Nhớ ngày xưa học Sử. Triều đại nào cũng vậy, khi chiến tranh giữ nước thắng lợi thì sau đó cũng có một loạt công thần tách đàn, hoặc bỏ về quê hoặc bị trừng phạt, bị vu tội nghịch thần phản quốc. Từ nhà Tiền Lê, công thần số một Nguyễn trãi cũng không qua cửa ải vong thân đến thời đại quang trung cũng một loạt đại tướng bị giết khi bình được thiên hạ. Đọc sử thấy giận cho nhân quần thế thái một thời, rằng đó là phong kiến lạc hậu, sau chiến thắng, từ vua đến các triều thần vục đầu vào ăn chơi, thích nghe xiểm nịnh, xa người tài, yêu kẻ bưng bô nên làm cho đất nước không phát triển được. Chu văn An thời nhà Trần là tiêu biểu số một về nghĩa khí tận trung với nước dâng thất trảm sớ vạch tội kẻ nghịch thần mà rồi cũng buồn rầu bỏ về làng gõ đầu trẻ, nhằm xây dựng lại con người bằng khai tâm học chữ. May mà ông không bị bắt tống giam vào ngục.
Bụng bảo dạ rằng, sử sách đã để lại những kinh nghiệm cho dân tộc để sau này các thế hệ sau lấy đó làm gương không còn mắc mắc lại những sai lầm chết người ấy. nhưng xem ra việc học cứ học, còn chuyện có rút kinh nghiệm từ lịch sử không lại không hẳn nằm trong đầu nhà cầm quyền kế tiếp.Ví dụ như vấn nạn hàng đầu là chuyện mua quan bán tuớc thời nay không những vẫn còn mà lại phát triển đến độ kinh người. Gía các vị trí quan như giá giày dép áo mũ, bọn mua chức hiểu thông như người đi chợ mua thực phẩm. Điều này cả diễn đàn quốc hội cũng phải cất lên tiếng kêu. Mua quan bán tước, những kẻ dùng tiền vay mượn để rồi vào cuộc thì thu hồi lạị bằng tham nhũng nên đất nước mới bi thảm không ngóc đầu lên được.
Nhưng từ trên cao đám người ấy vẫn nói đến kinh nghiêm quá khứ, về nghĩa hiệp, tự khoe công trạng của mình bằng những truyền thông lừa bịp. Không rõ các triều đại trước có biết làm thế không? Câu chuyện muôn thuở lặp lại. Kẻ biết ngậm tăm, người có năng lực có vào chỗ rồi cũng ra rìa. Sống trong sợ sệt khi bộc lộ chính kiến. Chỉ còn những kẻ ăn theo nói leo là mạnh mồm.
Chuyện dốt sử (hay giả vờ dốt) không chỉ ở đám học trò mà hiện ngay ở hàng quan chức. Nên trẻ mỏ ngày nay chán học sử cũng có phần nào tội của xã hội bấn loạn chứ không còn chuyện của học đường. Câu ca dao một thời răn dạy rằng “tấm gương bằng liếp không soi/ soi cong nước đái cho lòi mắt ra “ vẫn đang là câu chuyện thời đại.
Ngồi ngẫm mà thấy buồn cho thế sự.Nhiều lúc tự hỏi, nếu mình làm quan liệu có khốn nạn thế không? Nhưng đã làm quan đâu mà biết, mình chỉ là người làm nghề.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét