh cho hay: “Xã cũng có cho địa chính, công an vào đo lại diện tích thì thấy họ lấy lớn hơn, con số cụ thể thì tôi không nhớ rõ”.
Thực tế mà chúng tôi ghi nhận được, đến thời điểm hiện tại, IG Nghệ An đã trồng cây trên diện tích rất lớn ở bản Cắm và bản Huôi Máy (xã Cắm Muộn). Giống cây mà họ trồng là cây keo.
Vị chủ tịch xã tiếp tục cho hay: “Từ cái lần trước các anh đến thăm với bà con nơi đây, đến tận bây giờ về phía Công ty Innov Green đem dự án vào trồng rừng đưa ra nhiều lời hứa sẽ đầu tư cho xã, tạo công ăn việc làm cho bà con dân bản… nhưng tất cả đến nay chỉ là lời hứa suông”.
Kiếm sống vụn vặt giữa núi rừng
Để đến được 3 bản Cắm, nhóm PV VietNamNet phải đi bộ gần 4 tiếng đồng hồ. Vị trí địa lý của xã Cắm Muộn là nơi giáp ranh vùng biên của 4 huyện Tương Dương, Quỳ Hợp, Quỳ Châu và Con Cuông, có gần 1.000 hộ dân với 5.600 nhân khẩu sống nhờ cậy vào rừng núi, với diện tích lớn từ bao đời nay có tập tục sống quảng canh trông lúa, ngô, sắn,…làm nhà và sinh sống trên lưng chừng núi.
Bất ngờ năm 2007, Cty IG “đổ bộ” về bản làng, họ thuê đất, đốt rừng đầu nguồn và trồng rừng mới. Đến thời điểm hiện nay IG đã cơ bản đốt xong rừng ở 3 bản Cắm và chủ yếu là trồng cây keo đơn thuần.
Lần trước chúng tôi vào với người dân 3 bản Cắm, các dòng sông, con suối nước chảy trong vắt, mát lạnh và cảm tưởng chắc là uốn sẽ rất mát ngọt. Cũng đi trở lại trên con đường đó, dòng nước hôm nay đã nhuốm màu vàng óng, đục ngầu chảy nơi thượng nguồn.
“Đó là bà con mất đất sản xuất nên xuống sông làm vàng đó. Người dân bản địa chúng tôi làm vàng thì có từ bao đời nay nhưng theo thời vụ, mà đặc biệt là sau từng cơn mưa xuống thì vàng cám lộ thiên nhiều hơn. Bình thường thời điểm này bà con chủ yếu lên rừng hái lượm, làm nương rẫy. Nhưng từ khi đất bị thu hẹp vùng sản xuất thì buộc bà con kiếm thêm nguồn thu, cật lực xuống suối để đãi cát tìm vàng”, anh Lương Văn An, Phó trưởng Công an xã Cắm Muộn dẫn chúng tôi đi hàng giờ vượt đồi núi vào bản Huồi Máy chia sẻ.
Người dân cả 3 bản Cắm “hết đường” lên rừng sản xuất nay phải xuống suối làm vàng:“Cán bộ coi, bây giờ không còn đất sản xuất nữa, lên rừng hái lượm thì công ty nước ngoài họ đuổi. Ngày trước mùa này thì lên rừng đi hái quả Cà, cây Măng, cây Mây, lá rừng kiếm tiền chứ không đi làm vàng đâu, vàng mùa này ít lắm. Ta không muốn chết đói nên phải xuống sông làm vàng thôi”, anh Vi Văn Thái một người dân làm vàng ở 3 bản Cắm nói. Dọc đường đi vào bản Huôi Máy chúng tôi bắt gặp những người dân bản địa lên rừng tìm những quả Sa Nhân (tiếng người Thái gọi là quả Cà). Quả Cà đối với đồng bào người Thái, Khơ Mú có tác dụng là một vị thuốc chữa trị bệnh đau lưng, đau bụng rất hữu hiệu đối với người dân nơi bản làng lụp xụp nơi vùng biên giới miền Tây xứ nghệ.
Mỗi năm cứ vào dịp tháng 7, 8 người dân Thái, Khơ Mú ở 3 bản Cắm vào rừng để hái lượm quả Cà về làm thuốc và bán lấy tiến. Mỗi 1 kg quả Cà có giá trị tải bản lên đến 24.000 đồng. Đó là vị thuốc quý, một nguồn thu nhập từ bao đời nay của người dân bản địa.
Người dân không có đất làm rẫy phải đi vào rừng hái quả cà (quả sa nhân) để bán kiếm tiền....“Chỉ còn mùa này nữa thôi, Công ty nước ngoài họ không cho vào rừng của họ nữa, họ bảo đây là đất của họ rồi, không cho ta vào đi hái quả Cà nữa đâu. Không biết sau này dân bản ta sống thế nào được, chắc là dân bản ta chết đói cả thôi cán bộ ơi”. Chị Vi Thị Vân vừa đi hái lượm quả Cà từ trên rừng về trăn trở cho biết.
Đánh chết trâu vì… chạy vào vườn ươm cây giống
Tại bản Huôi Máy có 39 hộ dân thì có gần 200 nhân khẩu tập trung chủ yếu là người Khơ Mú. Người dân ở đây chủ yếu sống nhờ vào đất rừng, nay lại mất thêm cả đất sản xuất, người dân bất lực trước cảnh Cty IG đốt rừng và trồng rừng mới.
Không chỉ mất đất sản xuất, mà diện tích chăn nuôi trâu bò, lợn gà cũng bị bóp nhỏ lại. Khiến người dân khi chăn nuôi thả rông trâu bò cũng bị chính IG “truy sát” cho đến chết khi chăn thả trong rừng.
Khoảng trung tuần 6/2010 đến nay, người dân và chính quyền xã Cắm Muộn đang “nóng” lên vì công nhân công ty này đã đánh cho đến chết một con trâu của ông Vi Văn Dũng ở bản Cắm. Lý do là con trâu đi tìm cỏ, chạy vào vườn ươm cây giống của Cty IG.
“Con trâu mà công nhân Công ty đánh cho đến chết khi vào vườn ươm cây giống có trọng lượng khoảng gần 200kg, con trâu này có giá trị trên 10 triệu đồng. Nhưng hiện nay vẫn chưa có thỏa thuận đền bù nào từ phía Innov Green với gia đình ông Dũng”. Anh Vi Thắng cán bộ tư pháp xã Cắm Muộn cho biết.
Chủ tịch xã Cắm Muộn, ông Lô Văn Vinh nói: “Phía Công ty IG không thực hiện đúng hợp đồng ban đầu là xây các công trinh phúc lợi cho dân bản như: làm đường, xây nhà văn hóa, tạo điều kiện cho con em đi học và đặc biệt là lấy lao động ở xã chứ không lấy lao động từ ngoài vào để làm việc cho Innov Green.
Nhưng đến hiện nay, họ chỉ lấy người ở các huyện khác Quỳ Châu, Quỳ Hợp và thậm chí là thuê lao động người Mông ở tỉnh Hà Giang vào đây để làm việc. Họ cho 50 người Mông ở tỉnh Hà Giang vào làm mà không có giấy tờ gì hết, khi đưa người vào làm cũng không hề thông qua chính quyền địa phương chi hết”.
Anh Vi Thắng cán bộ tư pháp xã cho biết: “Tổng diện tích trên giấy tờ cho IG thuê là hơn 600 ha, nhưng mới đây xã và huyện đi đo lại thì con số đó đã lên đến 900 ha. Hiện nay cũng chưa thấy cấp trên can thiệp để đòi lại số đất đã bị chiếm”.
Hoặc kiếm tìm vận may với vàng, khoáng sản khắp núi rừng khi không còn đủ nương rẫy người dân canh tác.
Chủ tịch xã Cắm Muộn, ông Lô Văn Vinh nói: “Phía Công ty IG không thực hiện đúng hợp đồng ban đầu là xây các công trinh phúc lợi cho dân bản như: làm đường, xây nhà văn hóa, tạo điều kiện cho con em đi học và đặc biệt là lấy lao động ở xã chứ không lấy lao động từ ngoài vào để làm việc cho Innov Green.
Nhưng đến hiện nay, họ chỉ lấy người ở các huyện khác Quỳ Châu, Quỳ Hợp và thậm chí là thuê lao động người Mông ở tỉnh Hà Giang vào đây để làm việc. Họ cho 50 người Mông ở tỉnh Hà Giang vào làm mà không có giấy tờ gì hết, khi đưa người vào làm cũng không hề thông qua chính quyền địa phương chi hết”.
Anh Vi Thắng cán bộ tư pháp xã cho biết: “Tổng diện tích trên giấy tờ cho IG thuê là hơn 600 ha, nhưng mới đây xã và huyện đi đo lại thì con số đó đã lên đến 900 ha. Hiện nay cũng chưa thấy cấp trên can thiệp để đòi lại số đất đã bị chiếm”.
Những đồi cây non của InnovGreen đã bắt đầu phủ màu xanh trên những sườn đồi mà trước đây người dân Cắm Muộn khai hoang làm rẫy, trồng lương thực sinh sống...
II Sự hoài nghi về dự án trồng rừng của InnovGreen
Phóng viên VietNamNet tiếp tục có chuyến ngược nguồn, tìm về những nơi mà người dân chịu ảnh hưởng của dự án thuê đất trồng rừng dài hạn của Công ty InnovGreen (sau đây sẽ viết tắt là Cty IG) ở các tỉnh đông bắc. Có thể nhận thấy, lợi ích của địa phương cơ sở và người dân hầu như chưa thấy khiến cho nhiều cán bộ cơ sở bắt đầu hoài nghi về dự án này.
Ông Lý Vì, Bí thư đảng ủy xã Hà Lâu: "Nhiều khu vực công ty InnovGreen vào thuê toàn đất đá, cỏ cũng khó sống, thế mà công ty này vẫn muốn thuê... Chắc có vấn đề gì nữa chứ không chỉ trồng rừng đâu?". Ảnh: Duy TuấnXa cũng được, miễn là được cấp đất (?!)
Sau 5 tháng, chúng tôi có dịp trở lại xã Hà Lâu (huyện Tiên Yên – Quảng Ninh), nơi mà Cty IG Quảng Ninh thuê đất rừng 50 năm với diện tích lên đến hơn 400ha. Đến đầu năm 2010, công ty này đã tiến hành trồng được hơn 200 ha.
Tiếp chúng tôi tại trụ sở, ông Lý Vì, Bí thư xã Hà Lâu bắt đầu câu chuyện với thông tin vui: Sau khi báoVietNamNet phản ảnh về việc tranh chấp giữa người dân thôn Bản Danh với Cty IG một quả đồi hơn 100 ha, đến nay không thấy thông tin tranh chấp với dân nữa.
Hình ảnh được Pv. VietNamNet ghi tại biên giới Việt Nam - Trung Quốc tại xã Tân Minh (Tràng Định, Lạng Sơn). Công ty này làm đường, trồng rừng ngay sát đường phân định biên giới, điểm cao quân sự. Ảnh: Duy TuấnDân bảo, nếu trồng rừng ở đấy thì không biết thả trâu bò ở đâu, Cty IG có nói lại là sau 3 năm trồng thì trâu bò thoải mái thả, dân đầu tiên cũng xuôi xuôi nhưng sau lại không đồng ý.
Khu vực IG nhận là khu vực chăn thả trâu bò của người dân, chúng tôi bảo với Cty IG lên họp dân với chúng tôi để làm công tác tư tưởng nhưng các anh ấy không lên nên có gây bức xúc cho người dân”, ông Vì nói.
Là một người gắn bó với làng bản bao năm, ông Vì hiểu được tập quán của đồng bào dân tộc thiểu số. Thế nên “mặc dù tỉnh giao cho các anh (Cty InnovGreen) rồi nhưng bản chất đất này là chăn nuôi của dân rồi. Nhà nước giao cho ai là quyền của nhà nước nhưng người dân kiến nghị để có chỗ mà chăn thả. Tư tưởng người Dao, nếu họ đã thông rồi thì sẽ đi (chấp nhận), nhưng nếu chưa thì kiểu gì cũng không”.
Ban đầu khi Cty IG vào đặt vấn đề về dự án, ông Vì và lãnh đạo xã đều hy vọng đến việc dự án sẽ đem lại công ăn việc làm cho người dân, nhất là đảm bảo đời sống cho những thôn còn rất khó khăn như bản Danh, Nà Hắc, Bản Buông. Thế nhưng đến bây giờ, vị Bí thư đưa ra nhận xét: “Trước mắt thì chưa thấy làm lợi gì cho người dân, xã cũng không, còn về sau thì không biết”.
Bí thư xã Hà Lâu lấy làm lạ về dự án này: Khu vực Cty IG đầu tư trồng rất xa, khó khăn. Ban đầu IG nói là cứ có đất là được rồi, xa mấy chúng tôi cũng mở đường đi được. Miễn là các anh cấp đất thì chúng tôi mở đường. Rồi thì những khu vực trồng rừng đều rất xa, đường sá không có, muốn đầu tư phải bỏ rất nhiều vốn.
Rồi ông tỏ ra nghi ngờ: “Chắc là có vấn đề gì nữa chứ không chỉ trồng rừng đâu? Bởi tôi nghĩ là cái đồi ở trong bản Danh đang tranh chấp với người dân, đất không có mấy, toàn là đồi đá…, rất khắc nghiệt, hạn hán quanh năm, cỏ cũng khó sống chứ nói gì cây. Thế mà công ty này cũng muốn xin bằng được?”.
Trùng với diện tích rừng đã có chủ
Ở tỉnh Lạng Sơn, ngay sau khi VietNamNet phản ánh về “điểm nóng” ở xã Đông Quan (huyện Lộc Bình) tình trạng công ty IG lập hồ sơ thuê đất chồng lên cả đất của dân, chồng lên dự án khác chưa thanh lý, nợ tiền công (qua nhà thầu), đến nay sự việc đã có chiều hướng tiến triển tốt lên, có lợi cho người dân.
Một người dân xã Đông Quan bên hố cây bạch đàn được công ty này trồng khi chưa được cấp có thẩm quyền cho phép. Đất rừng của nhiều người dân xã này đã "ra đi" theo lời hứa tốt đẹp mà dự án này mang lại. Ảnh: VietNamNet
Tiếp thu ý kiến của Thủ tướng Chính phủ, UBND tỉnh Lạng Sơn đã có quyết định tạm đình chỉ các dự án thuê đất, trồng rừng của Cty IG trên địa phương này và thành lập đoàn liên ngành kiểm tra. Xã Đông Quan nằm trong một số điểm kiểm tra.
Kết quả kiểm tra cho thấy: Tại xã Đông Quan hồ sơ xin thuê đất của Cty này đã trùng lên hàng trăm ha đất rừng nguyên liệu, đất rừng của Cty lâm nghiệp Lộc Bình. Đặc biệt là có tới 250ha đất rừng đã giao cho 14 hộ dân trong xã.
Ông Vỹ Sỹ Phóng, Chủ tịch UBND xã Đông Quan cho biết thêm: Những hộ dân bị nợ tiền công thì đã được trả hết. Lúc đoàn kiểm tra đến thì đã xong rồi.
Vị chủ tịch xã nói về cảnh tình của người dân khi dự án vào: “Khi vào thì có hứa hẹn tạo công ăn việc làm cho nhân dân địa phương, sau này sẽ hỗ trợ những công trình phúc lợi, nhà văn hoá, đường, kéo điện. Nhưng họ lấy toàn người có trình độ 12 thì xã này làm gì có, chỉ có số ít làm thuê thời vụ…. Chưa làm được cái gì hết.
Giải phóng đã bao nhiêu năm rồi nhưng ở đây nhiều vùng người dân vẫn đang phải đèn dầu tì tì thôi. Hiện giờ Cty IG chỉ cho người vào bảo vệ rừng đã trồng vì sợ người dân đốt đi. Người dân họ bức xúc vì lúc đầu nghe tin mở đường, kéo điện thì mừng nhưng đến giờ không thành mà rừng thì đã trồng rồi. Họ nghĩ là mình bị lừa. Hứa không đi đôi với làm. Tập tính của đồng bào dân tộc là thế”.
Về 52ha đất rừng chưa được cấp phép thuê nhưng đã trồng của công ty này, ông Phóng cho biết, hiện người dân vẫn tiếp tục chăn thả trâu bò như trước. “Cây đã trồng thì anh (Cty IG – P.v) không thể khiêng về được, họ vẫn vào để bảo vệ cây. Nếu dân mà chặt thì anh phải chịu thôi vì anh không phải là chủ đất”.
“Gần như là chiếm đất?”
Sau 3 năm triển khai dự án trồng rừng, không chỉ người dân một số địa phương không đồng tình với việc cho thuê đất rừng 50 năm, ngay cả cán bộ phòng ban chuyên môn ở cấp huyện cũng bức xúc.
Đến giờ, khi nói với phóng viên VietNamNet về dự án của Cty IG, ông Nguyễn Tài Tuệ, Trưởng phòng NN&PTNT huyện Tràng Định đã phải thốt lên: Tôi cũng không mặn mà ở chỗ Cty IG này lắm đâu!
Không chỉ ông Tuệ mà nhiều cán bộ ở phòng chuyên môn này bày tỏ thái độ bức xúc đối với cách làm việc của một số cán bộ, nhân viên công ty này. Ông Tuệ cho biết: Tỉnh thì chưa có quyết định thu hồi đất, thiết kế trồng rừng thì họ tự thiết kế thôi, chúng tôi là cơ quan chuyên môn mà cũng không được biết. Kể cả giống cũng chưa được kiểm định của cơ quan chuyên môn VN. Thế nhưng công ty có nguồn gốc nước ngoài này lại tự ý triển khai trồng rừng của họ.
Còn ông, Triệu Minh Quân, Phó phòng NN&PTNT huyện Tràng Định thì thông tin rằng: Người của công ty này làm việc không có kế hoạch, thích là đến gọi đi, nếu cán bộ phòng nói là bận thì ngay lập tức họ chạy sang bên UBND huyện. Không biết họ nói gì nhưng tức khắc ngay sau đó có giấy “mời” cán bộ phòng “phối hợp” với họ.
Còn ông, Triệu Minh Quân, Phó phòng NN&PTNT huyện Tràng Định thì thông tin rằng: Người của công ty này làm việc không có kế hoạch, thích là đến gọi đi, nếu cán bộ phòng nói là bận thì ngay lập tức họ chạy sang bên UBND huyện. Không biết họ nói gì nhưng tức khắc ngay sau đó có giấy “mời” cán bộ phòng “phối hợp” với họ.
Rồi ông Quân nói tiếp: “Mình thẩm định cho họ, ví dụ như 1000 ha thì tối thiểu anh phải trồng được 800 ha thì tôi mới thẩm định tiếp. Đằng này họ cứ thúc giục UBND huyện ra giấy mời buộc mình thẩm định tiếp. Cứ làm kiểu “đánh trồng bỏ dùi”. Gần như là chiếm đất?”.
“Chúng tôi đi thẩm định, công ty IG chỉ cho ăn và ít tiền xăng. Anh bảo, có lúc phải nhịn đói, những khu vực rừng sâu phải 2-3h chiều mới được ăn cơm… Nhiều lúc bực lắm… Họ trồng rừng mà mình có biết đâu. Đưa cây gì, trồng bao nhiêu ha, mật độ ra làm sao… không thèm báo cáo phòng”, một cán bộ phòng NN&PTNT huyện Tràng Định bức xúc.
Duy Tuấn – Trường Giang – Hoàng Sang
Nguồn: VNN
Duy Tuấn – Trường Giang – Hoàng Sang
Nguồn: VNN
Từ xưa đã có Trần Ích Tắc thì nay chắc chắn cũng sẽ có những kẻ mang danh chủ tịch tỉnh này tỉnh nọ bán rẻ lợi ích dân tộc (cho thuê đất rừng, khoán tài nguyên thô, thu hồi đát của nông dân để làm sân gôn...)để bỏ túi riêng nhưng lại được khen làm kinh tế giỏi. Cứ đà này dân ta sẽ ở đợ ngay trên tổ quốc minh thế mà trung ương Đảng không thấy, chính phủ không thấy hay cũng thấy nhưng có phần nên làm ngơ.
Trả lờiXóa