Hôm nay, đọc tin cập nhật trên mạng mới biết được là nhà báo Hương Trà, tức blogger Cô Gái Đồ Long, sau gần mười ngày bị bắt giam cuối cùng đã “được” Công an Việt Nam khởi tố với tội danh “lợi dụng các quyền tự do dân chủ, xâm phạm… lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân”.
Tôi dùng chử “được” vì ở cái khoản này với thời gian bị tạm giam là 10 ngày trước khi bị khởi tố thường hoàn toàn không là một vấn đề gì đối với Bộ Công an Việt Nam.
Thật ra thì tôi cũng không biết gì nhiều về cá nhân hoặc việc làm của Cô Gái Đồ Long để có ý kiến. Tuy lúc mới lớn tôi rất thích đọc chuyện chưởng nhưng tập truyện dài Ỷ Thiên Đồ Long Ký không phải là tập truyện mà tôi mê. Nó nhập nhằng quá nhiều giữa tà phái và chính phái. Và những nhân vật chính trong tập truyện phần lớn đều là những người không…hiền. Đặc biệt là những nhân vật nữ: từ mẹ của Vô Kỵ cho đến Triệu Minh, Chu Chỉ Nhược… họ là những nhan sắc tuyệt trần, giỏi võ kinh người nhưng cũng rất giỏi trong việc… gạt đàn ông. Kể cả những người mà họ từng yêu say đắm và đã chăn gối mặn nồng một thời như với giáo chủ Ma Giáo Trương Vô Kỵ.
Có lẽ cũng vì vậy mà tuy thỉnh thoảng tôi có nghe nói đến cái tên này nhưng tôi không để tâm cho mấy. Mãi cho đến khi nghe tin cô ấy bị bắt vì tội dám viết blog về gia đình của một thứ trưởng công an tôi mới lên mạng tìm đọc blog này. Và đọc xong tôi mới hiểu rõ hơn tại sao blog Cô Gái Đồ Long lại có nhiều người đọc (cái này chắc tôi cần phải học hỏi nhiều hơn từ chính tác giả!).
Thứ nhất, phần lớn các blog của cô đều liên quan đến chuyện hậu trường sân khấu của các sao. Ngay cả câu chuyện đoạt giải Cánh Diều Vàng của tôi vào đầu năm nay cũng được cô chiếu cố qua một bài blog khá dài mang tựa đề Cánh Diều Trịnh Hội mà cho đến nay tôi mới có dịp đọc (và đọc xong tôi mới thấy hơi ngạc nhiên là không hiểu sao mà cô này biết rõ quá - ngay cả nhà bà nội, bà ngoại của tôi ở Quận 3 và Quận Thủ Đức cô ta cũng biết - mặc dù tôi chưa bao giờ gặp cô và cô cũng chưa bao giờ trực tiếp phỏng vấn tôi!).
Thứ hai, văn viết của cô thỉnh thoảng đọc giống y như văn nói. Nó lại thường được cho đi kèm với rất nhiều hình ảnh phụ họa nên làm cho người đọc có cảm giác như họ đã đi được tới tận nơi, thấy được tận mắt, nghe được tận tai những gì đang được tường thuật lại.
Thứ ba, và tôi nghĩ đây mới là vấn đề đáng bàn và cũng có lẽ là lý do tại sao cô đã bị khởi tố, một số sự việc, vấn đề cô nêu lên thường bạn đọc sẽ không thể nào tìm thấy trên các báo chính thống, kể cả các tờ báo chính thống ở hải ngoại vì nó… tám quá. Nó ghi lại những gì thiên hạ đang đồn hà rầm ở bên ngoài, ở các quán cà phê, góc phố, những lúc bạn bè nhóm họp, tán gẫu nhưng chẳng có ai sẽ có đủ thời gian và sức lực để tìm ra cho được manh mối viết thành một bài điều tra cho đăng báo.
Ngoại trừ Cô Gái Đồ Long.
Nhưng thật ra nếu như cô chỉ đụng đến các nghệ sĩ thì cùng lắm cô chỉ bị thưa ra tòa án dân sự, như ca sĩ Phương Thanh đã từng làm.
Nếu ở Mỹ, ở Úc thì cũng được có thế. Những lời thưa kiện, cáo buộc (charge) như “phỉ bang”, “vu khống”, “bôi nhọ” chỉ nằm ở khía cạnh dân sự và không phải là tội hình sự. Nếu bị xử có tội (và điều này rất khó để nguyên đơn chứng minh), tòa chỉ tuyên án xử phạt số tiền mà bị cáo phải trả cho nguyên đơn. Sau đó thì đường ai nấy đi và hoàn toàn chẳng liên quan gì đến chính quyền hay công an cảnh sát phòng chống tội phạm.Thế nhưng một lần nữa chúng ta lại thấy ở Việt Nam cái gì nó cũng khác.
Không muốn đụng đến công an (như tôi chẳng hạn) thì bạn cũng phải đụng đến nếu họ muốn. Còn nếu như đã đụng đến họ rồi thì chắc… khó gỡ. Nhất là khi, theo báo Tuổi Trẻ cho biết, chính Bộ trưởng Bộ Công an, Đại tướng Lê Hồng Anh đã ra lệnh chỉ đạo.
Nghĩ lại thấy cũng lạ. Một công ty nhà nước Vinashin vừa làm cho cả nước nợ hơn 4 tỷ đô (đô chứ không phải đồng!) thì chẳng thấy ông tướng nào lên tiếng là lợi ích hợp pháp của công dân đã bị xâm phạm một cách nghiêm trọng! Thế nhưng chỉ cần một bài blog cá nhân đăng trên một trang mạng cũng thuộc riêng về cá nhân thì có đủ mặt bá quan, văn võ.
Quan văn với tư cách là luật sư gì đó lên tiếng bảo là tội này cần phải xử. Một quan văn khác đang làm nhà báo liền cho đăng lên báo ngay. Kể cả sự chỉ đạo của quan võ đại tướng và lời buộc tội của thiếu tướng đang thi hành nghĩa vụ. Tuyệt nhiên không nghe thấy một tiếng nói nào khác, kể cả tiếng của luật sư bào chữa hay của gia đình phản kháng.
Trong câu chuyện Cô Gái Đồ Long này thật ra nếu trách chúng ta cần phải trách rất nhiều người. Chúng ta cần trách luật pháp vẫn còn quá mơ hồ, lỏng lẻo để lúc nào nó cũng bị lợi dụng bởi chính các anh công an nhà ta. Nhưng trên hết chúng ta cần trách sự khiếp nhược, lãnh cảm của cả một dân tộc từ chuyện nhỏ đến chuyện lớn. Từ chuyện Hoàng Sa, Trường Sa cho đến chuyện Cô Gái Đồ Long.
Chẳng hiểu sao hôm nay tôi bi quan quá.
Tôi dùng chử “được” vì ở cái khoản này với thời gian bị tạm giam là 10 ngày trước khi bị khởi tố thường hoàn toàn không là một vấn đề gì đối với Bộ Công an Việt Nam.
Thật ra thì tôi cũng không biết gì nhiều về cá nhân hoặc việc làm của Cô Gái Đồ Long để có ý kiến. Tuy lúc mới lớn tôi rất thích đọc chuyện chưởng nhưng tập truyện dài Ỷ Thiên Đồ Long Ký không phải là tập truyện mà tôi mê. Nó nhập nhằng quá nhiều giữa tà phái và chính phái. Và những nhân vật chính trong tập truyện phần lớn đều là những người không…hiền. Đặc biệt là những nhân vật nữ: từ mẹ của Vô Kỵ cho đến Triệu Minh, Chu Chỉ Nhược… họ là những nhan sắc tuyệt trần, giỏi võ kinh người nhưng cũng rất giỏi trong việc… gạt đàn ông. Kể cả những người mà họ từng yêu say đắm và đã chăn gối mặn nồng một thời như với giáo chủ Ma Giáo Trương Vô Kỵ.
Có lẽ cũng vì vậy mà tuy thỉnh thoảng tôi có nghe nói đến cái tên này nhưng tôi không để tâm cho mấy. Mãi cho đến khi nghe tin cô ấy bị bắt vì tội dám viết blog về gia đình của một thứ trưởng công an tôi mới lên mạng tìm đọc blog này. Và đọc xong tôi mới hiểu rõ hơn tại sao blog Cô Gái Đồ Long lại có nhiều người đọc (cái này chắc tôi cần phải học hỏi nhiều hơn từ chính tác giả!).
Thứ nhất, phần lớn các blog của cô đều liên quan đến chuyện hậu trường sân khấu của các sao. Ngay cả câu chuyện đoạt giải Cánh Diều Vàng của tôi vào đầu năm nay cũng được cô chiếu cố qua một bài blog khá dài mang tựa đề Cánh Diều Trịnh Hội mà cho đến nay tôi mới có dịp đọc (và đọc xong tôi mới thấy hơi ngạc nhiên là không hiểu sao mà cô này biết rõ quá - ngay cả nhà bà nội, bà ngoại của tôi ở Quận 3 và Quận Thủ Đức cô ta cũng biết - mặc dù tôi chưa bao giờ gặp cô và cô cũng chưa bao giờ trực tiếp phỏng vấn tôi!).
Thứ hai, văn viết của cô thỉnh thoảng đọc giống y như văn nói. Nó lại thường được cho đi kèm với rất nhiều hình ảnh phụ họa nên làm cho người đọc có cảm giác như họ đã đi được tới tận nơi, thấy được tận mắt, nghe được tận tai những gì đang được tường thuật lại.
Thứ ba, và tôi nghĩ đây mới là vấn đề đáng bàn và cũng có lẽ là lý do tại sao cô đã bị khởi tố, một số sự việc, vấn đề cô nêu lên thường bạn đọc sẽ không thể nào tìm thấy trên các báo chính thống, kể cả các tờ báo chính thống ở hải ngoại vì nó… tám quá. Nó ghi lại những gì thiên hạ đang đồn hà rầm ở bên ngoài, ở các quán cà phê, góc phố, những lúc bạn bè nhóm họp, tán gẫu nhưng chẳng có ai sẽ có đủ thời gian và sức lực để tìm ra cho được manh mối viết thành một bài điều tra cho đăng báo.
Ngoại trừ Cô Gái Đồ Long.
Nhưng thật ra nếu như cô chỉ đụng đến các nghệ sĩ thì cùng lắm cô chỉ bị thưa ra tòa án dân sự, như ca sĩ Phương Thanh đã từng làm.
Nếu ở Mỹ, ở Úc thì cũng được có thế. Những lời thưa kiện, cáo buộc (charge) như “phỉ bang”, “vu khống”, “bôi nhọ” chỉ nằm ở khía cạnh dân sự và không phải là tội hình sự. Nếu bị xử có tội (và điều này rất khó để nguyên đơn chứng minh), tòa chỉ tuyên án xử phạt số tiền mà bị cáo phải trả cho nguyên đơn. Sau đó thì đường ai nấy đi và hoàn toàn chẳng liên quan gì đến chính quyền hay công an cảnh sát phòng chống tội phạm.Thế nhưng một lần nữa chúng ta lại thấy ở Việt Nam cái gì nó cũng khác.
Không muốn đụng đến công an (như tôi chẳng hạn) thì bạn cũng phải đụng đến nếu họ muốn. Còn nếu như đã đụng đến họ rồi thì chắc… khó gỡ. Nhất là khi, theo báo Tuổi Trẻ cho biết, chính Bộ trưởng Bộ Công an, Đại tướng Lê Hồng Anh đã ra lệnh chỉ đạo.
Nghĩ lại thấy cũng lạ. Một công ty nhà nước Vinashin vừa làm cho cả nước nợ hơn 4 tỷ đô (đô chứ không phải đồng!) thì chẳng thấy ông tướng nào lên tiếng là lợi ích hợp pháp của công dân đã bị xâm phạm một cách nghiêm trọng! Thế nhưng chỉ cần một bài blog cá nhân đăng trên một trang mạng cũng thuộc riêng về cá nhân thì có đủ mặt bá quan, văn võ.
Quan văn với tư cách là luật sư gì đó lên tiếng bảo là tội này cần phải xử. Một quan văn khác đang làm nhà báo liền cho đăng lên báo ngay. Kể cả sự chỉ đạo của quan võ đại tướng và lời buộc tội của thiếu tướng đang thi hành nghĩa vụ. Tuyệt nhiên không nghe thấy một tiếng nói nào khác, kể cả tiếng của luật sư bào chữa hay của gia đình phản kháng.
Trong câu chuyện Cô Gái Đồ Long này thật ra nếu trách chúng ta cần phải trách rất nhiều người. Chúng ta cần trách luật pháp vẫn còn quá mơ hồ, lỏng lẻo để lúc nào nó cũng bị lợi dụng bởi chính các anh công an nhà ta. Nhưng trên hết chúng ta cần trách sự khiếp nhược, lãnh cảm của cả một dân tộc từ chuyện nhỏ đến chuyện lớn. Từ chuyện Hoàng Sa, Trường Sa cho đến chuyện Cô Gái Đồ Long.
Chẳng hiểu sao hôm nay tôi bi quan quá.
Trịnh Hội
Nguồn :webcache.googleusercontent.com/
Nguồn :webcache.googleusercontent.com/
Nguoi ta da co giau ma di buoi ra thi lam sao chiu noi..Danh dung cach giang ho de thanh toan thoi..
Trả lờiXóa